Tag

Món quà đặc biệt mỗi thứ 6 của những học sinh khuyết tật

Giáo dục 17/04/2021 16:00
aa
TTTĐ - Lớp học tình thương của bà giáo Hồ Hương Nam (88 tuổi) cùng các học sinh khuyết tật vào mỗi thứ sáu lại rộn ràng, vui vẻ hơn cả. Bà giáo tự trích ra một số tiền nhỏ mua quà động viên, khen thưởng từng học sinh của mình.
Hà Nội ưu tiên tuyển sinh, miễn giảm học phí đối với học sinh khuyết tật Hà Nội ưu tiên tuyển sinh, miễn giảm học phí đối với học sinh khuyết tật
Học sinh khuyết tật Thụy An trải nghiệm Học sinh khuyết tật Thụy An trải nghiệm "Nông trại vui vẻ"

Mang con chữ đến cho những mảnh đời kém may mắn

Lớp học được xây dựng bởi một bà giáo năm nay đã 88 tuổi. Duy trì được 23 năm, lớp học hoàn toàn miễn phí và đón nhận tất cả những trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Bằng bốn chữ tình thương và trách nghiệm bà giáo Hồ Hương Nam đã ngày ngày đến lớp, rèn giũa cho từng học sinh khuyết tật bằng các phương pháp đặc biệt.

Đến lớp học tình thương, nằm ở một góc khang trang của trường THCS An Dương (quận Tây Hồ, Hà Nội), có thể thấy ngay hình ảnh bà giáo lưng còng, đang cặm cụi nắn từng nét chữ, dạy từng phép cộng trừ cho học sinh.

Lớp học tình thương nhưng vẫn nề nếp như bao lớp học bình thường khác
Lớp học tình thương vẫn nề nếp như bao lớp học bình thường khác

Bà giáo tâm sự: “Lớp học của tôi không có bảng, không phải vì không có tiền, mà bởi bảng thì vô tác dụng. Các cháu dễ mất tập trung, hay chán nản cho nên tôi đến từng bàn, dạy từng cháu theo các phương pháp riêng.”

Có học sinh vừa theo học bà được 2 tháng, người lâu nhất đã được 20 năm. Bà đã dạy dỗ cho nhiều lớp học sinh từ chữ cái o, ô đến lúc biết đọc, viết, biết tính toán thành thạo như người bình thường.

Với học sinh câm điếc, bà giáo luôn có các phương pháp đặc biệt
Với học sinh câm điếc, bà giáo luôn có các phương pháp đặc biệt

Không chỉ dạy chữ, dạy phép tính, bà giáo Nam còn rèn giũa ý thức của các học sinh như một lớp học thực sự. Bà tự trích một khoản tiền của mình may cho 18 học sinh của lớp áo đồng phục và quy định mặc vào thứ 2, thứ 6 hằng tuần.

Khi có học sinh không mặc đồng phục, lời nhắc nhở học sinh của bà đầy nghiêm khắc nhưng trong đó cũng chứa đựng tình thương yêu vô bờ.

Những món quà thứ sáu đầy ý nghĩa

Có mặt tại lớp học tình thương vào thứ sáu cuối tuần, hôm nay bà sẽ tổng kết tình hình học tập của lớp và phát những món quà do chính bà mua, dành tặng các học sinh, cũng chính là những người cháu của mình.

Nét chữ nắn nót của học sinh đã theo bà 12 năm
Nét chữ nắn nót của học sinh đã theo bà 12 năm

Học sinh của bà, bạn bị thiểu năng, bị tự kỷ, bạn thì bị khiếm thính, tâm hồn lúc nào cũng trong sáng, ngây thơ. Nhất là khi được bà tặng quà, ai đều phấn trấn, vui vẻ hơn. Chứng kiến giờ tổng kết của bà, người ta lại tưởng tượng đến giờ sinh hoạt đầy nghiêm túc trong các lớp học thông thường.

“Quang tuần này hơi lơ là, toán làm sai nhiều, hôm qua 10 bài làm sai 5 bài. Linh tuần này học tốt lắm, Đạt tốt...”, bà nói với cả lớp.

Mỗi học sinh khuyết tật có một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều được bà yêu thương, uốn nắn
Mỗi học sinh khuyết tật có một hoàn cảnh khác nhau nhưng đều được bà yêu thương, uốn nắn

“Em rất quý bà vì bà đã cho em con chữ, cho em biết cộng trừ nhân chia. Em muốn nói lời cảm ơn bà”, đó cũng chính lời chia sẻ của lớp trưởng Kim Thúy, học sinh đã theo bà 20 năm, mà theo cách nói của bà giáo là đã đủ điều kiện ra trường. Kim Thúy vẫn muốn được theo lớp học, ngày ngày nghe bà giảng bài và được nhận những món quà tinh thần vào mỗi sáng thứ sáu.

Bà cũng mong muốn từ tâm huyết của mình, gắn kết tình cảm bà cháu để lớp học như một gia đình. “Tôi thấy việc cho quà các cháu là chuyện bình thường. Giống như ở nhà bà nội, bà ngoại cho cháu, tôi không thấy có gì khó khăn, trở ngại cả”, bà nói.

Bà cần mẫn dạy cho học sinh thiểu năng trí tuệ mới tham gia lớp được vài tháng
Bà cần mẫn dạy cho học sinh thiểu năng trí tuệ mới tham gia lớp được vài tháng

Những món quà của bà giáo là niềm động viên lớn lao đối với mỗi học sinh. Lớp học rộn vang tiếng cười khi các bạn được cầm trên tay thành quả một tuần học tập say mê.

Mỗi tháng bốn, năm lần, những món quà cuối tuần mà bà cho 18 học sinh ấy cộng lại, có lẽ cũng ngót nghét tiền lương hưu. Tuy nhiên, bà chẳng thấy tiếc và luôn trao nó cùng với niềm vui, niềm hi vọng.

Dạy học sinh khuyết tật phải thật kiên trì, nhẫn nại. Bà kể có học sinh thời gian đầu tới chưa quen còn đánh bà giáo. Nhiều học sinh giận dỗi cả tuần không đi học, bà lại gọi điện và mời đến lớp để khuyên nhủ.

Lớp học đặc biệt với học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau
Lớp học đặc biệt với học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau

Mặc dù nhiều khó khăn, vất vả và mệt nhọc khi tuổi già nhưng cứ đến lớp là bà Nam thấy khỏe mạnh. Bà giáo được coi là bà tiên đối với các học sinh. Đối với bà, các học sinh ấy cũng là món quà vô giá của mình.

“Các cháu là nguồn động viên tuổi già lớn lao của tôi. Có những lúc ốm đau, các cháu đến nhà thăm và hồn nhiên hỏi “Bà ơi, bà có chết không?”. Chúng tình cảm lắm, ngày 20/11 bàn nhau mua hoa, ùa lên tặng tôi. Tôi hỏi tiền đâu mà mua thì chúng nói “Có 2.000 đồng tiền quà sáng thôi mà bà””, bà Nam xúc động kể lại.

Bà giáo vẫn luôn canh cánh nỗi lo lắng về tương lai nếu không còn mình đứng lớp thì những mảnh đời này sẽ ra sao: “Lúc này, khi còn khỏe mạnh, tôi sẽ cố gắng làm tốt để xứng đáng là một người bà và để lại cho đời những dư âm tốt đẹp”.

Vui Tết thiếu nhi ở lớp học đặc biệt Vui Tết thiếu nhi ở lớp học đặc biệt
Chàng sinh viên Bách Khoa  mở lớp học tình thương cho trẻ em làng SOS Chàng sinh viên Bách Khoa mở lớp học tình thương cho trẻ em làng SOS

Đọc thêm

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Giáo dục

Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô...
Xem thêm