Tag

Bài ca đẹp về lòng sùng đạo, vị tha và yêu chuộng hòa bình

Người Hà Nội 16/05/2025 15:57
aa
TTTĐ - Những ngày Nhân dân và Phật tử được cung rước, chiêm bái và đảnh lễ xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại Hà Nội thực sự là một sự kiện quan trọng, quý hiếm. Dưới ánh sáng của Phật pháp từ bi, mọi người đến chùa Quán Sứ không chỉ thể hiện lòng sùng đạo mà còn viết nên bài ca đẹp về lòng vị tha, yêu chuộng hòa bình, hướng đến tình đoàn kết và an lạc cho khắp pháp giới chúng sinh.
Triển lãm “Bài ca thống nhất” tái hiện ký ức hào hùng của dân tộc Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện

Lan tỏa nét đẹp người Hà Nội

Sự kiện cung rước xá lợi Phật tại Thủ đô một lần nữa cho thấy tinh thần, trách nhiệm và chất người Hà Nội được tỏa sáng, trở nên đẹp hơn rất nhiều trong mắt Nhân dân trong nước và quốc tế.

Cũng như những sự kiện trọng đại khác, bao giờ cũng vậy, người Hà Nội đặt tinh thần vị tha, vì cộng đồng lên hết thảy. Phát huy tinh thần tự giác, tự nguyện tham gia vào việc chung, lần này đánh giá được quy mô, ý nghĩa và tầm quan trọng của sự kiện, việc chuẩn bị được Ban Tổ chức cùng các cơ quan chức năng thực hiện chu đáo.

Dòng người trật tự thành tâm tiến vào lễ xá lợi Phật
Dòng người trật tự thành tâm tiến vào lễ xá lợi Phật

Trong suốt những ngày diễn ra sự kiện, an ninh, an toàn được đảm bảo. Mặc dù thời tiết lúc nắng nóng lúc có mưa nhưng dòng người đến chiêm bái, đảnh lễ vẫn diễn ra trật tự, lần lượt. Đối với những người Hà Nội và cả Nhân dân, Phật tử thập phương về đảnh lễ, mọi người đều tuân thủ quy định của Ban Tổ chức.

Người Hà Nội thể hiện tinh thần hiếu khách, thân thiện, của chủ nhà. Bà Lâm Thị Chúc (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết hòa trong dòng người đông đúc nhưng ai nấy đều thành tâm niệm Phật. "Dưới ánh sáng của Phật, chúng sinh bình đẳng như nhau. Chúng tôi cùng hướng về điều thiện, điều lành nên không chỉ lòng thành mà còn phải thể hiện bằng hành động.

Các tình nguyện viên hướng dẫn Phật tử và Nhân dân
Các tình nguyện viên hướng dẫn phật tử và Nhân dân

Là người Hà Nội, thông thuộc đường sá và cũng đã tìm hiểu quy định của Ban Tổ chức nên chúng tôi nhiệt tình chuyện trò, hướng dẫn, động viên các Phật tử từ phương xa đến. Đặc biệt người già, người đau yếu luôn được ưu tiên", bà Chúc chia sẻ.

Với số lượng người rất lớn, chùa mở cửa xuyên đêm, công tác phục vụ cũng được tiến hành xuyên đêm để đáp ứng nguyện vọng của phật tử. Đặc biệt, trong những ngày diễn ra sự kiện không thể không kể đến công lao đóng góp của các tình nguyện viên phát tâm tình nguyện làm công quả.

Bài ca đẹp về lòng sùng đạo, vị tha và yêu chuộng hòa bình

Không chỉ những người trung tuổi mà các thiện nam tín nữ độ tuổi thanh niên cũng ghi dấu ấn sức trẻ, lòng nhiệt tình và trách nhiệm với cộng đồng của mình. Theo Ban Tổ chức, số lượng Nhân dân, phật tử đổ về Hà Nội trong mấy ngày này tăng đột biến, trong đó có nhiều người già và trẻ em.

Do đó, Ban Tổ chức phải huy động hơn 3.000 tình nguyện viên từ các đoàn như: Đoàn tình nguyện viên của Thành đoàn Hà Nội; Đoàn tình nguyện viên Hương từ bi; Đoàn tình nguyện viên quận Hoàng Mai và đoàn Đạo tràng Liên Hoa… cùng hỗ trợ.

Các tình nguyện viên phát nước, bánh, quạt miễn phí cho người dân. Đồng thời, với những người già, yếu, khuyết tật... đều được hỗ trợ nhiệt tình để hoàn thành tâm nguyện chiêm bái, đảnh lễ xá lợi Phật.

Mọi trái tim đều hướng Phật
Mọi trái tim đều hướng Phật

Nhiều bạn trẻ cho biết ngoài việc tu tập tại chùa thì làm công quả tại sự kiện như thế này cũng mang lại ý nghĩa rất lớn. Đây vừa là việc tâm linh, vừa hướng con người đến với điều thiện lành, nâng cao trách nhiệm vì cộng đồng nên chẳng ai quản ngại khó khăn, tất cả đều hăng hái làm việc xuyên ngày đêm, đảm bảo cho mọi người đến đều được chiêm bái, đảnh lễ xá lợi Phật như tâm nguyện.

Thắp sáng tinh thần Việt Nam

Không chỉ dừng lại ở việc người dân Hà Nội hay Việt Nam được chiêm bái, đảnh lễ xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni, sự kiện còn mang tính chất toàn cầu bởi diễn ra trong Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc.

Đúng như tinh thần của chủ đề Vesak 2025 là “Đoàn kết và khoan dung vì nhân phẩm: Trí tuệ Phật giáo cho hòa bình và phát triển bền vững”, những ngày qua, dòng người đến chiêm bái xá lợi Phật cùng thắp sáng tinh thần của người Việt, đó là yêu chuộng hòa bình, mộ đạo và cầu nguyện bình an cho khắp pháp giới chúng sinh.

Cận cảnh xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni được tôn trí tại chùa Quán Sứ
Cận cảnh xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni được tôn trí tại chùa Quán Sứ

Những sắc màu văn hóa Việt Nam, sự thiện lương, sùng đạo, thành tâm hướng Phật, làm theo lời Phật dạy của người Việt truyền đi khắp thế giới, nói với bạn bè quốc tế về một dân tộc có tinh thần đoàn kết rất cao, mong muốn được làm bạn với năm châu.

"Tinh thần của Phật là từ bi hỉ xả, nếu lễ bái Phật mà mình không thực hiện được những điều đó thì chưa phải là thật sự thành tâm. Do đó, mọi người đến đây đều nhất tâm hòa đồng, hướng Phật, lòng thành và đoàn kết", phật tử Hoàng Tiến Dũng tâm sự.

Người dân lòng thành chiêm bái và đảnh lễ
Người dân lòng thành chiêm bái và đảnh lễ

Đây là lần đầu tiên xá lợi thân thể (Shariradhātu) của Đức Phật được cung thỉnh đến Việt Nam, đánh dấu mối hợp tác sâu rộng giữa Chính phủ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Chính phủ Ấn Độ và các tổ chức Phật giáo quốc tế.

Việt Nam là nước thứ 4 trên thế giới được cung nghênh xá lợi Phật trong dịp Đại lễ Vesak Liên hợp quốc. Điều đó cho thấy sự vinh hạnh đồng thời cũng khẳng định sự đóng góp của Việt Nam vào sứ mệnh hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc vì hòa bình và phát triển bền vững.

Sắc màu văn hóa và tinh thần Việt Nam được thắp sáng thông qua sự kiện
Sắc màu văn hóa và tinh thần Việt Nam được thắp sáng thông qua sự kiện

Đại lễ Vesak Hợp quốc được xem là hoạt động rất tích cực của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong đường lối đối ngoại Nhân dân, tăng cường sự hiểu biết, giao lưu, hợp tác hữu nghị thân thiết giữa Nhân dân Việt Nam với tất cả bạn bè quốc tế trên thế giới.

Nhận lời đề nghị của Chính phủ Việt Nam tại công hàm số 1231/BNG-TCQT ngày 31/12/2024, Chính phủ Ấn Độ đã đồng ý để Giáo hội Phật giáo Việt Nam được cung rước Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni bảo vật Quốc gia Ấn Độ sang Việt Nam tôn trí từ ngày 2 - 21/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam.

Bài ca đẹp về lòng sùng đạo, vị tha và yêu chuộng hòa bình

Xá lợi Phật cung rước sang Việt Nam được cung thỉnh từ Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ và có nguồn gốc từ thánh địa Phật giáo Sarnath, nơi Đức Phật thuyết bài pháp đầu tiên Dhammacakkappavattana Sutta.

Theo quy định của pháp luật Ấn Độ, Xá lợi Phật bảo vật quốc gia Ấn Độ khi được cung rước ra nước ngoài được đón tiếp theo nghi thức ngoại giao như đối với nguyên thủ quốc gia, người đứng đầu nhà nước Ấn Độ.

Sự kiện xá lợi Phật được cung rước sang Việt Nam nhân dịp Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc. Theo Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội, Ấn Độ rất trân trọng mối quan hệ hữu nghị truyền thống bền chặt giữa Nhân dân Ấn Độ và Nhân dân Việt Nam. Sự kiện cung rước Xá lợi Phật cùng các hoạt động văn hóa liên quan sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai quốc gia Việt Nam và Ấn Độ.

Từ 21h ngày 16/5, Ban Tổ chức sẽ dừng chiêm bái, đảnh lễ xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ để chuẩn bị cho công tác tổ chức cung rước xá lợi Phật về chùa Tam Chúc (Hà Nam).

Từ sáng 17 - 21/5, xá lợi tiếp tục được cung rước về chùa Tam Chúc (Hà Nam) trước khi về Ấn Độ. Lễ cầu an, tụng kinh và chiêm bái tại chùa Tam Chúc tổ chức liên tục trong 5 ngày.

Sáng 17/5, tại chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) sẽ diễn ra lễ cung rước và tôn trí xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia của Ấn Độ, trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak 2025.

Đọc thêm

Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện Người Hà Nội

Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện

TTTĐ - Những ngày Nhân dân, Phật tử Hà Nội và các vùng đổ về chùa Quán Sứ để chiêm bái và đỉnh lễ xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni, những tình nguyện viên, đặc biệt là các bạn trẻ đã thể hiện vai trò, sức trẻ thông qua việc phát tâm tình nguyện làm công quả. Những việc làm của họ giúp cho cái nắng hè dịu mát hơn, dòng người lễ bái được trật tự và thông suốt hơn...
Nhân dân Thủ đô hoan hỉ cung nghinh xá lợi Phật Người Hà Nội

Nhân dân Thủ đô hoan hỉ cung nghinh xá lợi Phật

TTTĐ - Chiều 13/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chính thức đến Hà Nội trong lễ cung nghinh long trọng, thành kính. Nhân dân Thủ đô cung kính chờ đón xá lợi Phật để chiêm bái, đỉnh lễ.
Cung nghinh xá lợi Phật, một lòng hướng thiện Người Hà Nội

Cung nghinh xá lợi Phật, một lòng hướng thiện

TTTĐ - Từ ngày 13 - 16/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ được tôn trí tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Đây là dịp để Nhân dân Thủ đô và các vùng được cùng chiêm báo, đỉnh lễ và hướng về Phật pháp với lòng thành kính, mong điều thiện, điều lành ngập tràn thế gian, mọi người đều được sống an lành, vui vẻ.
Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn... Người Hà Nội

Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn...

TTTĐ - "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", câu nói của người xưa vẫn rất quý giá và cần thiết với đời sống đô thị hiện đại. Nhất là tại nơi đa phần mọi người đều từ nhiều miền Tổ quốc về sinh sống, lập nghiệp như Hà Nội, mối quan hệ xóm giềng trở thành một phần và ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của mỗi người dân. Ứng xử sao cho hài hòa với hàng xóm là chúng ta vừa tạo dựng môi trường sống thoải mái cho bản thân vừa góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội.
Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng Nhịp điệu cuộc sống

Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng

TTTĐ - Mỗi tháng 5 về, cả nước tưng bừng kỉ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Thời gian có thể qua đi nhưng âm hưởng về Điện Biên vẫn còn sống mãi trong kí ức người Việt qua những bài ca đi cùng năm tháng.
Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô Người Hà Nội

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô

TTTĐ - Gương mẫu, tỉ mỉ, ham học hỏi và sáng tạo là những tố chất cần có của một người công nhân công nghệ ô tô - đó không chỉ là lời chia sẻ tâm huyết mà còn là kim chỉ nam trong suốt hành trình nghề nghiệp của Hà Công Bảo - kỹ thuật viên trẻ tuổi, Tổ trưởng Tổ sửa chữa nhanh tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm (thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội). Như một sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ, anh đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2024.
Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình Người Hà Nội

Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình

TTTĐ - Với tình yêu hòa bình tha thiết, với tinh thần tiên phong không ngừng nghỉ, suốt những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người Hà Nội cho thấy nét hào hoa và sáng tạo tuyệt vời của mình. Chính vì thế, truyền thống ấy hôm nay được kể lại để lớp lớp con cháu hôm nay và sau này cảm phục, tự hào về cha anh của mình.
Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim… Nhịp điệu cuộc sống

Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim…

TTTĐ - “Vừa ra khỏi phòng chiếu, tôi hít một hơi dài căng lồng ngực bầu không khí của Hà Nội, bầu không khí của tự do. Tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm trên đầu. Tôi thấy yêu hơn từng con đường mình đi, yêu hơn từng mái nhà trên phố, yêu cả những cây xanh và những người không quen biết”. Đó là tâm sự của bạn Lê Minh (sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) sau khi xem phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối”.
Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4 Người Hà Nội

Hơn 50.000 phụ nữ Thủ đô đồng diễn dân vũ chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Ngày 26/4, hơn 50.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Hà Nội đã đồng diễn dân vũ trên nền nhạc Liên khúc "Đất nước trọn niềm vui" và "Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh".
Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn Người Hà Nội

Kí ức của các chiến sĩ đội lái xe “tóc dài” Trường Sơn

TTTĐ - Từ ngày thành lập đến năm 1975, Trung đội nữ lái xe mang tên anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Thị Hạnh, thường gọi là Trung đội “tóc dài” lái xe Trường Sơn đã hoàn thành hàng nghìn chuyến xe, vận chuyển hàng vạn tấn hàng hóa, hàng trăm nghìn lượt bộ đội và thương binh vào Nam, ra Bắc. Trên những chuyến xe đó, họ vừa là “thợ lái”, vừa là hộ lý, khiêng cáng thương binh... không quản ngại bất cứ việc gì.
Xem thêm