Tag

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghệ thuật 05/03/2025 12:16
aa
Lễ hội đền Hai Bà Trưng chính thức được ghi danh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự lễ khai hội đền Hai Bà Trưng Khởi động 60 sự kiện du lịch Hà Nội Quyền Chủ tịch nước dự lễ khai hội đền Hai Bà Trưng Lịch sử hào hùng Hai Bà Trưng được tái hiện bằng 3D mapping Tưng bừng khai hội "Âm vang Mê Linh"
Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm sáng 5/3 (Ảnh: Viết Thành)

Sáng 5/3, tại cụm di tích Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng (phường Đồng Nhân), quận Hai Bà Trưng diễn ra Lễ kỷ niệm 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội dự buổi lễ.

Tri ân sâu sắc hai vị nữ anh hùng dân tộc

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Các đại biểu tham dự lễ kỷ niệm sáng 5/3 (Ảnh: Viết Thành)

Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh; nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng.

Tham dự có các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội: Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Nguyễn Lan Hương, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Đỗ Anh Tuấn, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Phạm Thị Thanh Mai; Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và quận Hai Bà Trưng.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Hai Bà Trưng (Ảnh: Viết Thành)
Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Đồng chí Bùi Thị Minh Hoài cùng các đại biểu dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Hai Bà Trưng (Ảnh: Viết Thành)

Tại lễ kỷ niệm, các đại biểu cùng Nhân dân địa phương và khách thập phương đã tham dự lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Hai Bà Trưng cùng nghĩa quân trong cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược Đông Hán ra khỏi bờ cõi đất nước, khôi phục “nghiệp xưa họ Hùng”, độc lập, tự chủ cho dân tộc.

Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung cho biết, cách đây 1985 năm, vào năm 40 sau Công nguyên, trước sự áp bức, bóc lột tàn bạo của nhà Đông Hán, bà Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương, Nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc Hán đô hộ.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Phó Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Quang Trung đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm (Ảnh: Viết Thành)

Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 huyện thành, khi đó là toàn bộ lãnh thổ nước Việt. Thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước, chấm dứt ách đô hộ hà khắc của nhà Đông Hán. Đất nước được giải phóng, bà Trưng Trắc được tướng sĩ và Nhân dân suy tôn lên ngôi vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô ở Mê Linh.

Lên ngôi được 3 năm, vào năm 43 sau Công nguyên, quân giặc lại tràn sang đất nước ta một lần nữa, Hai Bà Trưng tiếp tục lãnh đạo nghĩa quân và Nhân dân chống giặc. Ngày mùng 6 tháng Hai năm Quý Mão, tương truyền, sau khi quyết chiến với kẻ thù, quyết không để sa vào tay giặc, Hai Bà đã gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết. Khí phách của Hai Bà kết thành tượng đá, theo dòng nước trôi xuôi đến bãi Đồng Nhân.

Dân làng Đồng Nhân xưa đã lấy vải đỏ làm lễ rước tượng vào bờ. Năm 1142, vua Lý Anh Tông truyền lập đền thờ Hai Bà Trưng ngay tại bờ sông. Năm 1819, do bến sông sạt lở, đền thờ Hai Bà Trưng được chuyển vào khu Võ Miếu, thôn Hương Viên, huyện Thọ Xương, nay là phường Đồng Nhân, quận Hai Bà Trưng.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, hình ảnh và công lao to lớn của Hai Bà Trưng vẫn luôn được Nhân dân ta đời đời tưởng nhớ và khắc ghi. Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng đã trở thành địa chỉ thiêng liêng, là nơi thể hiện lòng tri ân sâu sắc của các thế hệ đối với hai vị nữ anh hùng dân tộc. Hằng năm, lễ hội Đền Hai Bà Trưng được tổ chức long trọng với nhiều nghi lễ truyền thống, thu hút đông đảo Nhân dân và du khách thập phương về dâng hương, chiêm bái, thành kính tưởng nhớ công đức Nhị vị Vua Bà.

Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ông Nguyễn Quang Trung cho biết, Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng là một quần thể di tích đặc sắc hiếm có tại trung tâm Thủ đô, mà nổi bật là Đền Hai Bà Trưng với kiến trúc “nội công ngoại quốc”. Trong đền hiện lưu giữ nhiều di vật quý, như: 27 đạo sắc phong của triều Lê và triều Nguyễn, 8 pho tượng thờ, hai tấm bia đá cổ ghi sự tích Hai Bà, hai bộ kiệu thời Nguyễn.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng (Ảnh: Viết Thành)

Quần thể được xây dựng trên khu đất vượng khí, đem lại an lành, phúc lộc cho cuộc sống Nhân dân địa phương. Với những ý nghĩa và giá trị về lịch sử, năm 2019, Di tích Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Không chỉ lưu giữ những giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, cụm di tích đền thờ Hai Bà Trưng còn mang giá trị văn hóa phong phú. Lễ hội Hai Bà Trưng diễn ra hằng năm nhằm tri ân và tưởng nhớ hai vị nữ anh hùng kiệt xuất của dân tộc: Trưng Trắc, Trưng Nhị, các vị tướng lĩnh tài ba, nghĩa binh xuất sắc của Hai Bà, những người đã viết nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Với những ý nghĩa to lớn về giá trị văn hóa, góp phần làm phong phú kho tàng di sản văn hóa của dân tộc, trong những ngày đầu xuân này, Lễ hội Đền Hai Bà Trưng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng đã được UBND thành phố công nhận điểm du lịch.

“Đây không chỉ là niềm tự hào của Nhân dân quận Hai Bà Trưng, của người dân địa phương, mà còn là cột mốc quan trọng, mở ra những cơ hội mới để giá trị di sản tiếp tục được lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới”, ông Nguyễn Quang Trung nhấn mạnh.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Múa lân sư rồng tại Lễ hội đền Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng (Ảnh: Viết Thành)

Tự hào là các thế hệ con cháu Hai Bà Trưng, phát huy truyền thống quật khởi của hai vị nữ anh hùng dân tộc, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Hai Bà Trưng luôn đoàn kết, quyết tâm phấn đấu không ngừng để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chăm lo mọi mặt đời sống của Nhân dân.

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ, chính quyền quận phát huy truyền thống anh hùng, đoàn kết, trí tuệ, bản lĩnh, quyết tâm cao trong thực hiện nhiệm vụ chính trị. Đồng thời, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của Nhân dân trong việc thực hiện 6 chương trình công tác toàn khóa, 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, tạo bước chuyển biến mới với nhiều dấu ấn nổi bật.

Tại lễ kỷ niệm, Nhân dân quận Hai Bà Trưng vinh dự đón nhận Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng. Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao Quyết định trên cho lãnh đạo và Nhân dân quận Hai Bà Trưng, các phường Đồng Nhân, Bạch Đằng.

Lễ hội đền Hai Bà Trưng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội đền Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng chính thức trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Ảnh: Viết Thành)

Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm nay được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 6-3-2025 (tức ngày 5 đến ngày 7 tháng Hai năm Ất Tỵ) với nhiều hoạt động. Trong 3 ngày diễn ra lễ hội, có gần 20 gian hàng truyền thống phục vụ Nhân dân và du khách tham quan, mua sắm và trải nghiệm các trò chơi dân gian, hòa mình vào không khí vui tươi cùng các hoạt động của lễ hội: Múa lân sư rồng, thư pháp, làm tò he, thưởng thức các chương trình nghệ thuật đặc sắc…

hanoimoi.vn

Đọc thêm

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Nghệ thuật

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông

TTTĐ - Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và giao lưu với các lão thành tham gia kháng chiến.
Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất” Nghệ thuật

Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67.
Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An Nghệ thuật

Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An

TTTĐ - Tháp Chăm Bằng An tại phường Điện An, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa được tỉnh Quảng Nam quan tâm đâu tư, tu bổ.
Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước Văn hóa

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật “Yên Bái - Bản hùng ca hòa cùng non sông thống nhất” đã diễn ra vào tối 27/4 tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Sự kiện góp phần bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, từ đó, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục vững bước trên chặng đường tương lai phía trước.
Xem thêm