Tag

Máy thở hỗ trợ điều trị Covid-19 của trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Giáo dục 16/05/2020 09:56
aa
TTTĐ - Dựa theo các yêu cầu và quy định của Bộ Y tế, các khuyến cáo của Hiệp hội phát triển thiết bị y tế thế giới AAMI ban hành, hoạt động đơn giản với các linh phụ kiện thiết yếu được sản xuất hoàn toàn trong nước... các giảng viên, nhà khoa học trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã chế tạo thành công máy thở “made in Bách khoa”

Máy thở hỗ trợ điều trị Covid-19 của trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Máy thở BK-Vent do các giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu chế tạo

Bài liên quan

Đại học Thành Đô tuyển sinh hệ Đại học, Cao đẳng đợt 1 năm 2020

“Sing and Stay”: Cuộc thi online dành cho những người trẻ đam mê âm nhạc

Đại học Kinh tế Quốc dân công bố 3 phương thức tuyển sinh năm 2020

Nếu đại dịch bùng phát và thiếu máy thở, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tự sản xuất và cung cấp cho các cơ sở y tế với số lượng lớn và thời gian nhanh. Dự kiến có thể sản xuất từ 300 - 500 máy thở/tháng.

Viện Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế đã đo lường, kiểm tra và đánh giá đạt các thông số kỹ thuật, máy thở BK-Vent ứng dụng trong hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 do các giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội nghiên cứu chế tạo.

Đây là đề tài nghiên cứu cấp cơ sở trọng điểm năm 2020, thực hiện từ ngày 4 - 30/4/2020 do PGS. TS Vũ Duy Hải, Giám đốc Trung tâm Điện tử Y sinh, Đại học Bách khoa Hà Nội làm chủ nhiệm. Cùng tham gia nhóm nghiên cứu còn có 9 thành viên thuộc các chuyên ngành Cơ khí, Cơ khí động lực, Điện tử Viễn thông, Kỹ thuật y sinh và Kỹ thuật hóa học.

Máy thở hỗ trợ điều trị Covid-19 của trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Các giảng viên, nhà khoa học trường Đại học Bách khoa Hà Nội hướng tới mục tiêu nghiên cứu chế tạo máy thở có khả năng hỗ trợ điều trị cho những bệnh nhân viêm hô hấp cấp do SARS-CoV-2 (Covid-19) dựa theo các yêu cầu và quy định của Bộ Y tế, khuyến cáo của Hiệp hội Phát triển thiết bị y tế thế giới AAMI ban hành.

Máy hoạt động đơn giản với các linh phụ kiện thiết yếu được sản xuất hoàn toàn trong nước. Thời gian nghiên cứu chế tạo ngắn, có khả năng sản xuất số lượng lớn khi có yêu cầu. Nếu đại dịch bùng phát và thiếu máy thở, Đại học Bách khoa Hà Nội sẽ tự sản xuất và cung cấp cho các cơ sở y tế với số lượng lớn và thời gian nhanh. Dự kiến có thể sản xuất từ 300 - 500 máy thở mỗi tháng.

PGS. TS Vũ Duy Hải cho biết: Máy thở BK-Vent của Đại học Bách khoa Hà Nội có thể thực hiện được chức năng hỗ trợ điều trị tốt cho bệnh nhân thông qua việc kết hợp 2 chế độ trợ thở gồm: Chế độ trợ thở áp lực dương liên tục CPAP và chế độ trợ thở điều khiển theo thể tích VAC. Bên cạnh đó, các chức năng điều khiển thông minh của sản phẩm sẽ giúp cho việc phát hiện, đồng bộ với nhịp thở sinh học của người bệnh được chính xác và hiệu quả.

Được biết, để cho ra đời một chiếc máy thở đạt chuẩn dùng trong y tế đòi hỏi các nhà sản xuất phải nghiên cứu và xây dựng quy trình chế tạo kỹ lưỡng. Điều này sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Trong điều kiện bình thường (không có dịch bệnh), nhu cầu về máy thở là không quá nhiều. Vì thế trên thế giới cũng chỉ có một số công ty chuyên sản xuất về máy thở.

Tuy nhiên trong điều kiện dịch bệnh, đặc biệt là thời điểm hiện tại, khi đại dịch Covid-19 đang bùng phát và có diễn biến phức tạp, việc tổ chức sản xuất máy thở của các hãng sẽ gặp nhiều khó khăn. Tình hình dịch bệnh đã khiến nhiều công ty sản xuất thiết bị y tế buộc phải cho công nhân nghỉ làm để giảm thiểu tối đa sự lây lan của dịch Covid-19. Trong khi nhu cầu sử dụng máy thở lại tăng lên đột biến. Do đó, trong thời gian qua, Chính phủ nhiều nước trên thế giới đã kêu gọi các tập đoàn công nghệ, các trường đại học nghiên cứu sản xuất máy thở để phục vụ phòng chống đại dịch.

Tại Việt Nam, hiện tại gần như chưa có công ty nào sản xuất máy thở chuyên dụng để phục vụ cho ngành y tế, hầu hết đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, tất cả các đơn hàng nhập khẩu máy thở đều đã bị từ chối.

Với kịch bản dịch Covid-19 có số ca nhiễm từ 50.000 người trở lên thì Việt Nam chắc sẽ bị thiếu máy thở và đi kèm với quá tải hệ thống y tế, đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên gia. Trước những giải pháp mà Chính phủ ban hành, việc triển khai nghiên cứu sản xuất máy thở trong nước trong thời gian ngắn để ứng phó với dịch bệnh đang là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, đặc biệt là sự vào cuộc của các tập đoàn công nghệ, các trường như Đại học Bách khoa Hà Nội.

Một số ưu điểm của máy thở BK-Vent

• Có đủ chế độ trợ thở trong việc hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp cấp Covid-19 (dựa theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế và khuyến cáo của Hiệp hội Phát triển thiết bị y tế thế giới AAMI).

• Đại học Bách khoa Hà Nội đã hoàn toàn làm chủ công nghệ, có thể tự sản xuất máy thở, các bộ phận thiết yếu và vật tư tiêu hao đi kèm với nguồn vật liệu sẵn có trong nước.

• Sản phẩm chế tạo mẫu BK-Vent đã được Viện Trang thiết bị và Công trình y tế, Bộ Y tế đo lường, kiểm tra và đánh giá kỹ thuật.

• Có thể sản xuất số lượng lớn trong thời gian ngắn, dự kiến từ 300 - 500 máy/tháng.

• Giá thành thấp.

Đọc thêm

Bữa trưa miễn phí cho học sinh: Chủ trương đúng, lợi ích dài lâu Giáo dục

Bữa trưa miễn phí cho học sinh: Chủ trương đúng, lợi ích dài lâu

TTTĐ - Gợi mở về bữa trưa miễn phí cho học sinh Hà Nội của Tổng Bí thư Tô Lâm khiến phụ huynh mừng vui, phấn khởi. Phía sau bữa trưa miễn phí là sự quan tâm thiết thực đến việc phát triển thể chất, tinh thần, tương lai thế hệ trẻ.
Nhịp cầu giáo dục thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Nga Giáo dục

Nhịp cầu giáo dục thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Nga

TTTĐ - Phòng Văn hóa Việt - Nga trở thành một không gian giao lưu văn hóa giúp học sinh thêm am hiểu về tinh hoa văn hóa thế giới, một không gian học tập với phương châm “học đi đôi với hành”.
133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học Giáo dục

133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học

TTTĐ - Sáng 8/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025.
Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định Giáo dục

Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định

TTTĐ - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đang khẩn trương xác minh thông tin giáo viên Trường THCS Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định.
Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng Giáo dục

Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn gửi các đơn vị về việc tuyên truyền học sinh, sinh viên cảnh báo thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng, thuê bao di động để chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam Giáo dục

Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam

TTTĐ - Trong tháng 5 này, Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) phối hợp cùng các đối tác tổ chức một loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành riêng cho học sinh sinh viên (HSSV) Việt Nam: Từ lớp học sáng tạo theo phong cách Kiwi”, trại hè mini” khám phá đất nước, con người New Zealand, cho đến Ngày hội Phiêu lưu New Zealand độc đáo.
10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới Giáo dục

Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục Giáo dục

Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục

TTTĐ - Trong 3 năm triển khai (2022 - 2025), phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục Hà Nội bước đầu đã thể hiện quyết tâm của Thủ đô trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, khắc phục hạn chế, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nội và ngoại thành Hà Nội.
Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”... Giáo dục

Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”...

TTTĐ - Để buổi họp phụ huynh không chỉ là “báo cáo - phê bình - kiến nghị” mà trở thành một buổi gặp gỡ thực sự có ý nghĩa, cô Lê Thị Thu Nết, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đã "thiết kế" một mô hình mới trong việc tổ chức họp phụ huynh ở tiểu học.
Xem thêm