Mất 2,3 tỷ đồng vì đầu tư tài chính trên mạng xã hội
Đối với chiêu trò trên, các đối tượng thường lập ra các sàn chứng khoán, đầu tiền ảo giả mạo hoặc không được cấp phép hoạt động. Thậm chí, đối tượng còn giả danh là chuyên gia tài chính, chuyên viên chứng khoán hoặc đại diện của các công ty môi giới uy tín.
Tiếp đó, đối tượng mời nạn nhân vào các nhóm đầu tư trên mạng xã hội (Facebook, Telegram, Zalo…) và mời chào nạn nhân tham gia vào sàn mà chúng tạo ra.
Ban đầu, đối tượng quảng cáo sàn giao dịch của mình với lời hứa lãi suất cao, thậm chí đưa ra các bằng chứng giả mạo về lợi nhuận từ các nhà đầu tư trước đó. Sau khi thu hút được số lượng lớn nhà đầu tư và nhận tiền, sàn giao dịch ảo sẽ đóng cửa hoặc biến mất, khiến nhà đầu tư mất sạch số tiền đã đầu tư.
Trước tình trạng trên, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, khuyến cáo người dân tuyệt đối không tham gia không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số, website hay ứng dụng đầu tư tiền ảo.
Trước khi tham gia bất kỳ sàn giao dịch nào, người dân cần kiểm tra giấy phép hoạt động và thông tin về sàn giao dịch; chỉ nên giao dịch trên các sàn được cấp phép bởi cơ quan chức năng; không chia sẻ thông tin cá nhân cho bất kỳ ai dưới mọi hình thức; không tải về các ứng dụng không rõ nguồn gốc hoặc nhấp vào đường dẫn lạ.
Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.