Tag

Lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ giá trị của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Văn hóa 19/03/2025 23:54
aa
TTTĐ - Tối 19/3 tại TP Châu Đốc, tỉnh An Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đã dự và phát biểu tại lễ đón bằng UNESCO ghi danh "Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam" vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025.
Hạ tầng giao thông An Giang đồng bộ giúp phát triển đô thị An Giang đăng cai tổ chức Diễn đàn Mekong Connect 2024 Chủ tịch UBND tỉnh An Giang thăm, chúc mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam
Lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ giá trị của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam
Các đại biểu dự lễ đón bằng UNESCO ghi danh "Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam" vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và khai hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 - Ảnh: VGP/Giang Thanh

Tham dự buổi lễ có nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Đại tướng Lê Hồng Anh, nguyên Thường trực Ban Bí thư; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, địa phương và tỉnh An Giang, ông Jonathan Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam; cùng bà con nhân dân TP Châu Đốc.

Lễ vinh danh và đón nhận bằng của UNESCO là sự kiện đặc biệt, là niềm tự hào không chỉ riêng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh An Giang, mà còn là của vùng Nam Bộ, của đất nước Việt Nam; đồng thời ghi nhận sự kiên trì, bền bỉ gìn giữ, bảo tồn, trao truyền, phát huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng của "Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam" qua biết bao thế hệ.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính chúc mừng Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh An Giang về niềm vinh dự và tự hào này.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là một viên ngọc quý

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng chia sẻ, An Giang là vùng đất địa linh, nhân kiệt, giàu tiềm năng kinh tế, nơi hội tụ đa sắc màu văn hóa của miền Tây Nam Bộ với câu ca đi vào lòng người: "Anh đi anh nhớ quê nhà/Nhớ kinh Vĩnh Tế, vía Bà núi Sam".

Với sự gắn kết hài hòa giữa con người với thiên nhiên, sự chung sống hòa thuận của cộng đồng các dân tộc An Giang đã hình thành các lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống, công trình kiến trúc độc đáo. Từ Núi Sam (Châu Đốc) - một trong những địa danh linh thiêng bậc nhất của vùng đất Nam Bộ, đến núi Thoại Sơn, vùng Bảy Núi… đều ghi dấu công lao, chặng đường khai hoang, mở cõi của các thế hệ tiền nhân.

Lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ giá trị của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam
Phó Thủ tướng Mai Văn Chính nhấn mạnh: "Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa đậm đà bản sắc của Việt Nam và bảo vệ, phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa của dân tộc ta tiếp tục phát triển, để văn hóa trở thành 'sức mạnh nội sinh' của quốc gia" - Ảnh: VGP/Giang Thanh

Sự đa dạng của vùng đất nơi đây đã tạo nên hệ sinh thái văn hóa đặc sắc, mà Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chính là một viên ngọc quý trong kho tàng di sản đó.

Hơn 200 năm qua, tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ, mà đỉnh cao là Lễ hội Vía Bà Xứ núi Sam, hồn thiêng của đất phương Nam đã trở thành điểm tựa tinh thần của hàng triệu người dân, không chỉ ở Nam Bộ, mà còn lan tỏa đến nhiều vùng miền trong cả nước. Người dân tìm về Miếu Bà, đặc biệt là ngày Vía Bà không chỉ để hành hương, chiêm bái, mà còn gửi gắm những ước nguyện bình an, no ấm, hạnh phúc.

Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ không chỉ là nghi lễ tâm linh thể hiện lòng tôn kính đối với Bà Chúa Xứ - Mẹ Đất - Mẹ xứ sở, mà còn là biểu tượng kết tinh tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam. Chính sự gắn bó bền chặt giữa cộng đồng trong sáng tạo và thực hành di sản đã làm nên sức sống mãnh liệt của Lễ hội, giúp Lễ hội vượt ra khỏi ranh giới địa lý để trở thành một biểu tượng văn hóa - tâm linh có tầm ảnh hưởng và lan toả mang tính quốc gia và giờ đây đã được ghi danh trên trường quốc tế.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể thứ 16 của nước ta được UNESCO ghi danh; là di sản thứ 2 của vùng đất Nam Bộ (sau Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ) và đặc biệt là lễ hội truyền thống đầu tiên của ĐBSCL đón nhận vinh dự này.

"Có được niềm vui hân hoan hôm nay là nhờ sự đóng góp không ngừng nghỉ của các thế hệ nghệ nhân dân gian, đặc biệt là người dân địa phương - những chủ thể quan trọng nhất của di sản, đã nâng niu, trao truyền, gìn giữ di sản văn hóa đặc sắc vô giá này", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng ghi nhận và biểu dương những nỗ lực của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia, các bộ, cơ quan và địa phương liên quan, các nhà khoa học, nhà sưu tầm đã đóng góp tích cực để bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội nói riêng, các di sản văn hóa của Việt Nam nói chung.

Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cảm ơn và mong muốn các tổ chức quốc tế, nhất là Cơ quan đại diện UNESCO tại Việt Nam tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam trong việc bảo tồn, phát huy và lan tỏa các giá trị văn hóa truyền thống, hòa vào dòng chảy văn hóa tinh hoa của nhân loại.

Lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ giá trị của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam
Lãnh đạo tỉnh An Giang đón nhận bằng UNESCO ghi danh "Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam" vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - Ảnh: VGP/Giang Thanh

Lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ

Phó Thủ tướng chia sẻ, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là hồn cốt của dân tộc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; phát huy mọi nguồn lực phát triển để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc; nhân tố thúc đẩy phát triển con người Việt Nam trở thành trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới luôn quan tâm đến sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc; phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh vào thời điểm đặc biệt, ngay sau khi Quốc hội khóa XV thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) và chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035. Điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ, phát huy di sản, đưa văn hóa trở thành nguồn lực quan trọng trong phát triển đất nước.

Ông Jonathan Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Giang Thanh
Ông Jonathan Baker, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ - Ảnh: VGP/Giang Thanh

Để tiếp tục tạo sức sống mới, sự lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ giá trị của Lễ hội, Phó Thủ tướng đề nghị Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh An Giang và các bộ, ban, ngành, địa phương liên quan tập trung thực hiện một số nhiệm vụ:

Thứ nhất, quan tâm bảo vệ không gian văn hóa của di sản theo hướng bảo đảm sự hài hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữ gìn cảnh quan linh thiêng của núi Sam.

Thứ hai, tiếp tục gìn giữ nghi lễ truyền thống; bảo đảm các nghi thức được giữ đúng bài bản, trang nghiêm, để các thế hệ sau cảm nhận được hồn cốt thiêng liêng của Lễ hội.

Thứ ba, nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị di sản; chú trọng công tác giáo dục, tuyên truyền để mỗi người dân, mỗi du khách tham gia lễ hội đều hiểu, trân trọng và gìn giữ bản sắc của Lễ hội.

Thứ tư, chú trọng đầu tư phát triển du lịch văn hóa theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, thân thiện và văn minh; quan tâm xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, bảo đảm yếu tố môi trường "sáng - xanh - sạch - đẹp", cảnh quan linh thiêng của di sản.

Thứ năm, đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá hình ảnh di sản. Mỗi người dân sẽ là một "đại sứ văn hóa" trong việc tiếp tục lan tỏa giá trị, tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đặc sắc của Lễ hội đến với bạn bè quốc tế, thông qua các sự kiện văn hóa, nhất là trên các nền tảng số.

"Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam đã trở thành di sản trong danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa đậm đà bản sắc của Việt Nam và bảo vệ, phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa của dân tộc ta tiếp tục phát triển để văn hóa trở thành 'sức mạnh nội sinh' của quốc gia; để nền văn hiến Việt Nam rạng danh muôn đời; để đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật

TTTĐ - Qua thời gian bình chọn, TP Hồ Chí Minh đã ghi nhận hơn 55.000 lượt bình chọn từ công chúng, thể hiện sự quan tâm và đồng hành của xã hội đối với hoạt động nghệ thuật.
Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam Nghệ thuật

Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam

TTTĐ - Buổi diễn đọc nhạc kịch "Giấc mơ của em" là kết quả giai đoạn đầu tiên của dự án hợp tác nghệ thuật giữa Nhà hát Tuổi trẻ và Nhà hát Sangsangmaru dàn dựng kéo dài trong hai năm 2025 - 2026. Hoạt động được thực hiện bài bản theo quy chuẩn nhạc kịch chuyên nghiệp qua các khâu chuyển ngữ - chuyển thể kịch bản, sáng tác âm nhạc, tổ chức diễn đọc tại Hàn Quốc (do các nghệ sỹ Hàn Quốc trình diễn) và tại Việt Nam (do các nghệ sỹ Nhà hát Tuổi trẻ trình diễn). Vở diễn chính thức sẽ được hoàn thành tại Nhà hát Tuổi trẻ và ra mắt khán giả trong năm 2026.
Nhiều văn nghệ sĩ sẽ tham gia diễu hành ở TP Hồ Chí Minh Văn hóa

Nhiều văn nghệ sĩ sẽ tham gia diễu hành ở TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Trong Khối Văn hóa, Thể thao - Truyền thông tham gia diễu binh, diễu hành ngày 30/4 sẽ có nhiều văn nghệ sĩ tham gia, trong đó có cả những gương mặt nổi tiếng như: NSND Kim Xuân, Hoa hậu H'Hen Niê, Hoa hậu Trần Tiểu Vy...
Hơn 1.000 ca sĩ, diễn viên mở màn nghệ thuật Lễ kỷ niệm 30/4 Nghệ thuật

Hơn 1.000 ca sĩ, diễn viên mở màn nghệ thuật Lễ kỷ niệm 30/4

TTTĐ - Trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Rạng rỡ non sông Việt Nam” sẽ diễn ra vào sáng 30/4, quy tụ hơn 1.000 ca sĩ và diễn viên tham gia.
Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” Văn hóa

Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn” do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, nhằm lan tỏa ý nghĩa lớn lao của Đại thắng Mùa Xuân 1975, khơi dậy niềm tin, lý tưởng cách mạng, tiếp thêm nội lực cho hành trình hội nhập, hiện đại hóa hôm nay.
Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình" Văn hóa

Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình"

TTTĐ - Trưng bày chuyên đề “Khúc ca hòa bình” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò nhằm tri ân các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ yêu nước, cách mạng đã hy sinh vì Tổ quốc. Trưng bày cũng góp phần bồi đắp niềm tự hào dân tộc, khích lệ thế hệ trẻ hôm nay càng thêm tự tin vững bước trên con đường bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.
Thúc đẩy giao lưu văn hóa Hàn - Việt Văn hóa

Thúc đẩy giao lưu văn hóa Hàn - Việt

TTTĐ - Lễ hội giao lưu văn hóa Hàn - Việt lần thứ 7 “Chúng ta là một" (We Are Together 2025) được tổ chức nhằm tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Hàn Quốc và Việt Nam, đồng thời thúc đẩy giao lưu bền vững với cộng đồng người Việt tại Hàn Quốc.
Các nhà thơ Tây Ban Nha "Cùng Việt Nam" khát vọng hòa bình Văn học

Các nhà thơ Tây Ban Nha "Cùng Việt Nam" khát vọng hòa bình

TTTĐ - "Cùng Việt Nam" - tuyển tập thơ phản chiến của các nhà thơ Tây Ban Nha lần đầu ra mắt bạn đọc Việt Nam vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Kho tư liệu số quý, không gian tưởng nhớ và tôn vinh lịch sử Văn hóa

Kho tư liệu số quý, không gian tưởng nhớ và tôn vinh lịch sử

TTTĐ - Ngày 23/4, tại số 71 Hàng Trống (Hà Nội), Báo Nhân Dân đã long trọng tổ chức lễ giới thiệu đợt thông tin đặc biệt và Triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Sự kiện được tổ chức đúng vào dịp đồng bào cả nước đang hướng về ngày lễ trọng đại, đánh dấu thời khắc lịch sử mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, khi non sông được thu về một mối cách đây tròn nửa thế kỷ.
Hàng chục nghìn khán giả hòa giọng trong “Hẹn ước Bắc - Nam” Nghệ thuật

Hàng chục nghìn khán giả hòa giọng trong “Hẹn ước Bắc - Nam”

TTTĐ - Tối qua (22/4), tại chương trình nghệ thuật chính luận “Hẹn ước Bắc - Nam”, 12.000 khán giả trên sân vận động Mỹ Đình đã cùng hòa giọng vào ca khúc “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Xem thêm