Tag

Hà Nội phát huy giá trị di sản để tiếp tục là điểm đến văn hóa nổi bật

Người Hà Nội 23/05/2025 12:11
aa
TTTĐ - Thành phố Hà Nội xác định “đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho sự phát triển bền vững”, trong đó việc bảo vệ, phát huy giá trị các di sản là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, của mỗi người dân. Được vinh danh là điểm đến văn hóa nổi bật hàng đầu Châu Á là động lực để Thủ đô của chúng ta tiếp tục triển khai thực hiện những chiến lược phát triển trong suốt thời gian qua.
Hành trình từ di sản đến không gian sáng tạo của một di tích Danh mục di tích, di sản để bảo vệ và phát huy giá trị Cùng cộng đồng bảo vệ và phát huy giá trị di sản thế giới

Thành phố của di sản

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà, Thủ đô Hà Nội được biết đến là “Thành phố di sản” với quỹ di sản văn hoá vô cùng phong phú, đa dạng gồm 6.494 di tích lịch sử, văn hóa, trong đó có những di sản mang tầm nhân loại đã được UNESCO vinh danh như: di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản Hội Gióng, di sản Ca trù, di sản bia Tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám…

Hà Nội - thành phố của di sản
Hà Nội - thành phố của di sản

Đây cũng chính là tiềm năng, thế mạnh, là nguồn lực để Hà Nội phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển du lịch văn hóa.

Thành phố Hà Nội xác định “đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho sự phát triển bền vững”, trong đó việc bảo vệ, phát huy giá trị các di sản là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, của toàn xã hội, của mỗi người dân.

Thành phố đã ban hành các quy định, cơ chế chính sách bảo tồn và phát huy giá trị di sản trên địa bàn Hà Nội. Mới đây nhất, HĐND thành phố Hà Nội ban hành Nghị Quyết số 24/NQ-HĐND về ban hành Danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa; danh mục ô phố, tuyến phố đặc trưng, có giá trị văn hóa, lịch sử, danh mục công trình kiến trúc có giá trị để phục hồi, bảo vệ, phát huy giá trị trên địa bàn thành phố Hà Nội (đợt 1).

Theo Nghị quyết này, về di sản văn hóa vật thể, danh mục di tích được công nhận di tích quốc gia đặc biệt gồm 22 di tích. Trong đó tiêu biểu như: Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch; di tích kiến trúc nghệ thuật đình Chèm; di tích lịch sử Gò Đống Đa; di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám; di tích kiến trúc nghệ thuật đền - chùa - đình Hai Bà Trưng; di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn; di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Thăng Long tứ trấn; di tích kiến trúc nghệ thuật đình Đại Phùng…

Hà Nội phát huy giá trị di sản để tiếp tục là điểm đến văn hóa nổi bật

Nghị quyết cũng xác định danh mục các di tích đã được xếp hạng cấp quốc gia gồm 1.164 di tích. Danh mục các di tích đã được xếp hạng cấp thành phố gồm 1.600 di tích; danh mục di tích cách mạng kháng chiến đã được xếp hạng gồm 46 di tích; danh mục địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến, gồm 354 điểm; danh mục bảo vật quốc gia đã được công nhận gồm 34 bảo vật.

Đối với danh mục di tích tiêu biểu do UBND TP Hà Nội quản lý gồm 10 di tích. Đó là Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long; Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Di tích tưởng niệm Bác Hồ tại Vạn Phúc; Di tích Nhà tù Hỏa Lò; Di tích 48 Hàng Ngang; Di tích số 5 Hàm Long; Di tích 90 Thợ Nhuộm; Cụm di tích hồ Hoàn Kiếm - đền Ngọc Sơn - tượng đài Vua Lê; Di tích đền Bà Kiệu và Khu di tích Cổ Loa.

Việc HĐND TP Hà Nội ban hành Nghị quyết quy định danh mục di tích, di sản không chỉ là một trong các biện pháp bảo tồn các di sản có giá trị mà còn là nền tảng để phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, thúc đẩy du lịch, phát triển kinh tế, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng.

Hà Nội phát huy giá trị di sản để tiếp tục là điểm đến văn hóa nổi bật

Bên cạnh đó, thành phố cũng quan tâm chỉ đạo hài hòa, hợp lý giữa công tác quy hoạch với công tác quản lý, bảo tồn phát huy di sản văn hóa. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống, lịch sử, nâng cao nhận thức gắn kết di sản văn hóa, tăng cường đầu tư nguồn lực cho công tác bảo tồn để bảo đảm giữ gìn bản sắc kiến trúc cổ trong quá trình trùng tu, tôn tạo.

Hà Nội thành lập Ban chỉ đạo cấp thành phố, các hội đồng tư vấn khoa học, tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các nhà khoa học, lắng nghe ý kiến dư luận nhiều chiều tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm, phương pháp và kiến thức chuyên sâu trong hoạt động bảo tồn giá trị các di sản thế giới của các quốc gia, các thành phố có di sản ưu thế.

Hoạt động này nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch sử, nhất là khu di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, để các di sản của Thủ đô trở thành điểm đến giá trị, đậm dấu ấn văn hóa lịch sử của Thăng Long - Hà Nội.

Tiếp tục phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa

Trong bối cảnh đó, Tạp chí Time Out (Anh) vừa vinh danh Hà Nội của Việt Nam là một trong 20 điểm đến văn hóa hàng đầu thế giới năm 2025, đứng thứ 9 toàn cầu và dẫn đầu khu vực Châu Á. Đây thực sự là tin vui và cũng là động lực để Hà Nội tiếp tục thực hiện các chính sách của mình.

Đây là kết quả từ cuộc khảo sát hơn 18.500 du khách toàn cầu, kết hợp với đánh giá của các chuyên gia văn hóa, du lịch quốc tế về trải nghiệm văn hóa tại nơi sinh sống, cùng mức độ đầu tư và chất lượng của các hoạt động văn hóa tại địa phương. Sau khảo sát, đội ngũ biên tập viên của Time Out đã chọn ra 20 thành phố tiêu biểu, đại diện cho những trung tâm văn hóa năng động nhất toàn cầu.

Hà Nội được vinh danh là điểm đến văn hóa nổi bật hàng đầu Châu Á
Hà Nội được vinh danh là điểm đến văn hóa nổi bật hàng đầu Châu Á

Time Out mô tả Hà Nội là một thành phố quyến rũ, nơi “quá khứ chưa bao giờ xa rời hiện tại”. Tại đây, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ truyền thống như: Đàn đáy, đàn nguyệt trong khu phố cổ; chỉ vài bước chân là đến các sân khấu nhạc rock sôi động như Hanoi Rock City.

Từ trung tâm thành phố, chỉ mất vài giờ di chuyển, du khách có thể tham gia những sự kiện văn hóa độc đáo tại các vùng ngoại ô, nơi các nhà thiết kế địa phương trình diễn thời trang từ chất liệu vải truyền thống. Sự giao thoa giữa cổ kính và hiện đại chính là điểm đặc biệt khiến Hà Nội nổi bật trên bản đồ văn hóa thế giới.

Hà Nội không chỉ là trung tâm chính trị - kinh tế mà còn là cái nôi văn hóa của Việt Nam. Các công trình như: Khuê Văn Các, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, chùa Một Cột hay các di tích khu vực Hồ Gươm là minh chứng sống động cho bề dày lịch sử của thành phố.

Bên cạnh đó, các loại hình nghệ thuật dân gian như: Ca trù, hát xẩm, múa rối nước vẫn được gìn giữ và phát triển.

Hà Nội phát huy giá trị di sản để tiếp tục là điểm đến văn hóa nổi bật

Ẩm thực Hà Nội cũng là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm văn hóa, với những món ăn đặc trưng như phở, bún chả, cốm làng Vòng, chè sen hay chả cá Lã Vọng.

Ngoài ra, các lễ hội truyền thống như: Hội Gióng, hội Chùa Hương và các làng nghề lâu đời như: Bát Tràng, Vạn Phúc góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Thủ đô.

Đặc biệt, Hà Nội được đánh giá cao bởi sự thân thiện và chi phí hợp lý cho các hoạt động văn hóa. Theo Time Out, 82% người dân địa phương cho rằng trải nghiệm văn hóa tại đây có mức giá phải chăng, với nhiều hoạt động miễn phí hoặc giá rẻ. Điều này giúp cả người dân và du khách dễ dàng tiếp cận và hòa mình vào đời sống văn hóa sôi động của thành phố.

Tại Hội thảo khoa học quốc tế “Bảo vệ và phát huy giá trị Di sản thế giới: Tiếp cận dựa vào cộng đồng vì sự phát triển bền vững” vừa diễn ra tại Hà Nội, đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng bày tỏ: Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý di tích nói chung và Di sản Thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội nói riêng vẫn còn đặt ra nhiều thách thức trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, nhất là việc bảo tồn và phát huy các di tích khảo cổ nằm sâu dưới lòng đất.

Hà Nội phát huy giá trị di sản để tiếp tục là điểm đến văn hóa nổi bật

Điều này đòi hỏi các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu và đề xuất các giải pháp bảo tồn từ nhiều góc độ khác nhau nhất là bối cảnh Thủ đô Hà Nội - thành viên Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, Khu Di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội được định hướng phát triển không gian sáng tạo văn hóa, thúc đẩy các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật đương đại, kết nối di sản với cộng đồng và giới trẻ.

Vì vậy, ngoài việc nỗ lực triển khai các hoạt động phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa, Hà Nội cũng rất cần ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà văn hóa, các chuyên gia nnhằm xây dựng Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.

Đọc thêm

Tình yêu lứa đôi hòa chung lý tưởng của tuổi trẻ Người Hà Nội

Tình yêu lứa đôi hòa chung lý tưởng của tuổi trẻ

TTTĐ - Đến với vùng đất đỏ cao nguyên, ông Dương Văn Tích (xã Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội) không chỉ đi xây dựng kinh tế mới mà còn thực hiện lý tưởng của cuộc đời và gặp được tình yêu của mình.
Thanh xuân của những thanh niên tiền trạm trên vùng đất Lâm Hà Người Hà Nội

Thanh xuân của những thanh niên tiền trạm trên vùng đất Lâm Hà

TTTĐ - Gần 50 năm kể từ những ngày tháng thanh xuân rực rỡ trên vùng đất Lâm Hà, Lâm Đồng, bà Nguyễn Thị Mão, Trưởng Ban liên lạc thanh niên tiền trạm xây dựng vùng kinh tế mới ở Lâm Hà (Lâm Đồng) - vẫn không thể nào quên những ký ức đầy cảm xúc của thời kỳ tham gia tiền trạm xây dựng vùng kinh tế mới.
Nêu cao văn hóa người Hà Nội ở vùng kinh tế mới Lâm Hà Người Hà Nội

Nêu cao văn hóa người Hà Nội ở vùng kinh tế mới Lâm Hà

TTTĐ - "Là người Thủ đô vào Tây Nguyên xây dựng kinh tế mới, chúng tôi lúc ấy dù còn rất trẻ nhưng ý thức cao việc nêu cao, lan tỏa, giữ gìn, phát triển văn hóa người Hà Nội ở Lâm Hà nói riêng và Lâm Đồng nói chung", cô Nguyễn Thị Thanh Hà chia sẻ về những ngày tháng "tuổi xuân phơi phới" khi là thành viên của đoàn thanh niên tiền trạm Thủ đô.
Hà Nội sẽ tuyên dương 80 "Gia đình văn hóa" tiêu biểu Người Hà Nội

Hà Nội sẽ tuyên dương 80 "Gia đình văn hóa" tiêu biểu

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2025), UBND thành phố Hà Nội sẽ tuyên dương 80 “Gia đình văn hóa” tiêu biểu.
Bài ca đẹp về lòng sùng đạo, vị tha và yêu chuộng hòa bình Người Hà Nội

Bài ca đẹp về lòng sùng đạo, vị tha và yêu chuộng hòa bình

TTTĐ - Những ngày Nhân dân và Phật tử được cung rước, chiêm bái và đảnh lễ xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại Hà Nội thực sự là một sự kiện quan trọng, quý hiếm. Dưới ánh sáng của Phật pháp từ bi, mọi người đến chùa Quán Sứ không chỉ thể hiện lòng sùng đạo mà còn viết nên bài ca đẹp về lòng vị tha, yêu chuộng hòa bình, hướng đến tình đoàn kết và an lạc cho khắp pháp giới chúng sinh.
Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện Người Hà Nội

Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện

TTTĐ - Những ngày Nhân dân, Phật tử Hà Nội và các vùng đổ về chùa Quán Sứ để chiêm bái và đỉnh lễ xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni, những tình nguyện viên, đặc biệt là các bạn trẻ đã thể hiện vai trò, sức trẻ thông qua việc phát tâm tình nguyện làm công quả. Những việc làm của họ giúp cho cái nắng hè dịu mát hơn, dòng người lễ bái được trật tự và thông suốt hơn...
Nhân dân Thủ đô hoan hỉ cung nghinh xá lợi Phật Người Hà Nội

Nhân dân Thủ đô hoan hỉ cung nghinh xá lợi Phật

TTTĐ - Chiều 13/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chính thức đến Hà Nội trong lễ cung nghinh long trọng, thành kính. Nhân dân Thủ đô cung kính chờ đón xá lợi Phật để chiêm bái, đỉnh lễ.
Cung nghinh xá lợi Phật, một lòng hướng thiện Người Hà Nội

Cung nghinh xá lợi Phật, một lòng hướng thiện

TTTĐ - Từ ngày 13 - 16/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ được tôn trí tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Đây là dịp để Nhân dân Thủ đô và các vùng được cùng chiêm báo, đỉnh lễ và hướng về Phật pháp với lòng thành kính, mong điều thiện, điều lành ngập tràn thế gian, mọi người đều được sống an lành, vui vẻ.
Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn... Người Hà Nội

Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn...

TTTĐ - "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", câu nói của người xưa vẫn rất quý giá và cần thiết với đời sống đô thị hiện đại. Nhất là tại nơi đa phần mọi người đều từ nhiều miền Tổ quốc về sinh sống, lập nghiệp như Hà Nội, mối quan hệ xóm giềng trở thành một phần và ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của mỗi người dân. Ứng xử sao cho hài hòa với hàng xóm là chúng ta vừa tạo dựng môi trường sống thoải mái cho bản thân vừa góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội.
Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng Nhịp điệu cuộc sống

Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng

TTTĐ - Mỗi tháng 5 về, cả nước tưng bừng kỉ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Thời gian có thể qua đi nhưng âm hưởng về Điện Biên vẫn còn sống mãi trong kí ức người Việt qua những bài ca đi cùng năm tháng.
Xem thêm