Tag
Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội - nhà báo Tô Quang Phán:

Luôn giữ lửa nghề nhưng không "mê sảng nghề"!

Văn hóa 03/09/2021 16:33
aa
TTTĐ - “Theo quan niệm của tôi, yêu nghề, giữ lửa cho nghề phải như nấu bánh chưng theo phương thức truyền thống. Lửa to khi mới đun, lửa vừa khi đã sôi, lửa nhỏ ngâm lâu cùng chêm nước đủ độ để bánh chín đều, chín nhừ nhưng không nát, hoặc không sượng. Điều đó đòi hỏi người làm báo phải say sưa đủ độ, tỉnh táo đúng lúc”. Trong một lần trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, nhà báo Tô Quang Phán - Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội đã nói như vậy.
Nghệ nhân giữ lửa nghề thêu tay truyền thống

Yêu nhưng không… mê sảng!

Trong một lần nói chuyện về nghề báo với các phóng viên trẻ, nhà báo Tô Quang Phán nói: “Không có tình yêu với nghề báo thì không thể trở thành nhà báo theo đúng nghĩa, nhất là hiện nay khi mà sự sàng lọc ngày càng khắc nghiệt. Nhưng yêu không có nghĩa là thần thánh hóa nghề, bởi nghề nào trong xã hội cũng trân quý. Vấn đề là giữ tình yêu với nghề báo như thế nào để vẫn luôn đam mê, luôn có cảm xúc mà vẫn tỉnh táo giữa các lằn ranh…, để tiệm cận được sự thật, để truyền tải những thông điệp vì sự tiến bộ xã hội”.

Nhà báo Tô Quang Phán- Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội
Nhà báo Tô Quang Phán- Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội

Khi được hỏi về bí quyết để có thể chung thủy với nghề suốt gần 40 năm qua, ông trả lời ngay rằng đó là tình yêu. Rồi ông giải thích:

“Có tình yêu mới ham, ham mới kiên trì, nhẫn nại học, kiên trì thử nghiệm, kiên trì làm từ việc nhỏ nhất. Và yêu nên nhớ lâu, nhớ dai... Không yêu thì dễ chán, dễ quên. Yêu nghề nên mê nghề. Mà đã mê thì không dễ buông tay. Mỗi thành công (không phải to tát gì - ví như được đăng 1 bài báo hay được phát sóng 1 tác phẩm phát thanh, truyền hình mà ở đó ý tưởng, tâm huyết, công sức của mình bỏ ra nhiều) là mỗi lần xác lập sự tăng công một mức trong nghề, và đó cũng làm cho tình yêu nghề tăng lên”.

Đối với ông, tình yêu nghề tăng lên làm cho mình trưởng thành. Tuy nhiên, luôn giữ cho mình trái tim nóng và cái đầu lạnh, nhà báo Tô Quang Phán phân định rõ: Tình yêu nghề cũng có giới hạn của nó; Tình yêu quá giới hạn dễ dẫn đến yêu thái quá, và dễ biến chất thành “thần thánh hóa” nghề báo, biến thành mê tín nghề, rồi tự coi nghề báo là số 1, là trên mọi nghề. Khi đó ông gọi là “mê sảng nghề”.

“Khi mê sảng nghề báo, con người ta coi thường nghề khác, người ta trở nên trịch thượng, tinh tướng... Và khi lòng tham xuất hiện thì nghề báo bị một số người biến nó thành công cụ làm giàu bất chính. Không ít phóng viên đã dính vòng lao lý vì sự mê sảng, vì lòng tham” - nhà báo Tô Quang Phán nhấn mạnh.

Câu chuyện tình yêu với nghề báo của nhà báo Tô Quang Phán vừa là một quá trình bền bỉ và nhẫn nại vừa là cái duyên. Rất bất ngờ khi tôi được biết, chàng sinh viên Khoa Văn Đại học Tổng hợp ngày ấy vốn có mộng văn chương, từng làm thơ, viết truyện nhưng sau đó nhận thấy mình không có duyên, không có tài (như ông nói) để đi tiếp con đường này. Có lẽ, cũng là bởi ông đã “trót” quá yêu nghề báo.

Như ông từng tâm sự: “Tôi vốn là một cậu bé nhà quê, do bom Mỹ mà 4 tuổi phải đi sơ tán khắp nơi đến tận năm 1973 khi Hiệp định Pari ký kết mới về thành phố. Sau khi tốt nghiệp đại học, chưa xin được việc làm, tôi từng làm đủ nghề ở Hà Nội để có miếng cơm hàng ngày, như thợ mộc, thợ nề, quay ép dép nhựa tái chế, đạp xích lô thuê”.

Luôn giữ lửa nghề nhưng không

Sau quá trình ấy, với nhiều trải nghiệm đời sống, dù không được học báo ngày nào nhưng cũng giống như nhiều nhà báo trưởng thành từ cái nôi Khoa văn Đại học Tổng hợp, ông kiên trì “kinh qua” đến 4 tòa soạn báo trong hai năm. Cứ thử việc được vài tháng lại bị “ra rìa” vì cơ chế hồi đó phải có chỉ tiêu biên chế mới được vào làm việc. Mà chỉ tiêu biên chế khi ấy là chuyện “khó như lên trời”.

Thế rồi, sau 2 năm lang thang làm đủ nghề để có miếng cơm hàng ngày, duyên cũng đến cùng với tình yêu nghề báo, được sự giúp đỡ của những người anh, người chị có tấm lòng tốt đã gặp khi đang làm đủ nghề đó, ông đã mãn nguyện khi chính thức được vào làm phóng viên phát thanh.

Gần 40 năm làm báo không ngừng nghỉ, từng làm phát thanh, truyền hình, báo viết, báo điện tử…, ông tâm niệm việc giữ lửa tình yêu của mình với nghề báo như thế này: “Theo quan điểm của tôi, yêu nghề, giữ lửa cho nghề phải như nấu bánh chưng theo phương thức truyền thống. Lửa to khi mới đun, lửa vừa khi đã sôi, lửa nhỏ ngâm lâu cùng chêm nước đủ độ để bánh chín đều, chín nhừ nhưng không nát, hoặc không sượng. Điều đó đòi hỏi người làm báo phải say sưa đủ độ, tỉnh táo đúng lúc”.

Đừng biến nghề báo thành công cụ làm giàu bất chính

Trước tình trạng một số “nhà báo” bị bắt, chịu án vì lợi dụng nghề báo mà vi phạm pháp luật thời gian qua, ông nói: “Không ai làm giàu được từ nghề báo. Người làm báo chân chính chỉ giàu kiến thức, giàu tình bạn, giàu tình yêu với đời chứ không giàu về tiền. Ai coi nghề báo là công cụ làm giàu là hoàn toàn sai lạc. Muốn giàu thì đi kinh doanh. Nghề báo cao quý nhưng đừng tự thần thánh hóa nó, cũng đừng biến tướng nó”.

Khi được hỏi có nhắn nhủ điều gì tới thế hệ làm báo trẻ và những người muốn theo nghề báo hiện nay, ông đã có những chia sẻ hết sức chân tình:

“Tại sao nói với nghề báo phải say sưa đủ độ và cũng phải tỉnh giấc đúng lúc? Mỗi câu chữ, mỗi hình ảnh, mỗi đoạn clip... khi được đưa ra công chúng đều hàm chứa ý tưởng, thông điệp của tác giả, của cơ quan báo chí. Với thiên chức của báo chí, những câu chữ, hình ảnh, clip đó có lúc là những viên gạch góp vào xây nên ngôi nhà hành phúc, có lúc là lời động viên khích lệ con người đi về phía trước, có lúc là ánh sáng cuối đường hầm của người mắc kẹt trong bóng tối, có lúc là những hạt mưa giữa vùng khát cháy của ai đó... Nhưng không cẩn thận nó lại là thứ sát thương chết người, hoặc giết chết cả một khát vọng, một ước mơ…”.

Nhà báo Tô Quang Phán có những gửi gắm hết sức chân thành đến thế hệ nhà báo trẻ
Nhà báo Tô Quang Phán có những gửi gắm hết sức chân thành đến thế hệ nhà báo trẻ

“Có nhà báo tiền bối đáng kính từng nói rằng, người làm báo phải có trái tim nóng nhưng phải có cái đầu lạnh. Nhà báo trẻ có đầy nhiệt huyết nhưng thiếu sự tỉnh táo thì khó tránh khỏi thiên vị, dễ bị kích động mà đưa thông tin, nhận định, đánh giá sai lầm. Ngược lại nếu quá thiên lý trí thì vô tình trở nên vô cảm, băng giá trước số phận con người. Hãy nhớ phương thức nấu bánh chưng truyền thống: yêu ghét rành mạch nhưng cũng đầy nhân văn” - ông Tô Quang Phán gửi gắm.

Dù vậy, ông vẫn “cảnh báo”: “Tình yêu nghề báo nếu được được nuôi dưỡng thường xuyên thì tình yêu đó không có tuổi. Nhà báo trẻ, nhà báo cao tuổi không có sự khác biệt về tình yêu nghề nhưng sẽ có sự khác biệt về cấp độ, sắc thái của tình yêu đó. Dù lứa tuổi nào, nếu không yêu nghề thì không thành công. Vì vậy theo nghề gì cũng phải đam mê, đam mê nhưng không mê sảng nghề”.

Với những tâm huyết ấy, kinh nghiệm ấy, tin rằng, với cương vị Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, ông vẫn tiếp tục cống hiến sức mình cho công tác hội và truyền lửa cho thế hệ các nhà báo trẻ ở Thủ đô.

Giới thiệu 8 ca khúc tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 Giới thiệu 8 ca khúc tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19
Chương trình Chương trình "Dáng hình đất nước" truyền hình trực tiếp ngày 2/9 trên VTV1
Chương trình nghệ thuật Chương trình nghệ thuật "Những mùa thu lịch sử" chào mừng Quốc khánh

Đọc thêm

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa Văn hóa

Đa dạng hóa mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trung tâm công nghiệp văn hóa cần đa dạng hoá mô hình tổ chức, bao gồm cả công lập và ngoài công lập. Trong đó, đề nghị khuyến khích các mô hình ngoài công lập để phát huy tối đa khả năng sáng tạo và quản trị hiệu quả.
Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa Văn hóa

Bàn giải pháp tổ chức, quản lý hai mô hình phát triển văn hóa

TTTĐ - Sáng nay (18/4), UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo giải pháp tổ chức hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, khu phát triển thương mại và văn hóa.
“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc Văn hóa

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ tướng Ethiopia tham quan chùa Trấn Quốc

Sáng 17/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã cùng Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia Abiy Ahmed Ali và Phu nhân ăn sáng, thưởng thức phở Hà Nội, cà phê Việt Nam và dạo phố ngắm Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, tham quan chùa Trấn Quốc.
Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới Thời trang - Làm đẹp

Amway Việt Nam ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc tóc Satinique mới

TTTĐ - Ngày 17/4, thương hiệu chăm sóc tóc Satinique thuộc Tập đoàn Amway vừa ra mắt bộ giải pháp chăm sóc tóc và da đầu hoàn toàn mới. Với công thức cải tiến vượt trội chứa các dưỡng chất từ thực vật an toàn và dịu nhẹ, Satinique mang đến hiệu quả chăm sóc tối ưu, giúp mái tóc khỏe mạnh, bóng mượt và tràn đầy sức sống.
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975 Nghệ thuật

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Xem thêm