Mang chè Shan tuyết Tủa Chùa ra thế giới
Công nhận 400 cây chè Shan tuyết là cây di sản Việt Nam |
Tình yêu với cây chè
Tại lễ trao Giải thưởng “Bền Đam Mê” do Quỹ hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam (thuộc Trung ương Đoàn) tổ chức, Linh khiến nhiều người bất ngờ khi là người tự nộp hồ sơ ứng cử và xuất sắc nhận giải thưởng. Cô gái trẻ mang đến câu chuyện về hành trình khởi nghiệp kiên cường, xây dựng thương hiệu bền vững, giúp quảng bá sản phẩm chè địa phương đến thị trường trong và ngoài nước.
Tinh thần quyết tâm, sáng tạo của Linh không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa vùng miền mà còn tạo nguồn sinh kế ổn định cho hàng trăm hộ dân ở vùng cao và truyền cảm hứng đến nhiều bạn trẻ khác.
Linh cho biết, Tủa Chùa vốn nổi tiếng với những cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, chất lượng chè tốt nhất Việt Nam nhưng người dân lại không thể đảm bảo cuộc sống với cây chè. Thời điểm năm 2018, rất nhiều người dân Tủa Chùa đã có ý định phá bỏ cây chè. Điều này khiến cô kỹ sư ngành Trồng trọt của Học viện Nông nghiệp Việt Nam vô cùng trăn trở.
![]() |
Bạn Nguyễn Mỹ Linh được trao Giải thưởng "Bền Đam Mê" năm 2025 |
Khi đó, tình yêu với cây chè, khát vọng mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn cho những người dân tộc thiểu số Tủa Chùa và duy trì hệ sinh thái bền vững của quê hương khiến Linh quyết định về quê lập nghiệp. Quyết định của cô gái trẻ vấp phải sự phản đối của cả gia đình bởi bố mẹ không muốn con gái vất vả.
Tuy nhiên, Linh đã kiên trì thuyết phục và có được cái gật đầu của bố mẹ. “Mình khởi nghiệp với khoản tiền tiết kiệm từ đi làm thêm trong thời gian học đại học và cuốn sổ đỏ bố mẹ đem cắm ngân hàng” Linh kể.
Có vốn, xây nhà xưởng, Linh còn phải đối diện với thách thức lớn hơn là làm sao để người dân tin tưởng, đồng hành cùng cô để có vùng nguyên liệu sản xuất chè. Đây là bài toán khó buộc cô gái trẻ phải tìm lời giải bởi trên 80% dân số nơi đây là người Mông, có rất nhiều sự khác biệt trong suy nghĩ, văn hóa.
Linh đi sâu tìm hiểu, hoà đồng với phong tục, tập quán của người dân. Sự kiên trì và chân thành giúp cô gái trẻ nhận được sự tin tưởng của người dân. Sinh ra và lớn lên tại Tủa Chùa, nơi nổi tiếng với những cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi, Linh đã sớm nhận ra tiềm năng to lớn của loại cây đặc sản này. Tuy nhiên, với cô gái trẻ, trà Shan tuyết không chỉ là một sản phẩm nông nghiệp, mà còn là biểu tượng văn hóa và niềm tự hào của người dân vùng cao Điện Biên.
Phát triển bền vững
Vì vậy, Linh mong muốn không chỉ dừng lại ở việc khai thác mà còn chú trọng đến việc bảo tồn và phát triển bền vững vùng chè cổ thụ. Cô gái trẻ phối hợp với các hộ dân địa phương xây dựng quy trình sản xuất chè sạch, đạt tiêu chuẩn hữu cơ, đồng thời nghiên cứu và thiết kế bao bì, nhãn mác mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
![]() |
Bạn trẻ Nguyễn Mỹ Linh |
Với định hướng "Bảo tồn và phát triển, xây dựng thương hiệu vùng trà Shan tuyết cổ thụ Tủa chùa" Công ty TNHH Hương Linh ra đời. Linh tiếp tục tìm tòi, nâng cao công nghệ và nghiên cứu các vùng chè Shan Tuyết đặc trưng tại Tủa Chùa để chọn lọc cho ra các sản phẩm phù hợp. Nhờ vậy chất lượng sản phẩm nâng cao và dần được thị trường công nhận.
Hiện tại công ty có 3 sản phẩm chè đạt OCOP là: Diệp Thanh Trà – Trà xanh Shan Tuyết Sính Phình, Diệp Thanh Trà – Trà xanh Shan Tuyết cổ thụ Tủa Chùa, Diệp Thanh Trà – Bạch trà Mẫu Đơn. Hai sản phẩm Hồng trà Shan tuyết và Phổ nhĩ trà đã được cấp OCOP 3 sao năm 2024.
Hướng đi mạnh dạn của Linh đã mang lại nhiều kết quả tích cực, giá chè tăng gấp 2-3 lần so với trước đây, tạo việc làm ổn định cho các lao động địa phương với thu nhập trung bình 6-8 triệu đồng/tháng. Không chỉ vậy, cô gái trẻ còn tích cực tham gia các hoạt động quảng bá sản phẩm trà Shan tuyết tại các hội chợ triển lãm nông sản và tổ chức các buổi hội thảo chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp cho thanh niên địa phương.
![]() |
Những cây trà Shan tuyết cổ thụ ở Tủa Chùa (Ảnh NVCC) |
Một số sản phẩm đã được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Singapore, châu Âu.... Năm 2023, Công ty cung cấp ra thị trường 9 tấn trà Shan tuyết thành phẩm, doanh thu đạt 2 tỷ đồng.
Năm 2024, sau 5 năm, diện tích vùng chè liên kết đã mở rộng gần 200 ha của khoảng 1.000 hộ dân với gần 8.000 gốc chè cổ thụ, tuổi đời trung bình 400 năm tuổi, chiếm khoảng 80% sản lượng chè của cả vùng.
Trong hành trình khởi nghiệp, Linh phải đối mặt với không ít khó khăn, từ việc vận động người dân tham gia mô hình sản xuất chè sạch đến tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, bằng sự kiên trì và sáng tạo, cô gái trẻ đã thành công trong việc xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ, giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình trong khu vực trồng chè.
Hành trình kiên cường đó của Linh đã được ghi nhận bằng Giải thưởng “Bền Đam Mê”. “Giải thưởng đã tiếp thêm niềm tin để mình vững bước trên hành trình khởi nghiệp. Mình tin rằn cứ làm bằng đam mê, nhiệt huyết tuổi trẻ, khát vọng cống hiến, chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng, các ban, ngành, đoàn thể, dù phát triển nông nghiệp là một hướng đi khó”, Linh tâm sự.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Con đường đến với âm nhạc của "cậu bé vàng" piano Việt Nam

Chi đội trưởng lan toả năng lượng sống tích cực

Cô học trò nhỏ với "trái tim lớn", xứng danh Cháu ngoan Bác Hồ

Cô học trò nhỏ lập quỹ, dùng AI hỗ trợ nữ sinh vùng cao

Phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo" trong thanh niên tiếp tục được đẩy mạnh

Tỏa sáng khát vọng, viết tiếp trang sử đẹp trong kỷ nguyên vươn mình

Nối vòng tay lớn xóa nhà tạm, nhà dột nát

Trong 1 tuần thực hiện gần 5.000 công trình thanh niên

Chuyện chưa kể của “cô gái vàng” điền kinh Việt Nam
