Tag

Mặt hàng Tết đưa về nông thôn đều sản xuất trong nước, rõ nguồn gốc

Thị trường - Tài chính 01/02/2021 08:00
aa
TTTĐ - Nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân nông thôn, nhất là trong các dịp lễ, Tết, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp với các huyện, thị xã khảo sát, tổ chức các điểm bán hàng phục vụ. Sản phẩm được bày bán đều là hàng sản xuất trong nước, có nguồn gốc rõ ràng, tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, các nhóm hàng bình ổn giá…
Tin tức trong ngày 25/1: 100 chuyến hàng Tết sẽ được đưa về ngoại thành Hà Nội đảm bảo đủ hàng Tết phục vụ Nhân dân Hà Nội bố trí 28 điểm để các tỉnh, thành phố tiêu thụ hàng Tết Chủ động nguồn hàng hóa, thực phẩm phục vụ người dân dịp Tết Nguyên đán

Mong chờ những chuyến hàng Tết

Cứ mỗi dịp cận Tết, những chuyến hàng về nông thôn lại được người dân hào hứng chờ đợi. Việc tổ chức các chuyến hàng Việt về vùng nông thôn, khu công nghiệp đã mang lại hiệu quả thiết thực. Điều này không chỉ giúp người dân tiếp cận hàng Việt Nam chất lượng, mà còn hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá thương hiệu.

Bà Phan Thị Mơ (ở Mỹ Đức, Hà Nội) cho biết: “Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp cận Tết, bà con lại háo hức, chờ đợi các chuyến hàng do thành phố Hà Nội tổ chức bán trên địa bàn xã để mua sắm. Hàng hóa đem về địa phương hầu hết là các mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết như gạo, bánh kẹo, thực phẩm khô... Hàng đều có giá cả phù hợp, lại có nhiều phần quà khuyến mại. Tôi rất yên tâm, tin tưởng".

Không chỉ đưa hàng hóa về khu vực nông thôn, Sở Công thương Hà Nội còn phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp đưa hàng Tết về các khu công nghiệp, khu chế xuất trên địa bàn Hà Nội để phục vụ công nhân, người lao động.

Chị Phan Thị Trang, công nhân Công ty TNHH Canon Việt Nam tại Khu công nghiệp Thăng Long (huyện Đông Anh, Hà Nội) cho biết: “Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng Việt Nam đã chủ động đưa hàng vào tận nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, giúp người lao động mua sắm, sử dụng sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, hạn sử dụng bảo đảm, giá cả phù hợp với thu nhập.

Do đó, đội ngũ công nhân, người lao động rất tin tưởng vào sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp được bày bán trong khu công nghiệp”.

Mặt hàng Tết đưa về nông thôn đều sản xuất trong nước, rõ nguồn gốc
Người dân tham quan, mua sắm hàng hóa dịp Tết Nguyên đán

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Thông thường, khoảng 2-3 tuần trước Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp sản xuất, phân phối bắt đầu đưa các chuyến hàng Việt về khu vực nông thôn. Đối với vùng sâu, vùng xa và khu công nghiệp, các chuyến hàng thường tổ chức sát với ngày người lao động bắt đầu nghỉ Tết và kéo dài khoảng 4-5 ngày.

Việc đưa hàng Tết về khu vực ngoại thành đã, đang góp phần giúp người dân khu vực xa trung tâm có cơ hội tiếp cận nguồn hàng chất lượng, an toàn với mức giá phù hợp; Từng bước gắn kết người tiêu dùng với các doanh nghiệp trong nước, thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Cam kết đủ hàng, không sốt giá

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Năm 2021, nhằm đưa hàng hóa đến với người dân các huyện ngoại thành, xã miền núi, khu công nghiệp trong dịp Tết Nguyên đán, theo kế hoạch, Sở Công thương Hà Nội sẽ tổ chức 12 phiên chợ Việt, 300 chuyến bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu mua sắm của Nhân dân và người lao động.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp bán lẻ sẽ tổ chức bán hàng phục vụ Tết tại 28 trung tâm thương mại, 142 siêu thị, 455 chợ và 11.382 trang wesite, sàn thương mại điện tử và hàng nghìn cửa hàng tiện lợi, chuỗi kinh doanh mặt hàng nông sản thực phẩm.

Đánh giá về việc tổ chức các chuyến bán hàng lưu động phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong dịp Tết Nguyên đán, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu cho rằng: Đây là một nét đẹp của các doanh nghiệp Việt hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, qua đó góp phần thiết thực bảo đảm an sinh xã hội, kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường.

Mặt hàng Tết đưa về nông thôn đều sản xuất trong nước, rõ nguồn gốc
Việc đưa hàng Tết về khu vực ngoại thành đã, đang góp phần giúp người dân khu vực xa trung tâm có cơ hội tiếp cận nguồn hàng chất lượng, an toàn với mức giá phù hợp

Nông thôn được nhiều doanh nghiệp nhận định là thị trường lớn, đầy tiềm năng. Qua các phiên chợ hàng Việt, có thể thấy bên cạnh những kết quả đạt được, để “đánh thức” thị trường nông thôn phải có những giải pháp cụ thể, bài bản và lâu dài hơn.

Theo đó các phiên chợ hàng Việt cần bảo đảm về quy mô, thời gian, trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong quá trình giới thiệu sản phẩm, hướng dẫn và trực tiếp bán hàng, tư vấn cách bảo quản, sử dụng hàng hóa. Đồng thời, làm tốt hơn các chương trình hỗ trợ truyền thông, tiếp thị cho các sản phẩm mới, đưa các sản phẩm hàng hóa trong nước tới tay người tiêu dùng…

Thực tế cho thấy do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thói quen của người tiêu dùng đã thay đổi từ mua sắm trực tiếp sang online. Vì vậy ngoài việc đưa hàng về nông thôn, nhiều doanh nghiệp bán lẻ đang đẩy mạnh triển khai hình thức bán hàng trực tuyến trong dịp Tết năm nay.

Theo Tổng Giám đốc Hapro Vũ Thanh Sơn, để kích cầu sức mua của người tiêu dùng, Hapro đã phối hợp với Công ty TNHH bán lẻ BRG (BRG Retail) đẩy mạnh triển khai hình thức mua sắm trực tuyến qua App BRG Shopping, fanpage, hotline, thẻ khách hàng thân thiết BRG Elite… với chính sách giao hàng tại nhà, tận nơi và với hóa đơn mua hàng trên 500.000 đồng sẽ được miễn phí vận chuyển trong phạm vi 3km.

Tương tự, siêu thị Co.opmart đã đẩy mạnh triển khai mua sắm online, wesbite. Ngoài ra, những khách hàng thân thiết của hệ thống này cũng có thể sử dụng điện thoại để gọi đến các siêu thị gần nhất đặt hàng và được giao miễn phí tại nhà.

Giám đốc siêu thị Co.opmart Hà Đông Nguyễn Thị Kim Dung chia sẻ: Từ đầu tháng 3 đến nay, kênh mua sắm online hệ thống siêu thị Co.opmart trên toàn quốc đã tăng gấp 10 lần so với ngày bình thường. Hệ thống siêu thị Big C triển khai dịch vụ "Gọi điện đặt hàng", giao hàng miễn phí với hóa đơn từ 200.000 đồng trở lên.

Có thể thấy, Tết là mùa “làm ăn” của doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Trong tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường, việc tìm ra hướng đi phù hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh là rất cần thiết, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người dân và giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trước mắt.

Đọc thêm

Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm Thị trường - Tài chính

Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm

TTTĐ - Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ khiến mặt hàng này tăng giá, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các chuyên gia đã có những phân tích cụ thể.
“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank Thị trường - Tài chính

“Mưa” quà tặng hơn 3 tỷ đồng dành cho khách hàng Vietbank

TTTĐ - Tiếp nối thành công của chương trình "Quà tặng tiền tỷ, chào Thu hết ý", Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương tín (Vietbank) tung ưu đãi "Mùa hội, bội quà" nhằm tri ân khách hàng nhân mùa lễ hội sôi động cuối năm.
Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Dự án STEP: Góp phần phát triển tài chính toàn diện tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Quản lý dự án STEP đã tổ chức tổng kết dự án Đẩy mạnh hệ thống Quỹ tín dụng Nhân dân (STEP).
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp Thị trường - Tài chính

Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp

TTTĐ - Để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn kịp thời, Sacombank triển khai dịch vụ “Giải ngân trực tuyến” trên hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking) tại www.isacombank.com.vn, cho phép khách hàng nhận vốn vay nhanh chóng. Đây là một bước tiến mới nhằm số hóa quy trình giao dịch với khách hàng của Sacombank.
Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm Kinh tế

Quảng Ngãi: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang lưu ý các chủ đầu tư tăng cường trách nhiệm, phối hợp giải quyết các vướng mắc, quyết tâm đẩy nhanh tiến độ thi công, phấn đấu đến hết năm 2024, giải ngân vốn đầu tư công đạt 80% kế hoạch vốn giao.
Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng Kinh tế

Tạo lập môi trường kinh doanh xăng dầu minh bạch, bình đẳng

TTTĐ - Bộ Tài chính lưu ý, người dân khi mua xăng dầu yêu cầu nhân viên phải trả màn hình hiển thị kết quả đo lường về số 0 trước khi tiếp tục bán hàng để chống gian lận, bảo vệ người tiêu dùng.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 62.000 tỷ đồng

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với doanh thu bán lẻ hàng hóa trong tháng 10 ước đạt 6.211,8 tỷ đồng, tăng 11,87% so với cùng kỳ, lũy kế 10 tháng, ước đạt 62.026,08 tỷ đồng, tăng 12,98%.
Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế Thị trường - Tài chính

Khoản 3, Điều 15 của Dự thảo sửa đổi Luật Thuế GTGT là không thực tế

TTTĐ - Theo ĐBQH Trịnh Xuân An, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội, qua nghiên cứu và tham khảo từ các chuyên gia kinh tế, có thể thấy, nếu chiếu theo quy định của khoản 3, Điều 15, doanh nghiệp nào chỉ sản xuất một mặt hàng là phân bón mới được khấu trừ thuế, còn sản xuất 2,3,4 mặt hàng (trong đó có phân bón) thì không được khấu trừ. Điều này là không thực tế.
Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics Thị trường - Tài chính

Khu thương mại tự do, động lực cho Đà Nẵng phát triển logistics

TTTĐ - Đà Nẵng tiên phong mở ra một chương mới cho logistics Việt Nam với việc thành lập Khu thương mại tự do, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh Thị trường - Tài chính

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng mạnh

TTTĐ - Trong 10 tháng năm 2024, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng, tổng thu ngân sách đạt gần 90% dự toán.
Xem thêm