Tag

Làm sao giải quyết những sai phạm sau khi ông Tất Thành Cang bị cách chức?

Tiêu điểm 31/12/2018 16:33
aa
Tại Hội nghị lần thứ 9 khóa 12, BCH Trung ương Đảng đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật hình thức cách chức UVTƯ Đảng, Phó Bí thư TT Thành ủy TPHCM nhiệm kỳ 2015 – 2020 đối với ông Tất Thành Cang, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng. Đây là một tín hiệu tích cực về công tác phòng chống tham nhũng và các biểu hiện suy thoái. Tuy nhiên, những hậu quả mà ông Cang gây ra ở đô thị lớn nhất phương Nam phải được giải quyết như thế nào?

Làm sao giải quyết những sai phạm sau khi ông Tất Thành Cang bị cách chức?

Ông Tất Thành Cang có nhiều sai phạm liên quan đến đất đai

Bài liên quan

Cách chức ông Tất Thành Cang: Vì sao cán bộ trẻ sớm hư hỏng?

Tiếp tục tinh thần không có 'vùng cấm', không có ngoại lệ

Infographics: Đường tiến thân của ông Tất Thành Cang

Vi phạm của ông Tất Thành Cang là rất nghiêm trọng, gây bức xúc

“Tuyệt nhiên không được chủ quan, thỏa mãn“

Tại Hội nghị lần thứ 9 khóa 12, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật hình thức cách chức Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM, ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015 – 2020 đối với ông Tất Thành Cang, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng. Đây là một tín hiệu tích cực nữa về công tác phòng chống tham nhũng và các biểu hiện suy thoái. Tuy nhiên, những hậu quả mà ông Tất Thành Cang gây ra ở đô thị lớn nhất phương Nam phải được giải quyết như thế nào?

Các vi phạm của ông Tất Thành Cang được cho là có liên quan vụ chuyển nhượng 32 ha đất tại khu dân cư Phước Kiển, Nhà Bè (ảnh trên) và dự án BT bốn tuyến đường chính ở khu đô thị Thủ Thiêm (ảnh dưới).
Các vi phạm của ông Tất Thành Cang được cho là có liên quan vụ chuyển nhượng 32 ha đất tại khu dân cư Phước Kiển, Nhà Bè (ảnh trên) và dự án BT bốn tuyến đường chính ở khu đô thị Thủ Thiêm (ảnh dưới).

Ông Tất Thành Cang là nhân vật thứ ba phải rời ghế Ủy viên Trung ương trong khóa 12, sau ông Đinh La Thăng và ông Nguyễn Xuân Anh. Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp và chính thức "đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương xem xét, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền đối với ông Tất Thành Cang vì những vi phạm rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của Thành ủy TP.HCM, đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật". Cụ thể, ông Tất Thành Cang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, nguyên tắc, quy trình xử lý công việc, vi phạm quy định của Thành ủy TP.HCM về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Đảng bộ TP.HCM và các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp. Đồng thời, ông Tất Thành Cang cũng thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ TP.HCM.

Ông Tất Thành Cang là một cán bộ từng trải qua môi trường quân đội và trưởng thành từ phong trào thanh niên. Sau thời gian làm Bí thư Thành đoàn TP.HCM, ông Cang được giữ chức Bí thư kiêm Chủ tịch UBND quận 2 và được bầu làm Ủy viên Trung ương dự khuyết khóa 11. Con đường quan chức của ông Cang lên như diều gặp gió. Chỉ trong vòng vài năm, ông Cang đã lần lượt đảm nhiệm các vị trí Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM rồi Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM. Ông Cang là một trong những gương mặt 7X hiếm hoi vinh dự có mặt trong hàng ngũ Ủy viên Trung ương khóa 12. Thế nhưng, đáng tiếc thay, sự lạm quyền khiến ông Cang trượt dài vào con đường tha hóa đạo đức cán bộ. Trong những sai phạm của ông Cang, có ba vụ việc để lại hậu quả khôn lường.

Ông Tất Thành Cang có nhiều sai phạm liên quan đến đất đai
Ông Tất Thành Cang có nhiều sai phạm liên quan đến đất đai

Thứ nhất, khi đang giữ chức Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, ông Cang ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Thứ hai, ông Tất Thành Cang đã chuyển nhượng đất công cho tư nhân với giá rẻ hơn thị trường. Giai đoạn ông Cang làm Phó Chủ tịch UBND TP.HCM tương đối ngắn, nên chưa thấy biểu hiện tiêu cực. Khi đã chễm chệ chức vụ Phó Bí thư thường trực Thành ủy TPHCM, ông Cang lại tác oai tác quái ghê gớm hơn. Ngày 22/5/2017, đơn vị kinh tế của Thành ủy TP.HCM là Công ty Tân Thuận có văn bản số 614/CV-HĐTV gửi Văn phòng Thành ủy để xin chủ trương về phương án chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai, nhằm thu hồi vốn. Ngày 1/6/2017, Văn phòng Thành ủy có Thông báo số 512-TB/VPTU, thông báo ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy - Tất Thành Cang, thuận chủ trương cho Công ty Tân Thuận được chuyển nhượng phần đất đã đền bù tại Dự án khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai. Trớ trêu thay, tờ trình của Công ty Tân Thuận đề xuất là "hợp tác kinh doanh" nhưng ông Cang đã hồn nhiên chỉ đạo “chuyển nhượng” luôn khu đất. Nghĩa là chỉ cần một cú vung tay của ông Cang, đất công đã chui vào túi tư nhân với khoản lợi nhuận kếch sù. Nếu khẳng định, ông Cang hoàn toàn vô tư để bán đất ở khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai, thì có lẽ chẳng ai dám tin!

Thứ ba, ông Tất Thành Cang thao túng cổ phần tại Công ty Tân Thuận – IPC trực thuộc UBND TP.HCM. Theo đề án tái cơ cấu, UBND TP.HCM yêu cầu Công ty IPC không được giảm tỷ lệ sở hữu vốn tại Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn - Sadeco. Thế nhưng IPC đã phớt lờ yêu cầu này khi tiến hành tăng vốn điều lệ và giảm tỷ lệ sở hữu của IPC tại Sadeco từ 44% xuống còn 28,8%, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Vì sao lãnh đạo IPC to gan như vậy? Đơn giản, vì họ dựa vào cái gật đầu của ông Cang. Trong bối cảnh Sadeco hoạt động kinh doanh đang mang lại lợi nhuận rất cao, tỷ lệ chia cổ tức hằng năm có lúc lên đến 40%, thì IPC việc gì phải giảm tỷ lện sở hữu? Tại văn bản 730/IPC.17 ngày 16/6/2017 của IPC báo cáo UBND TP có nêu: “Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương phương án phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược để tăng vốn điều lệ tại thông báo 495-TB/VPTU…”. Tuy nhiên, Thanh tra TP.HCM đã kiểm tra và phản bác vấn đề này, vì cụm từ “Thường trực Thành ủy cũng đã chấp thuận chủ trương…” là không chính xác. Thực chất, đó chỉ là sự truyền đạt ý kiến của Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM - Tất Thành Cang mà thôi. Thanh tra TP.HCM kết luận, việc giảm tỷ lệ góp vốn của IPC tại Sadeco có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, cần được làm rõ.

Nếu dõi theo hành trình thăng quan phát tài của ông Tất Thành Cang, thì không thể nào lý giải nguyên cớ nào khiến nhân vật thành đạt nhanh chóng này lại có những sai phạm gây bức xúc cộng đồng như vậy. Ông Cang không chỉ ngất ngưởng cương vị Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM, mà vợ của ông cũng là đương kiêm Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ TP.HCM. Lẽ ra, ông Cang phải làm tấm gương cho những cán bộ trẻ noi theo, đằng này ông lại lạm quyền để ban phát nhiều văn bản gây xáo trộn xã hội. Sau khi ông Cang bị cách chức, những hậu quả ông để lại cũng là bài toán hóc búa đối với lãnh đạo đô thị lớn nhất phương Nam. Dự án 32ha ở Phước Kiển có giá trị trường hơn 2000 tỷ đồng, nhưng chỉ bán cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 419 tỷ đồng, thì khoản chênh lệch bắt ai gánh chịu? Những cổ phần mà IPC đã chuyển nhượng ở Sadeco có thể thu hồi lại không? Chỉ cần gợi ra những câu hỏi như vậy, để thấy rằng sai phạm của ông Cang xứng đáng bị trừng phạt nghiêm khắc.

Tin liên quan

Đọc thêm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh* Tiêu điểm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh*

TTTĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển Quốc tế

Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

TTTĐ - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp tác ASEAN 2024 đáng nhớ về “Kết nối và Tự cường”, bứt tốc triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực Emagazine

Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực

TTTĐ - Trong bài phát biểu khai mạc quan trọng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, nhấn mạnh dứt khoát phải từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, phải xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Thông điệp của người đứng đầu Đảng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cho rằng đó là những định hướng quan trọng cho đổi mới công tác lập pháp, tạo ra bước đột phá về thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam* Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam*

TTTĐ - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Emagazine

Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Sau 40 năm đổi mới, cùng với những kết quả đạt được thì đất nước ta cũng phát hiện điểm nghẽn trong thể chế pháp luật. Chính vì vậy, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn Tiêu điểm

Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được của đợt 1 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng thời kỳ vọng các quyết sách sẽ được ban hành kịp thời, sát thực tiễn, tạo động lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Xem thêm