Tag

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

Nghệ thuật 18/04/2025 13:17
aa
TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo và phát triển bền vững Đa dạng hoá mô hình tổ chức Trung tâm công nghiệp văn hoá

Đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và có ý nghĩa quan trọng

Tại Hội thảo, đồng chí Lê Xuân Kiêu đánh giá cao Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô).

Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám nhận định đây là văn bản rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của công nghiệp văn hoá của Thủ đô Hà Nội.

Nghị quyết sẽ tạo hành lang pháp lý và cơ chế hoạt động rõ ràng, giúp cho các trung tâm công nghiệp văn hóa có cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước; là căn cứ để quản lý, phân bổ ngân sách, nhân sự, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như vận hành bộ máy một cách minh bạch, hiệu quả.

Đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phát biểu tại Hội thảo
Đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám phát biểu tại Hội thảo

Đồng thời, nghị quyết sẽ thúc đẩy sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực văn hóa, tạo điều kiện để các cá nhân, tổ chức, nghệ sĩ, doanh nghiệp văn hóa phát triển sản phẩm văn hóa sáng tạo, ứng dụng công nghệ mới, thúc đẩy thị trường hàng hóa và dịch vụ văn hóa.

Thông qua đó, góp phần phát triển kinh tế dựa trên giá trị văn hóa, khai thác hiệu quả các tài sản văn hóa thông qua các ngành như: Du lịch văn hóa, thiết kế sáng tạo, điện ảnh, mỹ thuật, thủ công mỹ nghệ, biểu diễn nghệ thuật...

Giao quyền cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Đồng chí Lê Xuân Kiêu đưa ra phân tích: Trong Dự thảo Nghị quyết, hiện có 3 mô hình tổ chức của trung tâm công nghiệp văn hóa: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, hợp tác xã là hợp lý, phù hợp với thực tiễn các địa điểm thành phố dự kiến phát triển các trung tâm công nghiệp văn hoá tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng, các khu vực khác có lợi thế về vị trí không gian văn hoá và công trình tài sản công là các cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, trụ sở các cơ quan, đơn vị đã thực hiện việc di dời, công trình sự nghiệp công, cơ sở hạ tầng khác thuộc sở hữu nhà nước chưa giao, chưa cho thuê, chưa có phương án giao, cho thuê, xử lý tài sản.

Đối với doanh nghiệp và hợp tác xã, việc thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đối với đơn vị sự nghiệp công lập, điều kiện thành lập mới theo Nghị định 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ phải tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu).

Như vậy, cả theo quy định và thực tế, trong bối cảnh tinh gọn bộ máy như hiện nay, việc thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư để vận hành trung tâm công nghiệp văn hóa là khó khả thi.

Những không gian sáng tạo mang đóng góp cho hoạt động phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô
Những không gian sáng tạo mang đóng góp cho hoạt động phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô

Theo mục 4, điều 9 của Dự thảo đã đưa ra trường hợp không thành lập đơn vị sự nghiệp công lập để quản lý, vận hành hoạt động của trung tâm tâm công nghiệp văn hoá, UBND cấp có thẩm quyền được nhượng quyền cho doanh nghiệp, hợp tác xã đủ điều kiện theo quy định tại Nghị quyết này và quy định khác của pháp luật có liên quan để khai thác, quản lý trung tâm công nghiệp văn hóa theo quy định của Nghị quyết số 27/2024/NQ-HĐND ngày 19/11/2024 của HĐND thành phố Hà Nội quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố Hà Nội.

Tuy nhiên, trong dự thảo nghị quyết chưa đề cập đến các đơn vị sự nghiệp công lập hiện đang hoạt động, có khả năng phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa, xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa.

Do đó, với các không gian dự kiến phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa như trong dự thảo Nghị quyết, nên giao cho các doanh nghiệp, hợp tác xã triển khai thực hiện theo các điều khoản cụ thể của Nghị quyết này.

Đối với các tài sản công đang thuộc quản lý của các đơn vị sự nghiệp, có lợi thế về không gian văn hoá, hiện chưa phát huy tốt hiệu quả trong sử dụng, có thể thành lập trung tâm công nghiệp văn hoá, do đơn vị sự nghiệp vận hành.

Theo đồng chí Lê Xuân Kiêu, thuận lợi của mô hình này là: Đơn vị sự nghiệp công lập có bộ máy tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất, là đơn vị trực tiếp quản lý tài sản, không cần phải thành lập một tư cách pháp nhân mới.

Những tri thức văn hóa được lưu giữ tại các di tích lịch sử văn hóa do đơn vị sự nghiệp quản lý là cơ sở cho các hoạt động sáng tạo. Ngoài giá trị tài sản hữu hình được giao quản lý, một số đơn vị sự nghiệp cũng được giao quản lý các cơ sở có giá trị về thương hiệu, là điều kiện quan trọng để thu hút các tổ chức, cá nhân, các nghệ sĩ đến hoạt động.

Đồng thời, đồng chí Lê Xuân Kiêu cũng chỉ ra khó khăn của mô hình: Mặc dù có nguồn nhân lực nhưng chưa được đào tạo, chưa hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa; đơn vị sự nghiệp công lập chưa có bộ phận có chức năng, nhiệm vụ phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hoá.

Kết hợp các nguồn lực

Từ thực tiễn nêu trên, đồng chí Lê Xuân Kiêu đề xuất thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa hoặc bộ phận có chức năng, nhiệm vụ xây dựng, phát triển sản phẩm công nghiệp văn hóa; liên kết với các tổ chức, cá nhân vận hành trung tâm công nghiệp văn hóa với các chính sách, ưu đãi như với đơn vị sự nghiệp mới thành lập để vận hành các khu công nghiệp văn hóa.

Từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên cho thấy, trong trường hợp này, đơn vị sự nghiệp công lập là chủ thể xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa là phù hợp với thực tiễn, có trách nhiệm tổ chức không gian hoạt động và hợp tác với các chủ thể sáng tạo (các nghệ sĩ, không gian sáng tạo…) để phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Như vậy, theo mô hình này, Trung tâm công nghiệp văn hóa vận hành dựa trên sự hợp tác giữa một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Nhà nước với các tổ chức, cá nhân để kết hợp nguồn lực của nhà nước là tài sản công, đầu tư về cơ sở hạ tầng, điều kiện hoạt động cho các nhóm sáng tạo và chuyên môn, tri thức, kinh nghiệm của các nghệ sĩ, người hoạt động sáng tạo, truyền thông, tài chính theo ba giai đoạn: Sáng tạo các ý tưởng - phát triển các sản phẩm công nghiệp văn hóa - thương mại hóa các sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

Theo đó, các hoạt động chủ yếu của Trung tâm công nghiệp văn hóa là: Không gian sáng tạo và trải nghiệm văn hóa; Trung tâm trưng bày - triển lãm - giao lưu văn hóa; Hoạt động giáo dục - tương tác công chúng; Hoạt động dịch vụ văn hóa - du lịch.

Cơ chế vận hành về tài chính: Nguồn vốn đầu tư ban đầu là kinh phí của các đơn vị sự nghiệp cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; Hợp tác công tư (PPP): Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư một số hạng mục; Hỗ trợ từ các quỹ văn hóa.

Nguồn thu vận hành: Bán vé trải nghiệm, triển lãm; cho thuê không gian tổ chức sự kiện, studio sáng tạo; Kinh doanh dịch vụ (cà phê, lưu niệm, tour...).

Từ những nội dung nêu trên, để có thể xây dựng được trung tâm công nghiệp văn hóa do các đơn vị sự nghiệp công lập vận hành, Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đề xuất: Các chính sách ưu đãi của thành phố đối với các đơn vị sự nghiệp công nghiệp mới thành lập để quản lý trung tâm công nghiệp văn hóa được áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập đang hoạt động, được giao nhiệm vụ xây dựng, vận hành trung tâm công nghiệp văn hóa; thành phố cho phép đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện mô hình thí điểm xây dựng trung tâm công nghiệp văn hóa, thời gian từ 2 - 3 năm.

Đọc thêm

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975 Nghệ thuật

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả Nghệ thuật

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-SVHTT “Công tác thông tin trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025; 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)”. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự” Nghệ thuật

Kiến trúc đặc biệt chùa Bãi “Linh Châu tự”

TTTĐ - Được xây dựng từ thế kỷ XVII, chùa Bãi "Linh Châu tự" nằm trên một khu đất rộng rãi miền đất bãi phía tả ngạn dòng sông Đáy thuộc xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Với kiến trúc độc đáo của mình, chùa Bãi "Linh Châu tự" vừa đón nhận Bằng công nhận Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Xem thêm