Mở lớp đào tạo nghề truyền thống đậu bạc Định Công
Chia sẻ kinh nghiệm "truyền lửa", giữ nghề truyền thống Đúc đồng Ngũ Xã - hơn 400 năm bảo tồn nghề truyền thống Để các sản phẩm làng nghề Việt vươn xa... |
Bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Định Công phát biểu tại buổi lễ |
Phát biểu tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Định Công cho biết, là một trong 4 làng nghề thủ công tinh xảo nhất ở đất Kinh kỳ xưa, nghề đậu bạc làng Định Công đã có khoảng 1.500 năm nay.
Sản phẩm đậu bạc của Định Công nức danh khắp đất Kinh kỳ xưa và nhiều nghệ nhân được vào Kinh thành làm đồ trang sức cho triều đình.
Trước tình hình các nghề và làng nghề truyền thống trên địa bàn Thủ đô có nguy cơ bị mai một, nhằm vực dậy các làng nghề truyền thống và phát triển kinh tế du lịch làng nghề, với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phường quyết định tổ chức các lớp đào tạo nghề truyền thống đậu bạc đầu tiên.
Sau khi hoàn thành lớp đào tạo, học viên được cấp giấy chứng nhận đào tạo nghề ngắn hạn do Hợp tác xã Đậu Bạc Định Công cấp; Được giới thiệu đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề và giới thiệu việc làm phát triển nghề và tăng thu nhập.
Trao quyết định cho Hợp tác xã đậu bạc Định Công sử dụng địa danh - Định Công |
Đại diện UBND quận Hoàng Mai trao quyết định về việc phê duyệt phương án bảo tồn, quảng bá, phát triển nghề đậu bạc Định Công cho UBND phường |
Đại diện lãnh đạo phường Định Công động viên học viên khi tham gia lớp học |
Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã trao Quyết định số 6086 của UBND TP Hà Nội, ngày 29/11/2023 về việc cho phép Hợp tác xã đậu bạc Định Công sử dụng địa danh - Định Công, để đăng ký nhãn hiệu tập thể kim hoàn đậu bạc Định Công, cho dịch vụ mua bán và sản phẩm đậu bạc ở phường.
Nhiều bạn trẻ thuộc diện khuyết tật tham gia lớp học với mong muốn có được công việc ổn định sau này |
Đồng thời, Ban tổ chức trao Quyết định 1488/QĐ-UBND ngày 26/6/2023 của UBND quận Hoàng Mai về việc phê duyệt phương án bảo tồn, quảng bá, phát triển nghề Đậu Bạc Định Công.
Ông Quách Phan Tuấn Anh, nghệ nhân đậu bạc |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Quách Phan Tuấn Anh, nghệ nhân đậu bạc, giảng viên lớp học mong muốn, với tình yêu quê hương, sự nhiệt tình, chăm chỉ, ham học hỏi, tỉ mỉ… các học viên sẽ sớm nắm bắt được kĩ thuật của nghề, sau 3 tháng rèn luyện có thể trở thành người thợ đậu bạc, góp phần duy trì nghề truyền thống của Định Công.
Là một trong những học viên của lớp học được hưởng chế độ ưu đãi học nghề đậu bạc hoàn toàn miễn phí, học viên Lê Đức Hạnh bày tỏ sự quyết tâm sẽ học tập nghiêm túc, theo đuổi nghề để thời gian tới “sống được bằng nghề”, góp phần phát triển nghề truyền thống của địa phương.
Ông Đàm Tiến Thắng, Ủy viên BTV Quận ủy Hoàng Mai, Phó Chủ tịch UBND quận phát biểu tại buổi lễ |
Khẳng định vai trò của lớp đào tạo nghề ngắn hạn đậu bạc Định Công, ông Đàm Tiến Thắng, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai cho biết, lớp học nhằm chọn ra được những người yêu nghề, những người muốn duy trì nghề này phát triển.
Hi vọng qua lớp đào tạo, tương lai sẽ có một làng nghề cho Định Công và đây sẽ là điểm đến du lịch làng nghề hấp dẫn của Hoàng Mai nói riêng, Thủ đô Hà Nội nói chung.
Qua đó thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm và mua sản phẩm, tạo ra các giá trị thương mại ngày càng cao, góp phần gìn giữ và phát triển nghề truyền thống địa phương.
Các đại biểu tham quan sản phẩm đậu bạc Định Công |
Ngay sau lễ khai giảng, các đại biểu đã cùng tham quan không gian lớp học và trực tiếp chiêm ngưỡng, mua các sản phẩm đậu bạc tinh xảo, có tính ứng dụng cao do các nghệ nhân và thợ thủ công lành nghề ở Định Công chế tác.
Các đại biểu, nghệ nhân đậu bạc và 35 học viên đầu tiên tại lễ khai giảng nghề truyền thống đậu bạc |