Tag

Luật Thủ đô (sửa đổi): Nên trao thêm quyền cho Hà Nội

Tiêu điểm 19/09/2023 10:09
aa
TTTĐ - TS Hoàng Thị Ngân - nguyên Vụ trưởng, Vụ Tổ chức Hành chính Nhà nước và Công vụ (Văn phòng Chính phủ) cho rằng, quy định tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần tăng cường phân quyền, trao quyền cho Hà Nội.
Tăng cường phân quyền và tạo sự chủ động cho Thủ đô “Hồn cốt” của Luật Thủ đô là phân cấp, phân quyền

Việc trao thêm quyền cho Hà Nội là phù hợp

Nêu một số kiến nghị về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), TS Hoàng Thị Ngân cho biết, việc trao những thẩm quyền vượt trội cho HĐND, UBND thành phố là phù hợp với định hướng chính sách của dự thảo luật này. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khả thi, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện những quy định cụ thể, trong đó lưu ý thêm một số điểm.

Thứ nhất, theo điểm e khoản 1 Điều 10, UBND TP Hà Nội quy định trình tự giải quyết các thủ tục hành chính để thực hiện việc ủy quyền:

Việc ủy quyền ở đây bao gồm ủy quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn từ UBND TP Hà Nội cho các tổ chức hành chính khác thuộc ủy ban cơ quan chuyên môn của UBND quận, huyện, thị xã và thành phố TP Hà Nội hoặc ủy quyền việc giải quyết một số thủ tục hành chính từ các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP Hà Nội, quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc TP Hà Nội cho UBND hoặc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp dưới.

Thủ tục để thực hiện ủy quyền bao quát nhiều vấn đề pháp lý, kể cả điều kiện, phạm vi, hậu quả của ủy quyền và cả các bảo đảm về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền. Hiện nay, luật ban hành quyết định hành chính đang được nghiên cứu xây dựng và đặt ra nhiều vấn đề về ủy quyền.

Như vậy, bà Ngân cho rằng, nên cân nhắc “UBND TP Hà Nội quy định trình tự giải quyết các thủ tục hành chính để thực hiện việc ủy quyền” và cũng cần làm rõ phạm vi của “giải quyết các thủ tục hành chính”.

Tương tự, bà Ngân cũng đề nghị làm rõ quy định về nhiệm vụ của UBND TP Hà Nội tại điểm a khoản 1 Điều 10 “Quyết định điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND TP Hà Nội; UBND quận, huyện, thị xã”.

Tăng cường phân quyền và tạo sự chủ động chủ Thủ đô
TS Hoàng Thị Ngân - nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính Nhà nước và Công vụ (Văn phòng Chính phủ)

Hiện tại, UBND cấp tỉnh quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng sở phù hợp với hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực (Điều 12 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 4/4/2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, đã sửa đổi). Như vậy, nên quy định nội dung của “điều chỉnh” tại khoản này. Tương tự như vậy với các quy định khác, như điểm b khoản 1 Điều 14.

Thứ hai, điểm a khoản 5 Điều 24 của dự thảo luật giao UBND thành phố quy định các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục của cơ sở giáo dục chất lượng cao, cơ sở giáo dục có nhiều cấp học. Theo bà Ngân, nên làm rõ phạm vi “dịch vụ giáo dục” và lưu ý đây là vấn đề liên quan đến quyền của cá nhân và chứa đựng các thủ tục hành chính.

Thứ ba, về thẩm quyền của HĐND thành phố trong việc quyết định mô hình các cơ quan chuyên môn, bộ máy giúp việc, điểm a khoản 1 Điều 9 của dự thảo luật quy định: Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn đặc thù, tổ chức hành chính đặc thù thuộc UBND thành phố Hà Nội, quận, huyện, thị xã khi bảo đảm tiêu chí thành lập theo quy định, không chồng chéo, bỏ sót chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước trên địa bàn.

Theo tinh thần tăng cường phân quyền và tạo sự chủ động cho thành phố, có thể trao quyền cho HĐND thành phố quyết định thành lập các cơ quan chuyên môn đặc thù như về lĩnh vực an toàn thực phẩm; Quản lý trật tự xây dựng tại các quận, huyện, thị xã… nhưng vẫn nên xác định phạm vi các tổ chức hành chính đặc thù và lường trước tình huống chưa có tiêu chí thành lập loại tổ chức này.

Cơ chế đột phá để khai thác hiệu quả thế mạnh của Thủ đô

Theo chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6; Xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7.

Theo đánh giá, việc sửa đổi Luật Thủ đô nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành luật, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để quy định và thực hiện các cơ chế vượt trội, đột phá... nhằm xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.

Tăng cường phân quyền và tạo sự chủ động chủ Thủ đô
Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô. Các bộ, ngành, địa phương, nhất là thành phố Hà Nội đã dành sự quan tâm đặc biệt, tích cực, chủ động triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm để triển khai thi hành luật.

Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp, qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định được đề ra trong Luật còn nhiều tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực: Xây dựng, hoàn thiện thể chế và quản lý thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, nhất là trong quy hoạch quản lý không gian, không gian ngầm, công trình kiến trúc cổ, bảo tồn và phát triển văn hóa; Quản lý, sử dụng đất, nhất là đất sử dụng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hạ tầng xã hội, văn hóa, tôn giáo, công trình công cộng phục vụ cộng đồng, dân cư; Cơ chế tài chính, chính sách liên kết vùng để thúc đẩy đầu tư phát triển...

Để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị; Khắc phục những tồn tại, hạn chế cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc để quy định và thực hiện các cơ chế vượt trội, đột phá, huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh nhằm xây dựng Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm với Thủ đô các nước phát triển trong khu vực như mục tiêu Bộ Chính trị đề ra, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) là rất cần thiết.

Nội dung dự thảo luật bám sát 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể, mang tính đặc thù vượt trội phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô của cả nước.

Về phạm vi điều chỉnh, trên cơ sở kế thừa Điều 1 Luật Thủ đô năm 2012, dự thảo luật đã quy định cụ thể và bổ sung các nội dung về tổ chức chính quyền tại Thủ đô Hà Nội, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển Thủ đô, liên kết, phát triển Vùng Thủ đô vào phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật.

Theo đó, Luật Thủ đô quy định về vị trí, vai trò của Thủ đô; tổ chức chính quyền; Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; Tài chính, ngân sách và huy động nguồn lực đầu tư phát triển, liên kết, phát triển Vùng Thủ đô.

Một số điểm mới tại dự thảo luật như: Cho phép tách, bồi thường, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư công đối với các dự án nhóm B, nhóm C; Cho phép Hà Nội được thực hiện các hình thức đầu tư khác quy định của pháp luật hiện hành hoặc pháp luật hiện hành chưa quy định; Phân quyền mạnh cho HĐND, UBND trong tổ chức bộ máy, đầu tư…

Đọc thêm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh* Tiêu điểm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh*

TTTĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển Quốc tế

Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

TTTĐ - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp tác ASEAN 2024 đáng nhớ về “Kết nối và Tự cường”, bứt tốc triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực Emagazine

Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực

TTTĐ - Trong bài phát biểu khai mạc quan trọng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, nhấn mạnh dứt khoát phải từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, phải xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Thông điệp của người đứng đầu Đảng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cho rằng đó là những định hướng quan trọng cho đổi mới công tác lập pháp, tạo ra bước đột phá về thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam* Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam*

TTTĐ - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Emagazine

Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Sau 40 năm đổi mới, cùng với những kết quả đạt được thì đất nước ta cũng phát hiện điểm nghẽn trong thể chế pháp luật. Chính vì vậy, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn Tiêu điểm

Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được của đợt 1 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng thời kỳ vọng các quyết sách sẽ được ban hành kịp thời, sát thực tiễn, tạo động lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Xem thêm