Mỗi ngày, TP HCM thải ra khoảng 1.800 tấn chất thải nhựa
![]() |
Rác thải nhựa được chôn lấp dưới đất lâu ngày sẽ gây ô nhiễm nguồn nước
Bài liên quan
Đại diện Công ty CP môi trường công nghệ cao Hòa Bình “chối bay” việc xả thải "bức tử" môi trường
TP HCM triển khai cấp bách dự án cải thiện môi trường Kênh 19 tháng 5
Dân lo sợ vì chất thải nguy hại của Công ty CP môi trường công nghệ cao Hòa Bình
Liên hợp quốc siết chặt buôn bán rác thải nhựa
Đó là những số liệu mà ông Bùi Trọng Hiếu, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP HCM đưa ra tại buổi hội thảo Kết nối mạng lưới tái chế nhựa, diễn ra sáng 23/5, tại TP HCM. Hội thảo do Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường thuộc trường Đại học Công nghiệp TP HCM và Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP HCM phối hợp tổ chức.
Phát biểu trong buổi hội thảo, ông Bùi Trọng Hiếu cho biết: “Tại TP HCM mỗi ngày thải ra khoảng 8.900 tấn chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, chất thải nhựa chiếm tỷ trọng khoảng 1.800 tấn gồm các loại nhựa, nilon…. Trong 1.800 tấn chất thải nhựa này chỉ có khoảng 200 tấn được tái chế nhưng chủ yếu với công nghệ thô sơ, lạc hậu do đó phát sinh nhiều vấn đề về môi trường, khối lượng chất thải nhựa còn lại được chôn lấp cùng các loại chất thải khác…”.
Theo PGS. TS Lê Hùng Anh, Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường (thuộc Đại học Công nghiệp TP HCM), Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia có lượng rác thải nhựa thải ra môi trường nhiều nhất thế giới. Nghiên cứu năm 2018, tại sông Sài Gòn cho thấy có 172.000 – 519.000 sợi vi nhựa/m3 nước, 10 – 233 mảnh và màng vi nhựa/m3 nước. Có hai nguồn phát thải vi nhựa ra môi trường gồm: nguồn sơ cấp do sản xuất hạt nhựa, mài mòn công nghệ, in 3D, mỹ phẩm,… nguồn thứ cấp do phân rã từ chất thải nhựa lớn do tia UV, nhiệt,…
"Nhiều hạt vi nhựa có trong nước ở các sông do quần áo cũ vứt ra môi trường và từ hoạt động giặt giũ thải ra môi trường. Cá ăn những chất vi nhựa này, sau đó người ăn cá và tích luỹ trong cơ thể người", PGS.TS Lê Hùng Anh cho biết thêm.
Tại hội thảo, một số báo cáo tham luận cũng được trình bày như: Hiện trạng quản lý chất thải nhựa và các giải pháp giảm thiểu tại TP HCM; Hiện trạng sử dụng và tái chế nhựa tại Lào; Xu thế sử dụng và tái chế nhựa tại châu Âu...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đà Nẵng: Sau trận mưa giông, Tỉnh lộ 607B bị ngập cục bộ

Quảng Ninh: Bảo tồn, cải tạo môi trường tại khu di tích Bạch Đằng

Đà Nẵng: Tiểu thương chợ Thanh Vinh hối hả dọn bùn sau mưa lớn

Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán úng ngập mùa mưa bão

Truyền cảm hứng và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên của các bạn trẻ

Phòng chống thiên tai cực đoan: Xây dựng “lá chắn" từ cơ sở

Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng

Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp
