Tag

Ký ức về chiến thắng ngày 30/4 qua lời kể nhân chứng lịch sử

Xã hội 30/04/2020 08:02
aa
TTTĐ - 45 năm đã trôi qua kể từ ngày miền Nam được giải phóng, đất nước được thống nhất, cựu chiến binh Bàng Nguyên Thất vẫn chưa nguôi ngoai khi nhớ về chiến tích bắt sống tổng thống của chính quyền Sài Gòn Dương Văn Minh trong ngày lịch sử trọng đại 30/4/1975.

Ký ức về chiến thắng ngày 30/4 qua lời kể nhân chứng lịch sử

Chiến sĩ Bàng Nguyên Thất (bên trái) cùng cán bộ chiến sĩ Trung đoàn Bộ binh 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2 bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh ngày 30/4/1975

Bài liên quan

TP HCM: Tổ chức lễ kỷ niệm 30/4 trực tuyến tại 47 điểm cầu

Dư âm mùa Xuân năm 1975 còn mãi trong lòng bạn bè quốc tế

EVNHANOI đảm bảo đáp ứng điện trong dịp kỷ niệm 30/4 và 1/5

Thành đoàn Hà Nội công chiếu phóng sự “Dấu ấn lịch sử”

Từ trận chiến đầu tiên...

Cựu chiến binh Bàng Nguyên Thất, nguyên là hạ sĩ, chiến sĩ thông tin Trung đoàn Bộ binh 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2. Lên đường vào Nam chiến đấu từ năm 18 tuổi, ông Bàng Nguyên Thất khi ấy đang làm tại Đội sửa chữa nhà cửa khu Đống Đa (Hà Nội). Ông được tuyển quân bổ sung cho chiến trường miền Nam những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trận đánh đầu tiên cựu binh Bàng Nguyên Thất tham gia là tại chiến trường Quảng Đà (nay là Quảng Nam) vào cuối năm 1973 cùng Trung đoàn Bộ binh 66. Trung đoàn của ông nhận được lệnh đánh chiếm căn cứ Thượng Đức, nằm ở ngã ba sông Vu Gia và sông Thu Bồn, nơi được mệnh danh là "mắt ngọc đầu rồng". Nơi này bị địch kiểm soát chặt chẽ, gây khó khăn trong việc vận chuyển đường sông, đường bộ của lực lượng ta.

Sau nhiều tháng trời chuẩn bị kế hoạch tác chiến, ngày 29/7/1974, trung đoàn ông được lệnh nổ súng vào căn cứ Thượng Đức. Căn cứ được xây dựng bằng bê tông cốt thép, pháo nã vào tới hàng giờ đồng hồ mà vẫn còn nguyên. Sau đó, trận đánh dừng lại, bộ đội ta tiếp tục trinh sát, ngày 7/8/1974 tiếp tục tấn công lần thứ hai thì giải phóng được Thượng Đức.

Sau khi mất Thượng Đức, chính quyền ngụy quyền cay cú huy động sư đoàn dù, lực lượng tinh nhuệ của địch lúc bấy giờ, bay ra Thượng Đức hòng tái chiếm. Đồng thời địch dùng máy bay A37 ném bom, dùng pháo dàn bắn cấp tập để hỗ trợ nhưng càng lún sâu, chúng càng thất bại.

... đến trận chiến làm nên lịch sử

Ngày 26/4/1975, Trung đoàn 66 của ông Bàng Nguyên Thất được cấp trên phổ biến kế hoạch, chuẩn bị tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh tại rừng cao su Long Khánh. Nhận được lệnh, trung đoàn triển khai nhiệm vụ tới từng đơn vị.

Sau khi đánh chiếm được căn cứ Nước Trong, trường Thiết giáp huấn luyện quân thiết giáp tinh nhuệ của quân địch án ngữ ngay cửa ngõ vào Sài Gòn. Rạng sáng ngày 30/4/1975, Trung đoàn 66 có xe tăng của Lữ đoàn 203 phối thuộc cùng bộ binh hành tiến ra ngã ba đường quốc lộ 15 từ Vũng Tàu tiến về Sài Gòn. Đến đầu cầu Sài Gòn, lực lượng ta gặp 2 xe tăng M48 của địch dàn hàng ngang bắn trả.

Đồng thời, ở dưới sông Sài Gòn, một số tàu chiến bắn lên gây khó khăn cho đoàn xe của quân giải phóng. Bộ đội ta phải dừng lại để bộ binh xuống triển khai chiến đấu. Trung đoàn trưởng Nguyễn Sơn Văn đi trên xe Zeep cùng lái xe Đào Ngọc Vân, trợ lý tham mưu Nguyễn Khắc Nhu, trợ lý chính trị Phùng Bá Đang, chiến sĩ truyền đạt Nguyễn Huy Hoàng, chiến sĩ thông tin Bàng Nguyên Thất.

Ông Bàng Nguyên Thất kể: Khi xe đến ngã tư Hàng Xanh, do không thạo đường nên phải dừng lại hỏi đường đến Dinh Độc lập. Một cụ già trong nhà ngó ra, tay cầm lá cờ giải phóng nói rằng: “Chỉ đường, các anh khó đi lắm, cho tôi lên xe để tôi dẫn đi”.

Sau khi xin ý kiến chỉ huy, lực lượng ta đồng ý cho cụ lên xe đầu chỉ đường. Đến đầu cầu Thị Nghè, có lực lượng phòng ngự dùng thùng phi, bao cát án ngữ tấn công, xe tăng phải bắn trả và đi tiếp. Từ xa nhìn thấy Dinh Độc lập chúng tôi phấn khởi lắm nhưng luôn cảnh giác cao độ.

Khoảng 9 giờ 30 phút, sau khi chiếc xe tăng thứ 2 húc tan cổng chính, cả đoàn quân bộ binh đi tiến thẳng vào tiền sảnh Dinh Độc lập. Trước thế chủ động của quân giải phóng, Tổng thống Dương Văn Minh, Thủ tướng Vũ Văn Mẫu cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn bị tước vũ khí và yêu cầu đầu hàng vô điều kiện.

Phó Trung đoàn trưởng Phạm Xuân Thệ yêu cầu Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên hệ thống phát thanh cả nước. Mục đích để những nơi chưa được giải phóng thì đồng bào, chiến sĩ không còn đổ xương máu nữa. Nhưng do quân ta tiến vào đông, địch bỏ chạy nên khi điện ra Đài phát thanh không nối được liên lạc.

Quân giải phóng áp giải Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu phải ra Đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Lo sợ không an toàn tính mạng, Tổng thống Dương Văn Minh yêu cầu được đi xe của ông ta nhưng quân giải phóng không chấp thuận, yêu cầu đi bằng xe Zeep.

Hàng trên có lái xe, Tổng thống Dương Văn Minh rồi đến Phó Trung đoàn trưởng Phạm Xuân Thệ ngoài cùng bên phải. Hàng sau có Thủ tướng Vũ Văn Mẫu ngồi giữa, trợ lý tham mưu Nguyễn Khắc Nhu ngồi ngoài cùng bên trái, trợ lý chính trị Phùng Bá Đang bên phải. Đứng bám ở bậc xe bên phải là ông Nguyễn Huy Hùng, bám bên trái là ông Bàng Nguyên Thất. Xe Zeep chạy phía trước, phía sau có 2 xe chở bộ binh đi bảo vệ.

Ông Bàng Nguyên Thất (trái) cùng đồng đội thăm lại chiến trường Quảng Trị
Ông Bàng Nguyên Thất (trái) cùng đồng đội thăm lại chiến trường Quảng Trị

Đến Đài phát thanh, Tiểu đoàn 8 thuộc Trung đoàn 66 đã làm chủ và bảo vệ Đài phát thanh an toàn. “Khi tuyên bố trên Đài phát thanh xong, mọi người mừng rơi nước mắt trước giây phút thiêng liêng ấy”, ông Bàng Nguyên Thất chia sẻ.

“Với mục đích, tránh giao tranh của hai quân đội cũng như đồng bào, đồng chí cả nước, sau khi hội ý chợp nhoáng, đồng chí Phạm Xuân Thệ phải đưa Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu ra đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng. Việc tôi và toàn bộ ê kíp thọc sâu của Quân đoàn 2, mà Trung đoàn bộ binh 66 làm nhiệm vụ, vinh dự và tự hào có mặt trong giờ phút lịch sử ngày 30/4/1975, những ký ức đó tôi không bao giờ quên. Mặc dù có những đồng đội, đến giờ phút chiến thắng mà còn hy sinh”, cựu binh Bàng Nguyên Thất nhớ lại giây phút lịch sử.

Lực lượng giải phóng tiếp tục áp giải Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu về Dinh Độc lập và bàn giao cho cấp trên. Trung đoàn Bộ binh 66 sau đó được lệnh chuyển quân từ Sài Gòn để vào Lâm Đồng truy quét Phun rô đến hết năm 1976 thì hoàn thành nhiệm vụ.

Chiến thắng miền Nam, giải phóng đất nước năm 1975 là một trong những chiến công chói lọi nhất, thu non sông về một mối. Để có được cuộc sống hòa bình như ngày hôm nay, cựu chiến binh Bàng Nguyên Thất và biết bao người con của dân tộc Việt Nam đã hy sinh tuổi thanh xuân và không tiếc cả xương máu của mình.

Đọc thêm

Thượng tá Nguyễn Đại Đồng phụ trách Công an TP Đà Nẵng Muôn mặt cuộc sống

Thượng tá Nguyễn Đại Đồng phụ trách Công an TP Đà Nẵng

TTTĐ - Thượng tá Nguyễn Đại Đồng, Phó Giám đốc Công an TP Đà Nẵng sẽ phụ trách Công an TP trong thời gian chờ bổ nhiệm Giám đốc mới.
Rực rỡ sắc màu kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước Nhịp sống phương Nam

Rực rỡ sắc màu kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

TTTĐ - Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 30/4, TP Hồ Chí Minh đã bừng sáng với một loạt chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, thu hút hàng chục ngàn người dân và du khách trong, ngoài nước.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Lễ công bố quyết định đặc xá tại Trại giam A2 Xã hội

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình dự Lễ công bố quyết định đặc xá tại Trại giam A2

Nhấn mạnh đặc xá mới chỉ là bước khởi đầu của con đường hướng thiện; trong cuộc sống của người được đặc xá trở về chắc chắn còn nhiều khó khăn, thử thách, nhưng với những gì đã được học tập, lao động, cải tạo ở trại giam, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tin tưởng rằng người được đặc xá sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách để tự tin hơn, vững vàng trong cuộc sống.
Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp Đô thị

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng vừa hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, Hải Phòng sẽ có 50 xã, phường và đặc khu sau sắp xếp.
Quận Đống Đa thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội Muôn mặt cuộc sống

Quận Đống Đa thực hiện tốt công tác hậu phương quân đội

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 30/4, Đoàn phường Phương Liên - Trung Tự phối hợp cùng Ban chỉ huy Quân sự phường bàn giao công trình cải tạo, sửa chữa nhà cho quân nhân Nguyễn Vi Hưng trên địa bàn.
Tìm thấy thi thể cụ ông sau 7 ngày bị nước cuốn Xã hội

Tìm thấy thi thể cụ ông sau 7 ngày bị nước cuốn

TTTĐ - Sau 7 ngày nỗ lực tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể cụ ông 80 tuổi bị cuốn trôi trên suối Tô Ngọc Vân (phường 6, TP Đà Lạt), kể từ thời điểm nạn nhân bị nước cuốn.
Diễu binh, diễu hành trong lòng Nhân dân... Muôn mặt cuộc sống

Diễu binh, diễu hành trong lòng Nhân dân...

TTTĐ - Dưới cái nắng oi ả của TP Hồ Chí Minh, hàng vạn người vẫn sẵn sàng chờ đợi, hò reo khi các đoàn diễu binh, diễu hành đi qua. Họ rạng rỡ, tươi cười, cùng hát vang những ca khúc độc lập... Dường như, các đoàn quân đang bước đi trong lòng Nhân dân.
TP Hồ Chí Minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh trọn vẹn nghĩa tình với người có công

TTTĐ - Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, TP Hồ Chí Minh luôn chú trọng đẩy mạnh công tác chăm lo cho người có công, những anh hùng cách mạng, thương binh, liệt sĩ và thân nhân… đặc biệt là trong dịp đại lễ 30/4.
Bản hùng ca hào hùng của quân và dân Kon Tum Phóng sự

Bản hùng ca hào hùng của quân và dân Kon Tum

TTTĐ - Trong 20 năm chống Mỹ, chiến trường Tây Nguyên có 10 chiến dịch lớn thì riêng Kon Tum đã là nơi diễn ra 7 chiến dịch. Đó là Chiến dịch Sa Thầy mùa khô 1966, Chiến dịch Đăk Tô Mùa đông 1967, Mậu Thân 1968, Đăk Tô mùa hè 1969, Đăk Xiêng 1970, chiến dịch tiến công Ngọc Tô Ba - Ngọc Rinh Rua Xuân - Hè 1971 và chiến dịch Bắc Tây Nguyên Xuân - Hè 1972… Kon Tum trở thành “Đất lửa kiên cường”.
Hồi ức của cựu chiến binh bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh Muôn mặt cuộc sống

Hồi ức của cựu chiến binh bắt giữ Tổng thống Dương Văn Minh

TTTĐ - Dù đã nửa thế kỷ trôi qua nhưng mỗi khi nhắc lại, cảm xúc đối với cựu chiến binh Nguyễn Khắc Nhu - người đã cùng đồng đội xông vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 để bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các ngày đó vẫn vẹn nguyên. Được gặp và nghe ông trò chuyện, những dấu mốc lịch sử dân tộc như tái hiện trước mắt, chân thật và sống động, tựa như những thước phim đang quay chậm, hào hùng.
Xem thêm