Tag

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghệ thuật 12/03/2025 21:48
aa
TTTĐ - Tối 12/3, UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) long trọng tổ chức lễ công bố lễ hội làng Bát Tràng là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia và khai mạc lễ hội truyền thống làng Bát Tràng năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Bát Tràng Độc đáo linh vật rắn dát vàng ở làng gốm Bát Tràng Cơ hội cho các làng nghề bảo tồn giá trị truyền thống, giao lưu văn hóa quốc tế Lễ hội làng gốm Bát Tràng năm 2025 có gì mới?

Dự buổi lễ có: Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hoá - Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Nông Quốc Thành; Uỷ viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân Vận Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Doãn Toản; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà cùng đại diện lãnh đạo sở, ngành thành phố và đông đảo cán bộ, Nhân dân huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết: Huyện Gia Lâm là vùng đất có bề dày truyền thống văn hóa và lịch sử; tự hào là quê hương của Đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương và Đức Thánh Chử Đồng Tử - hai trong “Tứ bất tử” theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam.

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Các đại biểu thực hiện nghi thức dâng hương tại đình làng Bát Tràng

Trên địa bàn Huyện hiện lưu giữ 320 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng kháng chiến và các công trình địa điểm có dấu hiệu di tích, trong đó, 163 di tích đã được xếp hạng Di tích quốc gia và thành phố…

Cùng với những giá trị di sản văn hóa vật thể, trên địa bàn huyện hiện đang lưu giữ được hệ thống di sản văn hóa phi vật thể quý giá gồm 100 lễ hội truyền thống được lưu truyền, gìn giữ bởi cộng đồng Nhân dân qua các thế hệ; để đến hôm nay, những di sản trân quý này được vinh dự ghi danh công nhận. Đó là Hội Gióng Đền Phù Đổng được UNESCO ghi danh: Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2010; 2 Lễ hội thuộc Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội Đình Chử Xá, xã Văn Đức (nay là xã Kim Đức); Lễ hội làng Keo, xã Kim Sơn (nay là xã Phú Sơn).

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học phát biểu tại buổi lễ

Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, có lịch sử hình thành và phát triển gắn với Thăng Long - Hà Nội. Sau khi dời thiên đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long, được phép vua, thợ thủ công có nghề làm gốm, từ bảy làng Bồ, ba làng Bát dời Yên Mô (tỉnh Ninh Binh ngày nay), đến vùng đất này mở lò, lập làng, sản xuất gạch gốm phục vụ nhà nước, với tên gọi Bạch Thổ Phường, nay là Bát Tràng.

Gốm Bát Tràng phát triển liên tục, chưa bao giờ thiếu vắng trong cung vua, phủ chúa và đời sống dân sinh. Gạch Bát Tràng cũng là thương hiệu nổi tiếng trước gốm, trường tồn trong các công trình kiến trúc tâm linh và thành quách trên cả nước, đã thành ca dao đi cùng năm tháng của người Việt: “Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng”.

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội làng Bát Tràng cho lãnh đạo huyện Gia Lâm

Ngày 10/12/2024, Di sản Hội làng Bát Tràng đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quyết định và chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Trước đó, tối 14/2, tại Hoàng thành Thăng Long, làng nghề gốm sứ Bát Tràng được Hội đồng thủ công Thế giới trao chứng nhận là thành viên thứ 67 Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo Thế giới”.

Thay mặt lãnh đạo huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học khai mạc lễ hội làng nghề truyền thống Bát Tràng năm 2025. Lễ hội diễn ra từ ngày 12/3 đến ngày 15/3, với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, thưởng thức ẩm thực Bát Tràng và nhiều hoạt động văn hóa dân gian được phục dựng…

Lễ hội làng Bát Tràng được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa và thành phố Hà Nội trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội làng Bát Tràng và tặng hoa chúc mừng lãnh đạo huyện Gia Lâm, xã Bát Tràng

Lễ hội làng nghề truyền thống Bát Tràng là dịp để những người con dân Bát Tràng tưởng nhớ và tri ân công đức Tổ nghề, Thành hoàng Làng và các bậc tiền nhân tiên tổ. Đồng thời, giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, niềm tự hào dân tộc. Lễ hội cũng là dịp để Nhân dân, cộng đồng đoàn kết, chung tay gìn giữ di sản, bảo tồn nét đẹp quê hương, góp phần xây dựng quê gốm Bát Tràng, xã Bát Tràng ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Đọc thêm

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành Nghệ thuật

Tìm lại ký ức Sài Gòn xưa và nay tại ga Metro Bến Thành

TTTĐ - Người dân, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng triển lãm ảnh “Sài Gòn xưa và nay” ngay tại ga Metro Bến Thành (tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên). Sự kiện đặc biệt này tái hiện lịch sử phát triển của TP Hồ Chí Minh từ thế kỷ XIX đến nay.
Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn Nghệ thuật

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra rất nhiều chương trình nghệ thuật.
Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Nghệ thuật

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông

TTTĐ - Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và giao lưu với các lão thành tham gia kháng chiến.
Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất” Nghệ thuật

Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67.
Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An Nghệ thuật

Quảng Nam: Phát huy giá trị di tích tháp Chăm Bằng An

TTTĐ - Tháp Chăm Bằng An tại phường Điện An, thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa được tỉnh Quảng Nam quan tâm đâu tư, tu bổ.
Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước Văn hóa

Yên Bái hòa nhịp trong bản hùng ca của đất nước

TTTĐ - Chương trình nghệ thuật “Yên Bái - Bản hùng ca hòa cùng non sông thống nhất” đã diễn ra vào tối 27/4 tại Quảng trường 19/8, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Sự kiện góp phần bồi đắp lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ, từ đó, tiếp thêm niềm tin, sức mạnh cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái tiếp tục vững bước trên chặng đường tương lai phía trước.
Xem thêm