Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Tăng cường phân quyền và tạo sự chủ động cho Thủ đô

Tin tức 15/09/2023 18:25
aa
TTTĐ - Để thực hiện thành công mục tiêu Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội, ông Thang Văn Phúc, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, phải dành cho Thủ đô đặc quyền để hành động. Muốn hành động thì phải có cơ chế tốt và có con người xứng đáng để làm.
Tạo diễn đàn để đội ngũ trí thức, nhà khoa học góp ý hoàn thiện Luật Thủ đô (sửa đổi) Phát huy vai trò của Mặt trận trong việc lấy ý kiến Nhân dân vào dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần thêm pháp lý để Hà Nội "hút" nhân tài

Chiều 15/9, Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp cùng Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Cần bổ sung thêm nội dung về thúc đẩy các khu công nghiệp

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Văn Hiển, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho biết, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Luật này đã tạo ra động lực rất lớn cho phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô những năm vừa qua. Tuy nhiên, sau 10 năm đi vào đời sống, Luật cho thấy còn nhiều khó khăn vướng mắc, đòi hỏi phải sớm sửa đổi Luật này cho phù hợp điều kiện thực tiễn, tạo động lực phát triển mới, từ những chính sách đặc thù, đột phá để Thủ đô phát huy các tiềm năng, thế mạnh, khẳng định vị thế đầu tàu của cả nước.

Tăng cường phân quyền và tạo sự chủ động cho Thủ đô
Quang cảnh hội thảo

Tham luận tại hội thảo, ông Đặng Đình Luyến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng, về cơ bản ông tán thành với nhiều quy định tại Điều 27 của dự thảo Luật về phát triển y tế Thủ đô và chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Tuy nhiên, ông đề nghị cơ quan soạn thảo cần quy định rõ cơ sở, căn cứ để quy định chế độ tài chính, các giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, giá dịch vụ cấp cứu ngoại viện,… nêu tại khoản 3 Điều này để bảo đảm hợp lý, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của công dân và thống nhất hệ thống pháp luật.

Ngoài ra, Điểm c khoản 2 quy định việc hỗ trợ đất sản xuất cho hộ dân tộc thiểu số nghèo sinh sống ở xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi làm nghề nông, lâm nghiệp không có hoặc thiếu từ 50% đất sản xuất trở lên; Trường hợp không bố trí được đất sản xuất thì hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm việc làm.

Ông Luyến cho rằng, việc quy định như dự thảo Luật là không đồng bộ, không thống nhất với quy định của Nghị quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội về Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, trong đó có đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt. Vì vậy, ông đề nghị Cơ quan soạn thảo sửa lại quy định của dự thảo Luật nhằm bảo đảm chính sách của Nhà nước về giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm thống nhất với quyết số 88/2019/QH14 của Quốc hội.

Tăng cường phân quyền và tạo sự chủ động cho Thủ đô
Ông Đặng Đình Luyến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tham luận tại hội thảo

Liên quan đến nội dung Chương III của dự thảo Luật quy định về công tác quy hoạch Thủ đô, TS. Vương Quang Lượng, Trưởng phòng Nghiên cứu và dự báo thị trường Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công thương góp ý cần nghiên cứu bổ sung thêm ý về Khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên địa bàn các huyện ở Hà Nội hiện đã và đang quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, trong tương lại, một số huyện này có thể phát triển lên thành quận. Do đó, dự thảo cần nghiên cứu bổ sung thêm nội dung về khuyến khích hoặc thúc đẩy các khu công nghiệp hiện có và khu công nghiệp đã được quy hoạch để từng bước phát triển thành khu công nghiệp công nghệ cao và khu công nghiệp sinh thái, bảo đảm môi trường đô thị Hà Nội trong tương lai.

Bổ sung điều khoản về cơ chế phân cấp, phân quyền

Đại diện Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia góp ý, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều ý tưởng, đề xuất đột phá, có nhiều điểm khác biệt với nhiều luật và văn bản dưới luật hiện hành. Tuy nhiên, các vấn đề còn chưa thống nhất hoặc mâu thuẫn với các luật khác cần tính đến lộ trình và đánh giá tác động trên cơ sở tính toán đến các yếu tố về chủ trương của Đảng; Luật và các văn bản dưới luật hiện hành; Nguồn lực của Hà Nội; Cơ chế giám sát, trách nhiệm giải trình, minh bạch.

Quy định giao quyền cho Hà Nội về quyết định biên chế cán bộ, công chức, số lượng viên chức là cần thiết, song cần làm rõ quy trình theo hướng quá trình tuyển dụng cần có sự tham gia của cơ quan đại diện Bộ Nội vụ trong hội đồng tuyển dụng nhằm tăng cường giám sát, đảm bảo tính minh bạch.

Ngoài ra, dự thảo cần bổ sung điều khoản về cơ chế minh bạch, giám sát, giải trình của các nội dung về phân cấp, phân quyền, trong đó quy định cụ thể việc thực hiện cơ chế báo cáo đối với các nội dung được phân cấp, phân quyền nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong phân cấp, phân quyền.

Tăng cường phân quyền và tạo sự chủ động cho Thủ đô
Đại biểu tham luận tại hội thảo

Về thẩm quyền của chính quyền thành phố, TS. Hoàng Thị Ngân, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổ chức Hành chính nhà nước và Công vụ, Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh, việc trao những thẩm quyền vượt trội cho Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân thành phố là phù hợp với định hướng chính sách của dự án Luật này.

Theo bà Ngân, thủ tục để thực hiện ủy quyền bao quát nhiều vấn đề pháp lý, kể cả điều kiện, phạm vi, hậu quả của ủy quyền và cả các bảo đảm về tài chính, nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền. Hiện nay, Luật ban hành quyết định hành chính đang được nghiên cứu xây dựng và đặt ra nhiều vấn đề về ủy quyền. Vì vậy, cơ quan soạn thảo nên cân nhắc quy định “Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội quy định trình tự giải quyết các thủ tục hành chính để thực hiện việc ủy quyền” và cũng cần làm rõ phạm vi của giải quyết các thủ tục hành chính.

Nhiều đại biểu chung quan điểm rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của thành phố trên tất cả lĩnh vực, đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý để tạo cơ chế đột phá cho Hà Nội, xứng với tiềm năng phát triển.

Ánh Dương

Đọc thêm

Nhanh chóng đưa bộ máy HĐND xã Chương Dương hoạt động hiệu quả Tin tức

Nhanh chóng đưa bộ máy HĐND xã Chương Dương hoạt động hiệu quả

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND xã Chương Dương (thành phố Hà Nội) tổ chức kỳ họp thứ nhất khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với hơn 160 đại biểu tham dự. Chủ tịch HĐND xã Chương Dương Vũ Văn Tuân yêu cần nhanh chóng đưa bộ máy HĐND, UBND xã đi vào hoạt động hiệu quả với phương châm "gần dân, sát dân, trong công tác vì Nhân dân phục vụ".
Trang trọng Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Tin tức

Trang trọng Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hưng Yên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Phường Xuân Đỉnh vận hành mô hình chính quyền địa phương mới thông suốt, hiệu quả Tin tức

Phường Xuân Đỉnh vận hành mô hình chính quyền địa phương mới thông suốt, hiệu quả

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND phường Xuân Đỉnh khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026, đã tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên tham dự kỳ họp.
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Người mở đường cho sự nghiệp đổi mới Tin tức

Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh: Người mở đường cho sự nghiệp đổi mới

Trên cương vị là Tổng Bí thư đầu tiên, “kiến trúc sư trưởng” của công cuộc Đổi mới đất nước, đồng chí đã cầm lái con thuyền cách mạng vượt qua khó khăn và thu được những thành tựu rất quan trọng.
Xã Phù Đổng: Sẵn sàng hành trang bước vào Kỷ nguyên mới Tin tức

Xã Phù Đổng: Sẵn sàng hành trang bước vào Kỷ nguyên mới

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND xã Phù Đổng đã tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND xã Phù Đổng khóa 21, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND sau sắp xếp đơn vị hành chính, mang tính chất kiện toàn tổ chức bộ máy, đặt nền móng cho việc thực hiện toàn diện các nhiệm vụ phát triển địa phương trong giai đoạn mới.
Đổi mới tư duy quản lý, xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả Tin tức

Đổi mới tư duy quản lý, xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả

TTTĐ - Sáng 1/7, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã tham dự kỳ họp thứ nhất của HĐND xã Phú Xuyên, khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026.
Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh làm việc với phường Dĩ An Tin tức

Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh làm việc với phường Dĩ An

TTTĐ - Ngay trong ngày đầu tiên vận hành chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã đến thăm, kiểm tra hoạt động tại phường Dĩ An, địa phương có dân số đông nhất thành phố.
Ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở phường Ba Đình Tin tức

Ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp ở phường Ba Đình

TTTĐ - Ngày đầu tiên vận hành hoạt động chính quyền địa phương 2 cấp, cán bộ, công chức phường Ba Đình, Hà Nội, đã nhanh chóng bắt nhịp với bộ máy vận hành mới, nhanh gọn, hiệu quả.
Xã Đa Phúc thống nhất nhiều nội dung quan trọng trong kỳ họp HĐND đầu tiên Tin tức

Xã Đa Phúc thống nhất nhiều nội dung quan trọng trong kỳ họp HĐND đầu tiên

TTTĐ - Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND xã Đa Phúc khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét các nội dung quan trọng sau sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Sáng 1/7, tại Hưng Yên, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu đã dâng hương tại Nhà tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh và dự Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1/7/1915 - 1/7/2025).
Xem thêm