Tag

Lớp 1 đã cõng ba lô “vượt Trường Sơn” đến lớp?!

Giáo dục 29/11/2020 09:00
aa
TTTĐ - Lại rộ lên chuyện học sinh đến trường cõng sách trên lưng, như bộ đội thời chiến tranh chống gậy hành quân vượt Trường Sơn. Lần này, là các cháu học sinh lớp một vào đầu năm học, phụ huynh phải mua 23 đầu sách (có nơi mua tới 25 đầu sách), phải móc ví rút tiền lên tới hơn 800 ngàn đồng trong thời buổi gạo châu củi quế, đại dịch virus Covid 19 như giặc.
Bộ GD&ĐT giải trình với đại biểu Quốc hội các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa lớp 1 Phương án chỉnh sửa sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều Cử tri bức xúc về sách giáo khoa lớp 1, nâng khống giá thiết bị y tế
Việc phụ huynh phải mua 23 có nơi tới 25 đầu sách lớp 1 gây bức. xúc trong xã hội
Việc phụ huynh phải mua 23 có nơi tới 25 đầu sách lớp 1 gây bức xúc trong xã hội

Sách nhiều để làm gì? Để học, mà hóa ra không phải để học. Cái đầu trẻ em lớp 1 non nớt, thần kinh yếu, bấy dại. Tiếp thu sao nổi cả đống kiến thức thức ấy? Lớp một học vần, học làm tính đã phải mua 9 quyển vở bài tập tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên - xã hội rồi, còn mua thêm 10 tập trắng nữa để làm gì? Viết cái gì nhiều thế? Cứ ấn sách vào tay học sinh như cưỡng bức, bắt mua, mà sử dụng chẳng được bao nhiêu kiến thức. Lãng phí vô cùng!

Hậu quả của việc trang bị quá nhiều sách là nếu học sinh học hết kiến thức trong số sách ấy là... quá tải. Trẻ con đến lớp, về nhà chỉ học là học, không có thời gian chơi để bù đắp, cân bằng năng lượng đã mất. Học nhiều gây căn thẳng, mệt mỏi, kiến thức vào tai này đi ra luôn tai kia, chẳng ích lợi gì.

Hậu quả của việc trang bị quá nhiều sách là sức khỏe học đường bị giảm sút. Không cận thị thì cũng còng lưng. Đứa bé 6 tuổi khoác ba lô to đùng đến lớp, bên trong là tầng tầng lớp lớp sách. Khổ thân đôi vai bé bỏng. Tội nghiệp cái lưng nhọc nhằn, gian truân đến lớp như các chú bộ đội khoác ba lô, tay chống gậy hành quân dã ngoại vượt Trường Sơn ngày xưa.

Hậu quả của việc trang bị quá nhiều sách không phù hợp là... lãng phí. Lãng phí thời gian vào cái sự vô bổ, hoặc quá ít hữu ích. Học nhiều thì phải “đánh vật” mới tiếp thu nổi, thậm chí nhiều trò không tiếp nhận được. Lãng phí thời gian của thầy trò. Lãng phí tiền của. Mua sách về không học, hoặc học ít, rồi năm sau lên lớp, lại bỏ. Sách năm nào học năm ấy, năm sau vứt đi mà không của đau con xót. Tiếc vô cùng. Ngày trước, sách giáo khoa của anh học lớp trước, để lại cho em học lớp sau. Thầy cô hướng dẫn giữ gìn vở sạch, chữ đẹp. Thậm chí còn phát động phong trào tặng sách cho nhà trường. Học sinh lên lớp, hoặc tốt nghiệp tặng sách lại cho thư viện nhà trường, các bạn lớp sau mượn sách học mà không phải mua. Vừa tiết kiệm, lại vừa xây dựng được nếp sống văn hóa sách trong nhà trường thật đẹp, và rất đáng trân trọng.

Bây giờ, thì sách nhiều quá thể.

Sách chồng chất trên vai học trò. Để có cả một kho sách trong nhà, một ba lô sách đến trường, thì nhà trường đã phải chuẩn bị trước đó, phụ huynh đã phải gom tiền từ lâu. Và xã hội giáo dục đã phải vận hành trước đấy cả năm, nhiều năm.

Xã hội giáo dục vận hành thế nào? Là biên soạn chương trình giáo khoa bắt buộc. Là các nhóm biên soạn chính thức pháp nhân và không pháp nhân khởi động. Nghĩ ngợi chương trình. Cấu trúc chương trình. Thông qua lần lượt các cấp. Phản biện. Chọn lựa... để ra một chương trình, gồm bao nhiêu môn, các môn thế nào. Chỉ lớp 1 thôi mà đã có tới 8 cuốn bắt buộc và 1 cuốn tự chọn. “Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GD-ĐT), cho biết theo quy định, bộ SGK lớp 1 mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có 8 cuốn bắt buộc và 1 cuốn tự chọn, gồm: toán, tiếng Việt, đạo đức, tự nhiên - xã hội, giáo dục thể chất, hoạt động trải nghiệm, âm nhạc, mỹ thuật và sách tiếng Anh”. Trời đất! Lớp 1 ơi lớp 1! Quy định của Bộ với 8 quyển sách bắt buộc và 1 quyển sách tự chọn cũng là quá nhiều. Ngày trước, thế hệ chúng tôi học lớp 1 chỉ vài quển sách: tập đọc, làm toán... Bây giờ, xã hội khác xưa, học cũng phải khác, học cũng phải nhiều, nhưng nhiều đến mức trẻ “em như búp trên cành” phải học lắm môn, nhiều kiến thức thì lợi bất cập hại. Đừng để học trò nhỏ mỗi ngày đến lớp không phải là ngày vui, mà là ngày cực hình vì học.

Từ 8 cuốn sách bắt buộc cho lớp 1 này, xuất hiện cả một rừng sách chuyên đề, tham khảo, tự chọn ăn theo. Dĩ nhiên, trong xã hội cũng hình thành một nghề mới... biên soạn, viết sách tham khảo. Người mới vào nghề vụng về, bôi vẽ. Kẻ thâm niên lọc lõi, thạo nghề. Người thiện lương cống hiến chất xám, trí tuệ cho học trò, không nghĩ nhiều đến tiền bạc. Kẻ gian manh tận dụng cơ hội viết sách nhảm nhí, phát hành gian lận, đầu cơ trên lưng sĩ tử. Cứ viết sách, cứ in sách, cứ phát sách bằng mọi giá lấy tiền đã, hậu họa không thèm đếm xỉa. Tiếng kêu sột soạt của đồng tiền hấp dẫn hơn là học trò oằn lưng cõng sách vẹo cột sống và phụ huynh nhịn ăn nhịn mặc giật gấu vá vai. Thị trường sách tham khảo hỗn loạn, xâm nhập, chi phối vào trường học, cũng góp một phần làm giáo dục nước nhà hỗn loạn.

ảnh minh họa.
ảnh minh họa.

Nhà trường vận hành thế nào? Nhà trường bắt đầu từ ông bà hiệu trưởng. Sách giáo khoa, sách tham khảo từ nhà xuất bản không có chân để tự bò đến nhà các vị ấy, mà là đội ngũ phát hành. Ở đâu có ông bà hiệu trưởng, thì ở đó có phát hành. Rồi, từ ông bà hiệu trưởng sẽ đến thầy cô chủ nhiệm kiêm luôn việc bán sách. Rất tự nhiên, mỗi nhà trường bỗng dưng trở thành một nhà phát hành sách trong thời kinh tế thị trường. Bán càng nhiều sách càng lợi. Bán hết sách giáo khoa bắt buộc thì gợi ý học trò đăng ký mua sách tham khảo. Thậm chí “ngậm miệng ăn tiền”, cứ rước về cả bộ 23 cuốn giá hơn 800 ngàn đồng, mà đang làm dậy sóng dư luận. Phần trăm trích ra, hoa hồng để lại. Ông bà hiệu trưởng nào thiện lương thì lấy số tiền ấy đưa vào sửa sang, kiến thiết nhà cửa, thư viện, sân trường, bồi dưỡng giáo viên, phần thưởng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, hỗ trợ học sinh nghèo. Thầy cô nào trục lợi thì trích lại phẩn nhỏ cho tập thể, còn nhét tiền lại quả vào túi mình, thậm chí “uống nước cả cặn”. Nhà trường cũng chẳng được chi, mà học sinh thì thiệt đơn thiệt kép.

Theo ThanhNien.vn: “Năm học 2020 - 2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1 và sách giáo khoa (SGK) được xã hội hóa, giá sách tăng hơn đáng kể so với trước đây, khi chỉ có bộ sách giáo khoa duy nhất. Tuy nhiên, theo niêm yết giá của các nhà xuất bản (NXB), 1 bộ SGK theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT không quá 200.000 đồng. Ví dụ, các bộ SGK lớp 1 của NXB Giáo dục Việt Nam có giá từ 179.000 - 194.000 đồng/bộ”. Lẽ ra. Học sinh chỉ mua bộ sách theo quy định cả về số lượng và số tiền gần 200 ngàn đồng, thì phải số lượng gấp 3, còn tiền thì gấp 4 lần. Vì đâu ra nông nỗi này?

Gia đình vận hành thế nào? Trẻ con lớp 1 ăn chưa no lo chưa tới, thấy cô giáo bảo gì là cứ về răm rắp chấp hành, bắt bố mẹ mua sách. Danh sách kê các loại sách chạy hết trang, cứ gí vào mắt bố mẹ. Chúng hoàn toàn không biết, sau đó là những tháng ngày oằn lưng khoác sách đi học đường dài. Rồi đến lượt bố mẹ “muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, tặc lưỡi bấm bụng mua cái vật dụng mà con mình không mấy cần thiết. Phụ huynh là người lớn rồi, được học hành, đã trải nghiệm cuộc sống, thay vì chọn sách cho con thì lại đồng thuận với cách chọn bán sách của nhà trường, làm con em mình “mòn vai” khoác sách. Phụ huynh cũng phải chịu trách lớn vì con mình cong sách vẹo hông, đau cột sống.

Có người trách phụ huynh không biết chọn sách cho con, chẳng biết cân nhắc quyển nào đáng mua, quyển nào rất đáng không! Cái lý thì đúng vậy. Nhưng, phụ huynh lần đầu có con vào lớp 1 thì đâu biết sách nào với vở nào. Thầy cô kê danh sách bảo mua thì cứ mua thôi. Vả lại, chương trình cứ thay đổi xoành xoạch. Khi thì quá tải, lúc thì giảm tải. Biết đâu mà lần?

Giáo dục nước nhà những năm gần đây có quá nhiều chuyện tiêu cực, nan giải, phức tạp: Chương trình nặng nề. Học thêm dạy thêm. Học quá nhiều, không còn thời gian để nghỉ ngơi. Gian lận trong thi cử. Thi cử cứ cải tiến lại thành cải lùi. Đạo đức học đường không còn nguy cơ xuống cấp nữa, mà đã thành hiện thực. Vì thế, ngành giáo dục đã và đang bị xã hội phê phán, thậm chí lên án, ai cũng có thể mắng chửi được giáo dục nước nhà. Vậy thì... hỗn loạn mất rồi. Đã đến lúc mọi người hãy điềm tĩnh nhìn lại nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Nhà nước phải có giải pháp cấp bách, kịp thời chấn chỉnh giáo dục. Nhân dân phải chung tay xây dựng giáo dục nước nhà. Không thể để tình trạng này cứ kéo dài... dài mãi.

Đọc thêm

5 chính sách, 6 điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Nhà giáo Giáo dục

5 chính sách, 6 điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Nhà giáo

TTTĐ - Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), dự thảo Luật Nhà giáo thiết kế 5 chính sách, trong đó có 6 điểm đáng chú ý.
Hà Nội công bố thành lập trường THCS Giảng Võ 2 Giáo dục

Hà Nội công bố thành lập trường THCS Giảng Võ 2

TTTĐ - Chiều 17/5, đại diện lãnh đạo UBND quận Ba Đình cho biết, quận vừa tổ chức Hội nghị công bố, quyết định thành lập trường THCS Giảng Võ 2 và trao quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng.
Bài thi môn Văn - tránh lan man nội dung không cần thiết Giáo dục

Bài thi môn Văn - tránh lan man nội dung không cần thiết

TTTĐ - Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Cẩm Vân (giáo viên Ngữ văn, trường THCS Nguyễn Du, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), để đạt điểm cao môn Ngữ văn, thí sinh cần xác định được đâu là nội dung cần tập trung khi làm bài, tránh lan man vào những nội dung không cần thiết.
Kết nạp Đảng 5 giáo viên, học sinh ưu tú trường Ams dịp sinh nhật Bác Giáo dục

Kết nạp Đảng 5 giáo viên, học sinh ưu tú trường Ams dịp sinh nhật Bác

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), sáng 17/5, Đảng bộ trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức lễ kết nạp Đảng cho 5 quần chúng ưu tú; trong đó có 3 học sinh và 2 giáo viên.
“Ươm mầm non” từ giáo dục kỹ năng thống kê Giáo dục

“Ươm mầm non” từ giáo dục kỹ năng thống kê

TTTĐ - Với chương trình Toán Cambridge ở Mầm non Vinschool, giờ học của các Vinser nhí không chỉ thú vị mà còn giúp các em sớm phát triển nhiều kỹ năng nền tảng.
Chuẩn bị chu đáo cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024 Giáo dục

Chuẩn bị chu đáo cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học 2024

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 16/5/2024 về tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2024.
Khởi động cuộc thi Tiền Phong STEM Robotics Giáo dục

Khởi động cuộc thi Tiền Phong STEM Robotics

TTTĐ - Ngày 16/5, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo thông tin về cuộc thi Tiền Phong Stem Robotics - Vô địch IYRC 2024.
“Giải mã” ngành Dược vì sao “hot” đối với các nữ sinh? Giáo dục

“Giải mã” ngành Dược vì sao “hot” đối với các nữ sinh?

TTTĐ - Hiện nay, dược sĩ đang là nghề “hot” được rất nhiều bạn nữ lựa chọn. Trong đó, một số trường có tỉ lệ nữ sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Dược lên đến 90%.
Nắm vững cấu trúc, giành điểm cao tiếng Anh Giáo dục

Nắm vững cấu trúc, giành điểm cao tiếng Anh

TTTĐ - Với nhiều năm kinh nghiệm ôn thi cho học sinh vào lớp 10, Th.S Lê Thị Mai, giáo viên môn tiếng Anh, trường THCS Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã chia sẻ với sĩ tử 2K9 một số "bí kíp" để giành điểm cao môn Tiếng Anh.
Quận Ba Đình khảo sát chất lượng với học sinh lớp 9 Giáo dục

Quận Ba Đình khảo sát chất lượng với học sinh lớp 9

TTTĐ - Trong 2 ngày 15 - 16/5, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình (Hà Nội) đã tổ chức khảo sát với học sinh lớp 9 các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh theo đề chung toàn quận.
Xem thêm