Tag

Liệu có những “vụ Việt Á” trong lựa chọn sách giáo khoa?

Tin tức 23/05/2022 20:48
aa
TTTĐ - Tán thành với ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đưa vấn đề thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông vào nội dung giám sát trong năm tới, tuy nhiên, đại biểu Quốc hội cho rằng vấn đề này nên được thực hiện giám sát tối cao.
Phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7 và 10 Sách giáo khoa mới sẽ khắc phục tình trạng chép văn mẫu trong thi cử Bộ GD&ĐT sửa đổi quy định về tiêu chuẩn người biên soạn sách giáo khoa Hà Nội thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa vào lớp 3, 7 và 10

Chiều 23/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy

Phát biểu thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) tán thành với ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đưa vấn đề thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông vào nội dung giám sát trong năm tới. Tuy nhiên, bà Thúy cho rằng vấn đề này nên được Quốc hội giám sát tối cao.

Lý do, theo bà Thúy là hai Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập. Việc Quốc hội giám sát tối cao vào thời điểm này sẽ đánh giá đầy đủ, kịp thời ưu điểm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội. Từ đó có định hướng, chỉ đạo, đổi mới hiệu quả trong những năm tiếp theo.

Bên cạnh đó, mặc dù 8 năm qua ngành giáo dục có nhiều cố gắng, vượt qua nhiều khó khăn để triển khai Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình sách giáo khoa THPT nhưng dư luận còn có một số ý kiến khác nhau về kết quả triển khai như: Giá sách giáo khoa, sắp xếp môn học lịch sử là môn học định hướng nghề nghiệp ở cấp học phổ thông. Có những vấn đề báo chí và dư luận đặt ra suốt từ kỳ họp trước và đến kỳ họp này vẫn chưa được giải quyết như là những sai sót trong cả 3 bộ sách giao khóa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy cũng nêu những bất cập trong thông tư số 25 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về lựa chọn sách giáo khoa, dẫn đến việc bỏ qua quyền lựa chọn dân chủ của cơ sở giáo dục; Rồi vai trò hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc lựa chọn sách giáo khoa để đảm bảo khách quan, công bằng, minh bạch, không ảnh hưởng xấu đến chủ trương xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa.

"Thậm chí còn có những câu hỏi đặt ra liệu có những “vụ Việt Á” trong lựa chọn sách giáo khoa hay không? Những vấn đề này nên được thảo luận rộng rãi ở Quốc hội để thu nhận ý kiến từ nhiều chiều và để cử tri cả nước được biết", bà Thúy đề xuất.

Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) cho rằng, chuyên đề 3 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận, bởi đổi mới chương trình, sách giáo khoa chính là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.

"Tuy nhiên, cử tri rất bức xúc vì nhiều chương trình giáo dục không phù hợp, nhiều bộ sách giáo khoa còn in sai, hình ảnh không chuẩn mực, rồi có quá nhiều bộ sách được đề nghị lựa chọn gây lúng túng cho nhà trường cũng như phụ huynh. Đặc biệt, sách giáo khoa không được sử dụng lại gây khó khăn cho nhiều gia đình nghèo.

Vì thế, chúng ta cần phải giám sát chuyên đề 3 xem đâu là mặt được, chưa được để từ đó có những kiến nghị sửa đổi cho phù hợp", đại biểu Nguyễn Anh Trí kiến nghị.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới tầm cỡ khu vực và quốc tế Tiêu điểm

TP Hồ Chí Minh mở rộng tạo thành một cực tăng trưởng mới tầm cỡ khu vực và quốc tế

Sáng 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì Gặp mặt cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu tại khu vực miền Nam.
Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" Tin tức

Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam"

TTTĐ - Sáng 21/4, Cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND TP Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2025.
Khẩn trương lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Thời sự

Khẩn trương lấy ý kiến về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Ngày 19/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có văn bản gửi UBND các quận, huyện, thị xã về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP để thực hiện lấy ý kiến Nhân dân và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp.
Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước Tin tức

Thủ tướng phát lệnh khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm trong cả nước

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành đồng loạt 80 công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn trong cả nước.
Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Tin tức

Huyện Gia Lâm: Tổ chức lấy ý kiến về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Sáng nay (19/4), huyện Gia Lâm tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND huyện, HĐND xã, thị trấn về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.
Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh Tin tức

Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp xúc cử tri Quảng Ninh

TTTĐ - Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến tới các điểm cầu trên địa bàn huyện Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ, Đầm Hà và Hải Hà.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường Tin tức

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

TTTĐ - Chiều 18/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 10 tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn. Theo đó, trao đổi với cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong chiều 18/4, thành phố đã tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn.
Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước Tin tức

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận Tin tức

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

TTTĐ - Cán bộ Mặt trận các quận, huyện, thị xã phải tích cực tuyên truyền, giám sát và tham gia lấy ý kiến Nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng Tin tức

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Xem thêm