Tag
Công đoàn Thủ đô

Luôn sát cánh, xứng đáng với vai trò là "tổ ấm" của người lao động

Muôn mặt cuộc sống 15/10/2023 13:09
aa
TTTĐ - Giai đoạn 2018 - 2023, từ nguồn “Quỹ xã hội Công đoàn” và ngân sách công đoàn, các cấp Công đoàn thành phố đã chi hỗ trợ cho 1,2 triệu lượt đoàn viên, người lao động với tổng số tiền gần 600 tỷ đồng.
Nâng cao hơn nữa vai trò của Công đoàn với người lao động 550 đại biểu dự Đại hội Công đoàn TP Hà Nội lần thứ XVII Tháo gỡ khó khăn, triển khai nhanh các dự án nhà ở cho người lao động Phát huy sáng kiến, tạo ra sản phẩm văn hóa đặc trưng của người lao động

Hỗ trợ 1,2 triệu lao động với gần 600 tỷ đồng

Trong nhiệm kỳ, các cấp Công đoàn thành phố luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động với nội dung và hình thức đa dạng hơn theo hướng thiết thực, gắn với nhu cầu thực tế.

Đối tượng chăm lo không chỉ là đoàn viên, người lao động gặp khó khăn mà đồng thời quan tâm chăm lo cả đoàn viên, người lao động có thành tích cao trong lao động, sản xuất, cán bộ công đoàn tiêu biểu… để khích lệ tinh thần vươn lên và nhân rộng điển hình tiên tiến.

Luôn sát cánh, xứng đáng với vai trò là
Lãnh đạo LĐLĐ TP Hà Nội trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn ngành nông nghiệp

Giai đoạn 2018 - 2023, từ nguồn “Quỹ xã hội Công đoàn” và ngân sách công đoàn, các cấp Công đoàn thành phố đã chi hỗ trợ cho 1,2 triệu lượt đoàn viên, người lao động với tổng số tiền gần 600 tỷ đồng.

Trong đó, Công đoàn thành phố tập trung vào các hoạt động như: Tổ chức chương trình “Tết sum vầy”; “Chuyến xe 0 đồng”; “Chợ tết công đoàn”, các hoạt động chăm lo nhân Tháng công nhân hàng năm…

Công đoàn thành phố đã hỗ trợ sửa chữa, xây mới 285 nhà “Mái ấm Công đoàn” với số tiền 9,8 tỷ đồng; Ủng hộ 41,6 tỷ đồng cho các Quỹ do Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội phát động.

Ngoài ra, các cấp Công đoàn thành phố đã làm tốt chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên công đoàn”, tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác với các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho đoàn viên với giá ưu đãi, góp phần cải thiện đời sống đoàn viên, thông qua đó thể hiện rõ hơn vai trò của tổ chức Công đoàn - là tổ ấm của người lao động.

Đầu năm 2023, trước tình hình các doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, người lao động bị thiếu việc làm, mất việc làm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố đã nhanh chóng triển khai gói hỗ trợ theo Nghị quyết số 06/NQ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam để hỗ trợ kịp thời cho người lao động khó khăn ở các doanh nghiệp bị ảnh hưởng với số tiền 1,5 tỷ đồng.

Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình hiện đang quản lý 69 tỷ 306 triệu đồng. Trong nhiệm kỳ qua đã giải ngân 283,1 tỷ đồng cho 11.500 lượt đoàn viên, CNLĐ vay vốn để phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống.

Đặc biệt, gần 3.000 đoàn viên, CNVCLĐ tại 179 Công đoàn cơ sở lần đầu được tiếp cận nguồn vốn với số tiền giải ngân 73 tỷ 590 triệu đồng; Xét duyệt 36 dự án vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với số tiền giải ngân 6,3 tỷ đồng cho 120 hộ gia đình đoàn viên, CNVCLĐ.

Thông qua hoạt động của Quỹ trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, CNVCLĐ, góp phần hạn chế tình trạng “tín dụng đen” trên địa bàn Thủ đô.

Đồng hành cùng người lao động trong mọi hoàn cảnh

Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, các cấp Công đoàn và đội ngũ CNVCLĐ Thủ đô đã thể hiện được trách nhiệm, bản lĩnh, sự kiên cường; Xứng đáng là lực lượng gương mẫu, tiên phong, đi đầu trong công tác phòng chống dịch và thực hiện thắng lợi “Mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch, vừa ổn định phát triển sản xuất kinh doanh.

Luôn sát cánh, xứng đáng với vai trò là
Chương trình “Siêu thị đoàn viên công đoàn” bán hàng với giá ưu đãi đã giúp công nhân lao động giảm bớt khó khăn

Trước bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, nhiều nhà máy, xí nghiệp phải đóng cửa, dừng hoạt động; Hàng chục nghìn công nhân lao động đã phải ngừng việc, mất việc làm, mất thu nhập. Để kịp thời hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với đoàn viên, người lao động, riêng trong đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, các cấp Công đoàn Thủ đô đã trích từ ngân sách Công đoàn và vận động nguồn lực xã hội hóa với số tiền trên 100 tỷ đồng để chăm lo, hỗ trợ cho 120.000 đoàn viên, người lao động; Thăm hỏi các lực lượng tuyến đầu; Ủng hộ Quỹ Vắc xin và công tác phòng, chống dịch; Hỗ trợ bữa ăn ca “3 tại chỗ”…

Khi thành phố Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, nhiều CNLĐ gặp khó khăn, mắc kẹt ở các khu nhà trọ, nhiều mô hình, cách làm sáng tạo đã được LĐLĐ thành phố chỉ đạo, thực hiện thí điểm, sau đó được nhân rộng áp dụng trong toàn hệ thống như: chương trình “Xe buýt siêu thị 0 đồng”, “Siêu thị 0 đồng”, “Tổ ứng phó khẩn cấp”, thiết lập “Đường dây nóng hỗ trợ Công nhân”, “Tổ an toàn COVID-19”… qua đó đã hỗ trợ công tác phòng dịch, tiếp nhận thông tin; Vận chuyển, hỗ trợ kịp thời 90.000 “Túi An sinh Công đoàn” đến với CNLĐ gặp khó khăn trong dịch bệnh.

Nhiều cán bộ Công đoàn đã không quản ngại vất vả, sẵn sàng đối mặt với nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh để trực tiếp chăm lo, hỗ trợ, động viên đoàn viên, người lao động tại các khu cách ly, các khu nhà trọ bị phong tỏa; Vận động chủ nhà trọ miễn, giảm giá thuê trọ cho công nhân.

Từ đó, đoàn viên, người lao động yên tâm, gắn bó với tổ chức công đoàn, gắn bó với doanh nghiệp; Tin tưởng vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác phòng chống dịch, góp phần vào thành công chung của thành phố và cả nước.

Có thể nói, nhiệm kì 2018 - 2023, với chức năng, nhiệm vụ của mình, LĐLĐ Hà Nội đã luôn sát cánh cùng với đoàn viên, người lao động, đồng hành với các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức. Với phương châm "Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động", Công đoàn Thủ đô đã chủ động phối hợp với các doanh nghiệp tái cơ cấu lại sản xuất, sắp xếp lại phương án lao động, tìm kiếm các đơn hàng mới, lĩnh vực mới, để duy trì việc làm, giúp người lao động vượt qua khó khăn. Những việc làm thiết thực đó đã góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong cơ quan, doanh nghiệp, tạo niềm tin giữa đội ngũ công nhân, viên chức, lao động, người dân với Đảng, chính quyền và tổ chức Công đoàn các cấp.

Đọc thêm

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Đúng 13h ngày 26/7, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu, nghi thức diễn ra tại Nhà Tang lễ Quốc gia (TP Hà Nội). Ở Hội trường Thống Nhất (TP HCM), nhiều người dân lặng người, bật khóc khi chứng kiến giây phút đưa tiễn đồng chí Tổng Bí thư.
Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 12h30, ngày 26/7, tuyến đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) đã dường như chật kín người dân. Bức tượng tạc hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt trang nghiêm, kê cao trên bàn phủ vải đỏ. "Bức tượng y như thật, mang thần thái của vị Tổng Bí thư trong lòng dân" - nhiều người dân đứng vây quanh bức tượng cảm thán!
Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM

TTTĐ - Trải qua 2 ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25 - 26/7), tại Hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập, TP HCM) đã có gần 1.000 đoàn đến viếng, với gần 70.000 lượt người.
Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong sáng ngày 26/7, 86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên Xã hội

Trái tim ấm áp của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

TTTĐ - Trong ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) rất nhiều người ấn tượng với hình ảnh “cô gái bán trứng” Trịnh Thị Thủy cùng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Mặc dù căn bệnh quái ác từ chất độc da cam khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tinh thần lạc quan và mong muốn được lan tỏa yêu thương đã giúp chị Thuỷ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du Muôn mặt cuộc sống

"Mây trắng Xứ Đoài" tiễn đưa "Bác Trọng" vân du

TTTĐ - Đối với các huyện Thạch Thất, Ba Vì và Thị xã Sơn Tây (vẫn thường được gọi là Xứ Đoài xưa), hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn gần gũi, đáng kính. Sự ra đi của "Bác Trọng" để lại niềm tiếc thương khôn xiết cho Đảng viên, Nhân dân Xứ Đoài.
Siết chặt an ninh tại nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Siết chặt an ninh tại nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Ngay từ sớm, lực lượng Công an TP Hà Nội đã triển khai phương án chốt trực ở khu vực Nghĩa trang Mai Dịch (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) - nơi an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
TP HCM: Người dân kiên nhẫn chờ viếng Tổng Bí thư Nhịp sống phương Nam

TP HCM: Người dân kiên nhẫn chờ viếng Tổng Bí thư

TTTĐ - Ngày cuối cùng được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất đông người dân tại TP HCM đã tranh thủ sắp xếp công việc, xếp hàng từ sớm trước cổng Dinh Độc Lập, đợi đến lượt vào viếng cố Tổng Bí thư.
Tình cảm ấm áp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với người dân Ninh Thuận Xã hội

Tình cảm ấm áp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với người dân Ninh Thuận

TTTĐ - Trong thời gian công tác, trên cương vị Chủ tịch Quốc hội và Tổng Bí thư, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có 2 lần đến thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Ninh Thuận vào năm 2007 và 2014.
Dòng người chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

Dòng người chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM

TTTĐ - Chiều 25 và sáng 26/7, tại TP HCM, người dân chính thức được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất. Dòng người đã xếp hàng dài trước cổng dinh Độc Lập, xúc động chờ được vào chào bác lần cuối.
Xem thêm