Tag

Lực lượng CAND dũng cảm, trách nhiệm trên tuyến đầu chống dịch COVID-19

Tiêu điểm 23/08/2021 21:00
aa
"Trong cuộc chiến đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương về tinh thần dũng cảm, trách nhiệm của lực lượng Công an. Nhiều CBCS đã tạm gác lại hạnh phúc cá nhân, thậm chí bị thương, hy sinh cuộc sống của mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo vệ cuộc sống bình yên, tính mạng và tài sản cho Nhân dân". Chiều 23/8/2021, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn báo chí.

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và thực hiện mệnh lệnh của Bộ trưởng Tô Lâm, liên tục những ngày qua, các đơn vị thuộc Bộ Công an tiếp tục xuất quân chi viện, hỗ trợ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam phòng, chống dịch. Phóng viên Báo CAND đã có cuộc trao đổi với Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an, Người phát ngôn của Bộ Công an xung quanh công tác phòng, chống dịch của lực lượng CAND, cũng như công tác chi viện cho Công an các địa phương phía Nam.

Lực lượng CAND dũng cảm, trách nhiệm trên tuyến dầu chống dịch COVID-19 -0

Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng Bộ Công an.

PV: Thưa Trung tướng Tô Ân Xô, đề nghị đồng chí thông tin về chủ trương của Bộ Công an huy động lực lượng tăng cường hỗ trợ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam phòng, chống dịch COVID-19?

Trung tướng Tô Ân Xô: Trong thời gian qua, lực lượng Công an đã thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng CAND và phòng, chống dịch bệnh COVID-19, được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận. Ngay từ ngày 9/7/2021, Bộ Công an là lực lượng đầu tiên đã thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại phía Nam để kịp thời nắm tình hình, tham mưu đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong việc thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng, chống dịch tại các tỉnh, thành phố phía Nam; phối hợp với Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ, cấp ủy chính quyền các địa phương phía Nam thống nhất, tập trung, xuyên suốt trong chỉ đạo, điều hành; trực tiếp chỉ đạo Công an các tỉnh, thành phố phía Nam xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ dịch.

Tuy nhiên, do dịch diễn biến kéo dài, lực lượng Công an vừa có trách nhiệm tham gia đảm bảo ANTT, hướng dẫn, phân luồng giao thông… nhưng cũng phải trực tiếp hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch nên có nơi đơn vị, CBCS quá tải về khối lượng công việc. Có nhiều đơn vị CBCS đã tham gia trực, ứng trực liên tục trong hơn 3 tháng, để đảm bảo phòng, chống dịch thì đồng nghĩa chừng đó thời gian CBCS không về nhà, chỉ ở cơ quan để đảm bảo tuyệt đối an toàn. Do đó, việc kịp thời tổ chức các lực lượng tham gia cùng các cấp Công an cơ sở bảo đảm ANTT, an toàn xã hội trong vùng có dịch diễn biến phức tạp là rất cần thiết, như: tăng cường tham gia các ca, kíp, tổ tuần tra, kiểm soát; phối hợp các cơ quan chức năng tăng cường bám sát địa bàn, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội và các giải pháp phòng, chống dịch bệnh...

Lực lượng CAND dũng cảm, trách nhiệm trên tuyến dầu chống dịch COVID-19 -0

Hơn 300 CBCS Trung đoàn CSCĐ Tây Nguyên trước giờ lên đường chi viện cho Công an TP Hồ Chí Minh phòng, chống dịch.

Lực lượng tăng cường, chi viện đã nghiêm túc quán triệt, yêu cầu tổ chức thực hiện chặt chẽ theo chức năng, nhiệm vụ; trong đó phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương khắc phục các tồn tại, hạn chế để tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "chặt ngoài, lỏng trong". Phối hợp các lực lượng chức năng hỗ trợ, đáp ứng lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm thiết yếu cho Nhân dân yên tâm "ai ở đâu, ở yên đó"; kịp thời cấp cứu, chữa bệnh cho mọi người dân ở mọi lúc, mọi nơi...

Trước những diễn biến đặc biệt phức tạp, chưa từng có tiền lệ của dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh phía Nam, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa, đồng bộ, linh hoạt, thích ứng với tình hình các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống dịch COVID-19. Qua đó, cùng các lực lượng quyết tâm giành chiến thắng trong "trận đánh" quan trọng này.

PV: Xin Trung tướng chia sẻ thêm về nhiệm vụ cụ thể của từng lực lượng tăng cường phòng, chống dịch?

Trung tướng Tô Ân Xô: Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát đến nay, lực lượng Công an tiếp tục khẳng định vai trò nòng cốt, là một trong những lực lượng trọng yếu, tuyến đầu trên mặt trận phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh các lực lượng tại chỗ, Bộ Công an đã tăng cường 574 cán bộ y tế tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19 tại phía Nam. Đã chi viện hơn 3.000 CBCS và hơn 1.500 học viên tham gia đảm bảo ANTT tại các địa phương phía Nam.

Lực lượng CAND dũng cảm, trách nhiệm trên tuyến dầu chống dịch COVID-19 -0

CBCS Cục CSGT tạm thời gác hạnh phúc riêng tư, chuẩn bị quân tư trang lên đường vào vùng dịch.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện triệt để, nghiêm ngặt hơn các biện pháp giãn cách xã hội tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, những ngày qua, Bộ Công an đã chỉ đạo các lực lượng tiếp tục tăng cường gần 1.000 CBCS thuộc các lực lượng: An ninh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát giao thông, Quản lý hành chính, Hậu cần, Y tế, khối cơ quan Bộ... hỗ trợ công tác phòng, chống dịch cho các địa phương.

CBCS chi viện tại các địa bàn phía Nam sẽ cùng lực lượng Công an cơ sở tăng cường công tác nắm tình hình, đảm bảo ANTT, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hoàn thiện, đưa vào hoạt động có hiệu quả, thân thiện, dễ sử dụng đối với App ứng dụng khai báo y tế kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để xác thực thông tin, kiểm soát người qua vùng dịch. Nắm chắc tình hình an ninh trong các khu công nghiệp, an ninh trong công nhân, an ninh trong các khu dân cư, chủ động các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đình công, lãn công, biểu tình gây rối gây mất ANTT, bất ổn xã hội.

Đồng thời, phối hợp với Công an địa phương làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát, hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân. Thành lập Bệnh viện dã chiến với quy mô 300 giường bệnh để điều trị bệnh nhân COVID-19 là CBCS lực lượng Công an và Nhân dân...

PV: Vậy tiếp theo, làm thế nào để lực lượng Công an chi viện hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần cùng các địa phương sớm đẩy lùi đại dịch, thưa Trung tướng?

Trung tướng Tô Ân Xô: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với lực lượng Công an: "Khi Nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành công nhiều, giúp đỡ ta ít thì thành công ít, giúp đỡ ta hoàn toàn thì thắng lợi hoàn toàn".

Lực lượng CAND dũng cảm, trách nhiệm trên tuyến dầu chống dịch COVID-19 -0

CBCS Trung đoàn CSCĐ Trung Bộ hành quân ngay trong đêm, vượt 1.000 km chi viện Công an tỉnh Bình Dương gây xúc động trong cộng đồng.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của lực lượng CAND trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và phòng chống dịch, lực lượng CAND rất cần sự giúp đỡ, ủng hộ, đồng lòng của Nhân dân với lực lượng Công an nói riêng, toàn hệ thống chính trị và các lực lượng khác nói chung; tham gia tố giác tội phạm, thông tin về các đối tượng, hành vi có biểu hiện vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định về phòng, chống dịch. Đối với các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch trong lao động sản xuất, hỗ trợ người lao động về việc làm, lắng nghe, thông tin cho lực lượng Công an cơ sở về tình hình công nhân, người lao động.

Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an luôn tin tưởng và mong muốn nhận được sự giúp đỡ của các tầng lớp Nhân dân. Đồng thời chỉ đạo CBCS toàn lực lượng hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân; thường xuyên bồi đắp ý chí khắc phục khó khăn, gian khổ, đề cao tinh thần trách nhiệm, mưu trí, kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

PV: Trong cuộc chiến với "kẻ thù vô hình", đã có nhiều CBCS bị lây nhiễm, thậm chí hy sinh khi thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch. Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an đã đề ra những giải pháp gì để bảo đảm an toàn cho CBCS, hạn chế tối đa những mất mát?

Trung tướng Tô Ân Xô: Vừa qua, tình hình dịch bệnh COVID-19 tại nước ta diễn biến rất phức tạp, khó lường, nhất là tại địa bàn các tỉnh phía Nam, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội, toàn dân, toàn quân ta. Trong đó, lực lượng Công an đã thực sự trở thành lực lượng tuyến đầu thực hiện công tác phòng, chống dịch, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận.

Lực lượng CAND dũng cảm, trách nhiệm trên tuyến dầu chống dịch COVID-19 -0

Những y, bác sỹ CAND tình nguyện xung phong ra tuyến đầu chống dịch.

Có thể thấy, dù vất vả, khó khăn, nguy hiểm nhưng CBCS CAND luôn đồng sức, đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực trên trận tuyến tham gia phòng, chống dịch. Trong cuộc chiến đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương về tinh thần dũng cảm, trách nhiệm của lực lượng Công an. Nhiều CBCS đã tạm gác lại hạnh phúc cá nhân, thậm chí bị thương, hy sinh cuộc sống của mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo vệ cuộc sống bình yên, tính mạng và tài sản cho Nhân dân. Tính đến nay, trong toàn lực lượng Công an đã có 3 đồng chí hy sinh và hơn 1.000 đồng chí bị nhiễm COVID-19 khi tham gia phòng, chống dịch.

Chia sẻ cùng CBCS nơi tuyến đầu chống dịch tại các tỉnh phía Nam, Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương đã kịp thời động viên, thăm hỏi, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ đang làm nhiệm vụ tại các địa bàn nóng bỏng, cam go với dịch bệnh.

Lực lượng CAND dũng cảm, trách nhiệm trên tuyến dầu chống dịch COVID-19 -0

CBCS lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội xuất quân vào TP Hồ Chí Minh chống dịch.

Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho CBCS tham gia phòng, chống dịch, lãnh đạo Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện một số các giải pháp cấp bách: Quán triệt toàn thể CBCS tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, kết hợp với tăng cường tập huấn cho CBCS kỹ năng phòng, chống lây nhiễm dịch bệnh cho bản thân khi thực hiện nhiệm vụ, cũng như trong sinh hoạt theo hướng dẫn, khuyến cáo của Bộ Y tế.

Phối hợp cơ quan y tế đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ CBCS thuộc lực lượng CAND nói chung và các CBCS trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch nói riêng. Đặt mục tiêu đến hết Quý III/2021, toàn bộ CBCS CAND được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19.

Thành lập các Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 cho lực lượng CAND tại các địa phương có diễn biến phức tạp về dịch và kiện toàn các Trung tâm hồi sức tích cực tại các Bệnh viện hạng I của Bộ Công an để bảo vệ sức khỏe của CBCS yên tâm thực hiện công tác phòng, chống dịch. Đảm bảo trang bị đủ trang thiết bị bảo hộ cho CBCS tham gia phòng chống dịch để hạn chế tối đa các trường hợp lây nhiễm trong khi thực hiện nhiệm vụ...

PV: Trân trọng cảm ơn Trung tướng!

Triệu trái tim như một, đoàn kết, đồng lòng chiến thắng đại dịch Covid-19 Triệu trái tim như một, đoàn kết, đồng lòng chiến thắng đại dịch Covid-19

TTTĐ - Làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó nghiêm ...

Nêu cao tinh thần tận tuỵ, xả thân cống hiến vì nhiệm vụ thiêng liêng Nêu cao tinh thần tận tuỵ, xả thân cống hiến vì nhiệm vụ thiêng liêng

TTTĐ - Trận chiến chống giặc Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào giai đoạn quyết liệt nhất. Thực hiện chỉ đạo ...

Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng chống dịch Covid-19 Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân một lòng chống dịch Covid-19

TTTĐ - Mỗi cá nhân, mỗi người dân hãy là một chiến sĩ tuyến đầu, mỗi gia đình là một trung tâm kiểm soát bệnh ...

Nguồn: CAND

Đọc thêm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh* Tiêu điểm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh*

TTTĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển Quốc tế

Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

TTTĐ - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp tác ASEAN 2024 đáng nhớ về “Kết nối và Tự cường”, bứt tốc triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực Emagazine

Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực

TTTĐ - Trong bài phát biểu khai mạc quan trọng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, nhấn mạnh dứt khoát phải từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, phải xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Thông điệp của người đứng đầu Đảng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cho rằng đó là những định hướng quan trọng cho đổi mới công tác lập pháp, tạo ra bước đột phá về thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam* Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam*

TTTĐ - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân Emagazine

Bài 2: Đổi mới, cải cách, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Sau 40 năm đổi mới, cùng với những kết quả đạt được thì đất nước ta cũng phát hiện điểm nghẽn trong thể chế pháp luật. Chính vì vậy, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn Tiêu điểm

Các quyết sách phải sát thực tiễn, kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả đạt được của đợt 1 kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, đồng thời kỳ vọng các quyết sách sẽ được ban hành kịp thời, sát thực tiễn, tạo động lực cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới...
Xem thêm