Tag
Cơ hội khởi nghiệp từ cây dược liệu

Kỳ 3: Thúc đẩy thế mạnh của việc sử dụng dược liệu

Khởi nghiệp sáng tạo 29/12/2019 06:54
aa
TTTĐ- Trước xu thế phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ và xu hướng chữa bệnh từ y học cổ truyền, dược liệu chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai. Với hệ sinh thái phong phú, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất dược liệu có tiềm năng lớn về việc nuôi dưỡng và phát triển các cây thuốc quý.

Kỳ 3: Thúc đẩy thế mạnh của việc sử dụng dược liệu

Phát triển các vùng trồng dược liệu đem lại giá trị kinh tế cao

Bài liên quan

Cây dược liệu cơ hội khởi nghiệp cho nhiều người

Kỳ 2: Những ý tưởng đột phá

Thời của dược liệu

Trên nền thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tích lũy được những kinh nghiệm và truyền thống lâu đời trong sử dụng các loại dược liệu góp phần hình thành nên một kho tàng tri thức về dược liệu khổng lồ mang bản sắc riêng theo từng dân tộc, từng vùng miền. Nguồn tri thức này được bồi đắp, kế thừa và phát triển theo suốt chiều dài lịch sử của nền y học dân tộc Việt Nam, đúng theo tư tưởng "Nam dược trị nam nhân" như lời dạy của Đại danh y Thiền sư Tuệ Tĩnh.

Tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60 đến 80 nghìn tấn/năm, trong đó phần lớn là sử dụng trong sản xuất thuốc, thực phẩm chức năng, trong hệ thống khám chữa bệnh; phần còn lại dùng cho một số lĩnh vực khác như để sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm, hương liệu…và xuất khẩu. Nhiều doanh nghiệp dược trong nước cũng đã đẩy mạnh việc phát triển sản xuất các loại thuốc từ dược liệu.

Trong khi đó, nhiều nước trên thế giới đang có xu hướng định hình lại phương pháp nghiên cứu tìm ra các thuốc mới, thay vì chú trọng đến việc tổng hợp hóa học trong phòng thí nghiệm với nhiều khó khăn, nhiều độc tính, với chi phí rất lớn khoảng 700 triệu - 1 tỷ đô la Mỹ cho phát triển một thuốc mới, các nhà khoa học dược, các tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang chú trọng vào sàng lọc từ thiên nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới có dược tính mạnh hơn, ít độc tố hơn và với chi phí cho nghiên cứu phát triển thấp hơn so với việc tổng hợp hóa học.

Hiện nay trên thế giới, những hoạt chất như Taxon chữa ung thư từ Thông đỏ; Acid shikimic chữa cúm từ Hồi; Vinblastin, Vincristin chữa ung thư từ Dừa cạn; hoạt chất từ Bạch quả; Sylimarin từ Cúc gai; Nhân sâm, Tam thất Trung quốc, Cây Nữ lang… đã và đang đem lại doanh thu hàng chục tỷ đô la mỗi năm trên thế giới.

Những đặc sắc về nguồn gen và tri thức bản địa của Việt Nam chính là những lợi thế quan trọng để tiếp cận thị trường dược liệu, giúp hỗ trợ mạnh cho quá trình sàng lọc ban đầu này.

Với diện tích đất đai rộng lớn và trù phú, thiên nhiên ưu đãi với lực lượng nhân công việc làm dồi dào, Việt Nam rất phù hợp cho công tác nuôi trồng, thu hái dược liệu.

Giá trị kinh tế đem lại từ việc nuôi trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (cao hơn gấp 5-10 lần trồng lúa). Vì vậy, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng trong cả nước.

Công tác phát triển dược liệu luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Một trong những quan điểm phát triển ngành Dược được đề cập tới trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đó là phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ liệu, trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2020 sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%.

Mặc dù có tiềm năng thế mạnh lớn, nhưng hiện nay các loại dược liệu, các bài thuốc quý trong cộng đồng đang đứng trước nguy cơ bị mai một, thất truyền hoặc bị đánh cắp, giả mạo. Đồng thời, sản phẩm từ dược liệu quý của nước ta chưa trở thành hàng hóa có giá trị cao và chưa được sử dụng rộng rãi.

Ông Phạm Vũ Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý y dược cổ truyền cho biết, Việt Nam cũng chưa đưa được các bài thuốc quý trở thành hàng hóa có giá trị cao và được sử dụng rộng rãi. Chẳng hạn, sâm Ngọc Linh là một trong những loại sâm có hàm lượng saponin có công dụng chống lão hóa, ức chế tế bào ung thư cao hơn cả những loại sâm quý được nghiên cứu sử dụng lâu đời trên thế giới như sâm Triều Tiên, sâm Trung Quốc. Thế nhưng, với tình hình khai thác bừa bãi và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, sâm Ngọc Linh đang bị thu hẹp dần môi trường sống. Hơn nữa, các công trình nghiên cứu và phát triển sâm Ngọc Linh vẫn chỉ dừng lại ở mức độ bảo tồn nguồn gen, chưa có bộ quy chuẩn và tiêu chuẩn phục vụ cho việc phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của loài dược liệu quý này.

Bên cạnh đó, khó khăn về công nghệ chế biến sau thu hoạch cũng là rào cản phát triển sản xuất dược liệu của nhiều địa phương. Các sản phẩm dược liệu chủ yếu mới qua chế biến thô, nên giá trị kinh tế chưa cao. Chưa kể người kinh doanh dược liệu thường xông lưu huỳnh để bảo quản, dẫn đến nguy cơ gây hại cho sức khỏe người sử dụng.

Tăng cường quản lý dược liệu

Những năm qua, mặc dù các ngành chức năng đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chất lượng nguồn dược liệu và thuốc đông y, tuy nhiên trên thị trường vẫn xuất hiện nhiều loại dược liệu không rõ tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm nghiệm, kém chất lượng…

Thúc đẩy việc sản xuất các loại dược liệu, bảo tồn những bài thuốc y học cổ truyền
Thúc đẩy việc sản xuất các loại dược liệu, bảo tồn những bài thuốc y học cổ truyền

Ðây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngộ độc thuốc đông y, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người tiêu dùng. Chất lượng dược liệu không đảm bảo cũng khiến cho người dân không tin tưởng vào việc chữa bệnh bằng các phương pháp y học cổ truyền.

Tình hình kinh doanh dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền diễn ra phức tạp. Hiện, phần lớn lượng dược liệu trên thị trường được nhập khẩu từ Trung Quốc theo đường phi mậu dịch, cho nên gây khó khăn cho công tác quản lý chất lượng.

Các hành vi vi phạm tinh vi, đa dạng; chủ yếu là không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo đảm chất lượng sơ chế để làm thuốc. Hơn nữa, việc sử dụng lưu huỳnh để chống ẩm mốc đã ảnh hưởng chất lượng thuốc và sức khỏe người tiêu dùng.

Trước tình trạng này, Bộ Y tế đã đưa ra nhiều quy định để quản lý thị trường dược liệu nhập khẩu như yêu cầu chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, dược liệu nhập khẩu trong danh mục phải có phiếu kiểm nghiệm của từng lô của cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP hoặc phiếu kiểm nghiệm của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp…

Tuy nhiên, để quản lý, kiểm soát được thị trường đông dược, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp về lĩnh vực dược liệu phát triển với mục tiêu bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, các ngành chức năng cần có chế tài mạnh hơn đối với dược liệu nhập lậu, dược liệu là hàng giả và xử lý nghiêm như thuốc giả để người dân không phải dùng thuốc kém chất lượng.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia y tế, Việt Nam cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển nuôi trồng dược liệu trong nước; Ðẩy mạnh nghiên cứu, kiểm nghiệm, chứng minh tác dụng qua các phương thức chẩn trị, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền; Hỗ trợ phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hóa các bài thuốc y học cổ truyền; tôn vinh và bảo đảm quyền lợi của các danh y.

Chính phủ cần có thêm nhiều chính sách đặc thù trong phát triển dược liệu, nhất là các dược liệu quý hiếm, ưu tiên đầu tư và tập trung phát triển các vùng chuyên canh, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu.

Tin liên quan

Đọc thêm

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và 66 năm ngày Bác Hồ về thăm trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) tưng bừng tổ chức “Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025” từ ngày 5 đến 18/5/2025 tại Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

Thủ tướng Chính phủ dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia học sinh, sinh viên

TTTĐ - Sáng 20/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII, năm 2025.
Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô Lao động - Việc làm

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

TTTĐ - Ngày 19/4, Công ty TNHH Công nghiệp Shiliduo Việt Nam tổ chức khánh thành đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô hiện đại ở Khu công nghiệp Hựu Thạnh tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Dự lễ có bà Bà Đặng Thị Ngọc Mai, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Long An cùng nhiều lãnh đạo Sở, ngành.
Ươm mầm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên Kinh tế

Ươm mầm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cho thanh niên

TTTĐ - Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Phú Yên vừa phối hợp với Tỉnh đoàn và các đơn vị liên quan tổ chức khóa đào tạo “Nâng cao kiến thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” dành cho thanh niên địa phương. Chương trình nhằm trang bị nền tảng vững chắc và khơi dậy tinh thần dám nghĩ, dám làm trong thế hệ trẻ.
Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu Khởi nghiệp sáng tạo

Tổ chức tham quan mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu

TTTĐ - Nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng thanh niên trên con đường khởi nghiệp, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức hành trình học tập, tham quan các mô hình thanh niên khởi nghiệp tiêu biểu tại một số tỉnh thành miền Trung và phía Bắc.
Đội CFIM giành Quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo “I impACT” Khởi nghiệp sáng tạo

Đội CFIM giành Quán quân cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo “I impACT”

TTTĐ - Với dự án “Biến phế thải công nghiệp thành vật liệu chống cháy cách nhiệt” các thành viên đội CFIM xuất sắc giành ngôi Quán quân cuộc thi “Khởi nghiệp sáng tạo xã hội - I impACT” năm 2025.
APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên Khởi nghiệp sáng tạo

APEC Innovation 2024: Ban Tổ chức tiếp nhận 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên

TTTĐ - Theo thông tin từ Ban Tổ chức cuộc thi APEC Innovation, tính đến hết ngày 31/3 (hạn cuối nộp bài dự thi), Ban Tổ chức đã tiếp nhận tổng cộng 1.191 ý tưởng dự thi từ gần 4000 sinh viên, tới từ 81 trường đại học, cao đẳng trên khắp cả nước.
Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu Khởi nghiệp sáng tạo

Thúc đẩy phát triển bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

TTTĐ - Sáng 10/4, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại TP Hồ Chí Minh (HCMC C4IR) phối hợp Trường Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh (HUTECH) - thành viên sáng lập HCMC C4IR tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế “Các giải pháp xanh và công nghệ mới nổi cho sự phát triển bền vững” lần thứ 2 - năm 2025 (GSETS 2025).
Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp Kinh tế

Hà Nội tư vấn, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp

TTTĐ - Mô hình tư vấn hỗ trợ thành lập doanh nghiệp miễn phí nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới và khởi nghiệp, đồng thời giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp mới thành lập.
Xem thêm