Tag

Mỗi gia đình cần mở thêm "cửa sống", xây dựng phương án thoát hiểm cho mình

Phòng cháy chữa cháy 15/07/2023 19:38
aa
TTTĐ - Trước những vụ cháy nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong những ngôi nhà ống (vừa ở kết hợp kinh doanh), các chuyên gia cho rằng: Bên cạnh trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc tuyên truyền, kiểm tra xử lý nhưng vi phạm quy định an toàn phòng cháy thì mỗi gia đình, người dân cần nâng cao ý thức phòng cháy; Mở thêm “đường sống”, xây dựng các phương án thoát hiểm cho bản thân và gia đình khi sự cố cháy nổ xảy ra…
Tập huấn kỹ năng phòng cháy chữa cháy và kỹ năng thoát hiểm Kỹ năng thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn: Yếu tố quyết định đến sự sinh tồn Giải pháp thoát hiểm cho những người sống trong căn nhà ống khi xảy ra cháy, nổ Trẻ em được học kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

Liên tục xảy ra cháy gây thương vong về người

Theo tin từ Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), Bộ Công an, vào rạng sáng 15/7, tại tổ 14, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình đã xảy ra vụ cháy nghiêm trọng khiến 2 nạn nhân tử vong là: Đảo A. T, sinh năm 2009; Đào A. C, sinh năm 2004. 4 người khác bị thương là: Đào Duy D, sinh năm 1985; Nguyễn T. N, sinh năm 1983; Đào G. L, sinh năm 2014; Đào T. Q, sinh năm 2008).

Hiện trường vụ cháy nhà ở kết hợp kinh doanh (phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình) khiến 6 người thương vong
Hiện trường vụ cháy nhà ở kết hợp kinh doanh (phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình) khiến 6 người thương vong

Trước đó, vào khoảng 3h39 phút ngày 15/7, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an tỉnh Hòa Bình nhận tin báo về vụ cháy ngôi nhà ở kết hợp kinh doanh của hộ gia đình ông Đào Duy D (địa chỉ tại tổ 14, phường Tân Thịnh, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình). Ngay sau đó chỉ huy đơn vị đã xuất 4 xe chữa cháy, 1 xe cứu nạn cứu hộ, 1 xe chở quân và 1 xe cứu thương, cùng 40 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường triển khai lực lượng, phương tiện tổ chức chữa cháy, cứu người bị nạn. Lực lượng chữa cháy cũng huy động các lực lượng và phương tiện (1 xe cứu thương và 2 xe bồn chở nước) của Công an thành phố, Công an phường Tân Thịnh, Phòng PK02, môi trường đô thị đến hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ.

Xác định có người mắc kẹt tại khu vực tầng 3, tầng 4, lực lượng chữa cháy sử dụng các biện pháp phá dỡ cửa cuốn tại tầng 1 và cắt song sắt cửa sổ tường hồi tầng 3, kết hợp phun nước làm mát và triển khai đội hình tiếp cận, cứu người bị nạn; Đồng thời tổ chức khống chế đám cháy, không để cháy lan ra các khu vực khác.

Đến 4h50 phút, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đã cứu được 4 nạn nhân bị mắc kẹt bên trong các căn phòng của ngôi nhà, đưa ra bên ngoài. Các nạn nhân đều trong tình trạng bị ngạt khói, mất khả năng vận động, lực lượng cứu nạn đã tiến hành các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu, sau đó đưa các nạn nhân tới các cơ sở y tế để tiếp tục cứu chữa.

Đến 5h20’, lực lượng chữa cháy tiếp tục đưa được 2 thi thể nạn nhân ra bên ngoài. Đến 5h25 phút, đám cháy đã được khống chế và dập tắt hoàn toàn. Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Trước đó vào sáng 13/7, một lãnh đạo UBND phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa) cho biết, vào đêm 12/7, trên địa bàn phường xảy ra vụ hoả hoạn khiến 2 bà cháu tử vong. Nạn nhân là bà L.T.C (63 tuổi) và cháu L.T.T.Tr (5 tuổi), đều trú ở khu phố Xuân Phú, phường Trung Sơn, thành phố Sầm Sơn.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h45 đêm 12/7, ngôi nhà 3 tầng của bà C bất ngờ bốc cháy. Lúc này bà C cùng cháu Tr đang ngủ ở gác xép dưới tầng một.

Phát hiện sự việc, người dân và lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt, sử dụng các phương tiện chữa cháy để dập lửa. Khi đám cháy được khống chế thì phát hiện 2 bà cháu đã tử vong do ngạt khí. Nguyên nhân ban đầu nghi ngờ do ắc quy xe điện bị chập khi đang sạc dẫn đến cháy nổ. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, xử lý.

Trước đó 4 ngày, sáng sớm 8/7, một vụ hoả hoạn xảy ra tại ngôi nhà 6 tầng ở ngõ Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội, khiến 3 người cùng gia đình tử vong, trong đó có 2 trẻ nhỏ khiến nhiều người không khỏi đau xót. Thời điểm xảy ra hoả hoạn vợ chồng chủ nhà đang đi công tác xa, trong nhà có 2 con là Nguyễn Quang M (SN 2010) và Nguyễn Phương U (SN 2012) và người cháu ruột là Dương Thị D (SN 2004, ở xã Đào Dương, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) lên chơi. Khi phát hiện vụ cháy nhiều người dân đã hô hoán đồng thời sử dụng các phương tiện cứu nạn phá cửa dập lửa nhưng đã quá muộn.

Ngôi nhà xảy ra vụ cháy khiến 3 người mắc kẹt tử vong
Ngôi nhà xảy ra vụ cháy khiến 3 người mắc kẹt tử vong

Mở thêm “cửa sống”, thực hành các phương án thoát hiểm

Trao đổi với PV về nguyên nhân những vụ cháy nhà ống, nhà ở kết hợp kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng, Đại tá, PGS.TS Ngô Văn Xiêm, nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Phòng cháy chữa cháy cho biết, nhiều vụ hoả hoạn đã để lại những hậu quả hết sức đau lòng, gây thiệt hại lớn về người, tài sản.

"Nguyên nhân vụ cháy đang được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ nhưng theo tôi, đa số sự cố cháy xảy ra trước hết các gia đình đều chủ quan khi nghĩ rằng nhà bê tông khó xảy ra cháy. Tuy nhiên, trong mỗi gia đình đều có tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ; Việc đào tạo học viên làm nail chứa nhiều vật dụng dễ cháy là sơn móng tay, móng chân, hoá chất... là nguồn chất cháy. Nguồn điện nếu không quản lý, giám sát kiểm tra mức độ an toàn thường xuyên cũng là nguy cơ gây cháy", Đại tá Xiêm phân tích.

Nguyên Phó hiệu trưởng Đại học Phòng cháy chữa cháy cũng phân tích thêm, nhà ống thường có đặc điểm đó là lối thoát phía trước, lối khác có ban công cửa kính nhưng thường được bịt rất kín bằng hệ thống khung sắt kiên cố. Khi xảy ra cháy thường bắt nguồn từ tầng 1 rồi lan lên trên khiến nhiều người đặc biệt là trẻ nhỏ khó thoát ra ngoài. Việc các ngôi nhà ống kết hợp ở với kinh doanh dịch vụ thường hết sức nguy hiểm vì phải tăng cường hệ thống chiếu sáng. Sử dụng các thiết bị điện dù nhỏ nhưng cắm nhiều thiết bị điện, quên rút ổ cắm lâu ngày gây chập điện, không lường hết tình huống xảy ra.

Để tránh những sự việc đau lòng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, đại tá Xiêm khuyến cáo các gia đình đặc biệt các gia đình có trẻ nhỏ không dùng các nguồn điện phải rút phích cắm. Sau một thời gian sử dụng phải kiểm tra, thay thế các thiết bị điện có dấu hiệu xuống cấp để tránh chập cháy… Một yêu cầu bắt buộc là các gia đình phải trang bị bình bột chữa cháy. Các trường học cũng cần tăng cường những khoá học kỹ năng cho trẻ, đưa ra ứng xử an toàn, trang bị kiến thức để các em hiểu biết, phòng ngừa, thoát hiểm khi cháy nổ xảy ra.

"Loại trừ nguồn nguồn lửa, nguồn nhiệt cũng giúp nâng mức độ an toàn của gia đình lên. Đặc biệt trong trường hợp nhà ở kết hợp kinh doanh dịch vụ, các gia đình thường thắp hương thờ thần tài. Nhiều khi mọi người không rút chân hương mà để lại rất nhiều vì nghĩ đó là “lộc”. Tôi cho rằng chúng ta phải thường xuyên tỉa bớt chân hương đi, tâm linh đừng quá nặng nề cũng sẽ bớt đi nguy cơ. Tại khu vực bếp nấu phải tăng cường giám sát. Tại các khu vực có ổ điện tránh để các vật dụng dễ cháy", Đại tá Xiêm lưu ý.

Thượng uý Phùng Nam Anh, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận Hoàn Kiếm hướng dẫn thành viên Tổ liên gia an toàn PCCC kiểm tra, sử dụng bình chữa cháy và các phương tiện cứu nạn khi gặp sự cố
Công an phường phối hợp với Đội Cảnh sát PCCC và CNCH Công an quận Hoàn Kiếm hướng dẫn thành viên Tổ liên gia an toàn PCCC kiểm tra, sử dụng bình chữa cháy và các phương tiện cứu nạn khi gặp sự cố

Đồng tình với những ý kiến của Đại tá PGS.TS Ngô Văn Xiêm, nhiều chuyên gia về PCCC và kiến trúc cũng cho rằng, vụ cháy tại quận Hà Đông (Hà Nội) khiến 4 bà cháu tử vong và vụ cháy khiến 3 người tử vong ở ngõ Thổ Quan đều thấy nguyên nhân mới rất đáng chú ý và chiếm số đông các vụ cháy chính là sự chuyển dịch công năng sử dụng của nhà ống một cách tùy tiện, thiếu kiểm soát.

Ngôi nhà ban đầu được xây dựng có chức năng nhà ở gia đình được chuyển đổi bổ sung hoặc hoàn toàn sang chức năng mới như: Cửa hàng dịch vụ, văn phòng cho thuê, bar và karaoke... Các chuyên gia chỉ rõ, vấn đề nổi cộm gây nên thiệt hại lớn trong các tai nạn cháy, nổ nhà ống chính là thiếu các lối thoát hiểm, đường cứu hộ cứu nạn cho đơn vị chức năng khi có sự cố xảy ra.

Để khắc phục việc này, bên cạnh việc hướng dẫn và yêu cầu người dân bố trí bổ sung đường thoát hiểm khi có tai nạn cháy, nổ trong ngôi nhà của mình (thang dây thoát hiểm khẩn cấp, cửa thoát hiểm ra không gian mở xung quanh… mở thêm lối thoát trên ban công, cửa sổ, tầng thượng) thì công tác tuyên truyền, giáo dục, tập huấn, nâng cao ý thức và khả năng tự thoát hiểm, hỗ trợ nhau khi có cháy nổ trong khu dân cư cho cộng đồng là rất quan trọng.

Đọc thêm

TP HCM: 3 người tử vong trong vụ cháy trong đêm Phòng cháy chữa cháy

TP HCM: 3 người tử vong trong vụ cháy trong đêm

TTTĐ - Một vụ cháy lớn bùng phát giữa đêm tại một con hẻm nhỏ ở quận Gò Vấp (TP HCM) khiến gia đình 3 mẹ con tử vong.
Phòng cháy chữa cháy cần những gì để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất Phòng cháy chữa cháy

Phòng cháy chữa cháy cần những gì để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất

TTTĐ - Phòng cháy chữa cháy cần những gì để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản? Đó là câu hỏi mà nhiều người đang quan tâm trong bối cảnh nguy cơ cháy nổ ngày càng gia tăng. Cùng khám phá những trang thiết bị, vật dụng và quy trình xử lý khi có hỏa hoạn một cách hiệu quả.
Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ Phòng cháy chữa cháy

Hà Nội tích cực triển khai các biện pháp phòng chống cháy nổ

TTTĐ - Thời gian qua, các lực lượng chức năng của TP Hà Nội đã quyết liệt vào cuộc tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.
65 cảnh sát Hà Nội hoàn thành khóa tập huấn cứu hộ dưới nước Phòng cháy chữa cháy

65 cảnh sát Hà Nội hoàn thành khóa tập huấn cứu hộ dưới nước

TTTĐ - 65 cán bộ chiến sĩ Công an TP Hà Nội đã hoàn thành khoá tập huấn chuyên sâu chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (CNCH) dưới nước.
Công an quận Hoàng Mai tặng người dân phương tiện ngừa "bà hỏa” Instant Article (Facebook)

Công an quận Hoàng Mai tặng người dân phương tiện ngừa "bà hỏa”

TTTĐ - Chiều 5/7, Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) phối hợp với Đảng uỷ, UBND, các tổ chức đoàn thể phường Hoàng Văn Thụ tổ chức hội nghị tuyên truyền về công tác đảm bảo phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH), tặng phương tiện phòng cháy cho các gia đình khó khăn trên địa bàn phường.
13/30 quận, huyện chưa hoàn thành chỉ tiêu mở lối thoát nạn thứ hai Pháp luật

13/30 quận, huyện chưa hoàn thành chỉ tiêu mở lối thoát nạn thứ hai

TTTĐ -Còn 13/30 quận, huyện, thị xã chưa hoàn thành chỉ tiêu 100% hộ gia đình mở lối thoát nạn thứ hai; 20/30 đơn vị chưa đảm bảo 100% hộ gia đình tự trang bị bình chữa cháy xách tay.
Kịp thời cứu cụ bà 92 tuổi thoát nạn trong đám cháy sáng 3/7 Pháp luật

Kịp thời cứu cụ bà 92 tuổi thoát nạn trong đám cháy sáng 3/7

TTTĐ - Cảnh sát khống chế ngọn lửa và kịp thời giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong đám cháy nhà ở kết hợp kinh doanh đồ chơi trên phố Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội.
100% ngõ nhỏ, sâu sẽ được rà soát, đầu tư họng nước chữa cháy Phòng cháy chữa cháy

100% ngõ nhỏ, sâu sẽ được rà soát, đầu tư họng nước chữa cháy

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua “Đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Cẩn trọng với 70% vụ cháy là do sự cố về điện Phòng cháy chữa cháy

Cẩn trọng với 70% vụ cháy là do sự cố về điện

TTTĐ - Thời gian qua, các vụ cháy nhà trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tiếp xảy ra, gây thiệt hại nghiệm trọng về người và tài sản. Theo thống kê của Cục Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH), có trên 70% vụ cháy được điều tra và làm rõ nguyên nhân do sự cố hệ thống, thiết bị điện.
Ưu tiên giải pháp khả thi khắc phục tồn tại phòng cháy, chữa cháy Pháp luật

Ưu tiên giải pháp khả thi khắc phục tồn tại phòng cháy, chữa cháy

TTTĐ - UBND TP Hà Nội tiếp tục nghiên cứu tham mưu HĐND TP các quy định cụ thể về chế tài xử lý đối với các công trình vi phạm, có hướng dẫn cụ thể về giải pháp để đảm bảo an toàn cho nhóm cơ sở loại hình nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh.
Xem thêm