Cơ hội cho các làng nghề bảo tồn giá trị truyền thống, giao lưu văn hóa quốc tế
Cuối năm 2024, làng nghề gốm sứ Bát Tràng và làng nghề dệt lụa Vạn Phúc của Hà Nội chính thức được công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn thế giới.
Đây là 2 làng nghề truyền thống đầu tiên của Việt Nam được phê duyệt trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo trên toàn thế giới.
Đây cũng là làng nghề thứ 67 và 68 được công nhận trên thế giới, Việt Nam là quốc gia thứ 28 có làng nghề được công nhận là làng nghề thủ công thế giới.
Kết quả này đã giúp Hà Nội khẳng định vị thế trên bản đồ văn hóa thế giới, đồng thời là cơ hội để các làng nghề nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo tồn giá trị truyền thống, mở rộng thị trường, đẩy mạnh giao lưu văn hóa quốc tế, thúc đẩy phát triển bền vững.
![]() |
Thành viên Hội đồng Thủ công thế giới thăm làng gốm Bát Tràng cuối năm 2024 |
Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí, dự kiến vào tối 14/2/2025, tại Hoàng thành Thăng Long Hà Nội sẽ diễn ra Lễ đón nhận danh hiệu 2 làng nghề gốm Bát Tràng và lụa Vạn Phúc là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Nhân dịp này, TP sẽ tổ chức “Sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các nghệ nhân trong nước và thế giới”. Hoạt động nhằm thúc đẩy giao lưu văn hóa, quảng bá hình ảnh Thủ đô đến với bạn bè trong nước và quốc tế, hướng tới bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống.
Sự kiện trưng bày gồm nhiều không gian, như: Lụa Vạn Phúc, gốm Bát Tràng; không gian lụa và gốm của các nghệ nhân quốc tế; không gian văn hóa trà, ẩm thực và các sản phẩm OCOP…
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông Hà Nội Nguyễn Xuân Đại đánh giá, việc các làng nghề truyền thống của Thủ đô gia nhập Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới mang lại nhiều giá trị, lợi ích quan trọng, giúp Hà Nội khẳng định vị thế trên bản đồ văn hóa thế giới.
“Đây còn là cơ hội để các làng nghề nâng cao năng lực cạnh tranh, bảo tồn giá trị truyền thống, mở rộng thị trường, đẩy mạnh giao lưu văn hóa quốc tế, thúc đẩy phát triển bền vững…”, ông Nguyễn Xuân Đại nhấn mạnh.
![]() |
Làng nghề dệt lụa truyền thống Vạn Phúc Hà Đông đã được công nhận là kỷ lục “Làng nghề dệt lụa tơ tằm lâu đời nhất vẫn còn duy trì hoạt động đến ngày nay” do Trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam đã trao tặng |
Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thông tin thêm, trong năm 2025, thành phố phấn đấu để Hội đồng Thủ công thế giới xem xét, công nhận ít nhất 2 làng nghề ra nhập Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới; mời các làng nghề trong Mạng lưới tham dự Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025; tổ chức Hội nghị thường niên của Hội đồng thủ công thế giới tại Thủ đô Hà Nội.
Thông qua chuỗi các hoạt động, Hà Nội hướng đến mở rộng hợp tác quốc tế, tìm kiếm những cơ hội mới, vận hội mới cho ngành thủ công mỹ nghệ Thủ đô, để từ đó góp phần bảo tồn phát triển và hội nhập sâu rộng với quốc tế.
Trong suốt thời gian diễn ra sự kiện còn có các chương trình nghệ thuật đặc sắc mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới. Sự kiện dự kiến diễn ra từ ngày 14 đến 16/2/2025.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Những mái ấm hạnh phúc cho người nghèo ở Yên Bái

Baby Three “hết thời”, người dùng quay lưng, tiểu thương xả lỗ

Huyện Hưng Hà sẽ xuất khẩu 2.000 tấn gạo sang Nhật Bản

Sắp xếp, kiện toàn 18 đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội

Quảng Nam: Triển lãm trưng bày thành tựu và sản phẩm đặc trưng OCOP

Tăng cường ứng dụng công nghệ số phục vụ phát triển nông nghiệp

Phát triển nông thôn theo hướng phù hợp với tiêu chí đô thị

Nhà nông đua tài 2025 - bản lĩnh nông dân trong kỷ nguyên mới

Hà Nội dẫn đầu cả nước về số huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao
