Tag

Vui Tết thiếu nhi ở lớp học đặc biệt

Nhịp sống trẻ 01/06/2020 15:24
aa
TTTĐ - Nhận được những món quà của Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội, các em nhỏ trong lớp học tình thương tại trường THCS An Dương, quận Tây Hồ rất phấn khởi. Đây là món quà của các anh chị thanh niên Thủ đô tặng em nhỏ thiệt thòi nhân Tết Thiếu nhi.

Vui Tết thiếu nhi ở lớp học đặc biệt

Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt, UVBTV Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội và các đồng chí đại diện Thành đoàn, đơn vị tài trợ tặng quà lớp học tình thương

Bài liên quan

Người thầy của lớp học “Tình thương”

Chàng sinh viên Bách Khoa mở lớp học tình thương cho trẻ em làng SOS

Bí thư Thành đoàn Hà Nội thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Tặng quà các em nhỏ ở lớp học tình thương xã Yên Thường

Lớp học của "bà giáo già"

Bà Hồ Hương Nam (sinh năm 1933) đã hơn 20 năm gắn bó, giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương, tại trường THCS An Dương, quận Tây Hồ, Hà Nội.

Năm 1979, bà Nam nghỉ hưu và làm công tác dân số, gia đình trẻ em. Từ năm 1997, "bà giáo già" gắn bó với lớp học tình thương. Bà Hồ Hương Nam kể, giai đoạn đầu chuẩn bị cho lớp học vô cùng gian nan, bà phải đến từng nhà để vận động phụ huynh cho các em đến lớp.

“Thấy các cháu khuyết tật ở địa phương nhiều nên tôi nghĩ cần phải xây dựng lớp học để dạy cho các cháu. Tôi nghĩ mình là một nhà giáo, người bà, người mẹ nên cần dành tình thương, trách nhiệm, giúp đỡ các cháu khuyết tật, khó khăn”, bà Hồ Hương Nam chia sẻ.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt, UVBTV Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội thăm hỏi bà Nam và học trò tại lớp học tình thương
Đồng chí Nguyễn Ngọc Việt, UVBTV Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội thăm hỏi bà Nam và học trò tại lớp học tình thương

Suốt thời gian dài, "bà giáo già" đến từng nhà trẻ khuyết tật hỏi, vận động phụ huynh cho các em đến lớp. Ban đầu, bà vận động được 2 em tới lớp và hứa với phụ huynh học sinh rằng nếu các em học một tháng mà không tiến bộ thì sẽ dừng lại. Tuy nhiên, qua một tháng, dưới sự kèm cặp, giảng dạy của bà, các em tiến bộ rõ rệt, họ thấy con biết chào hỏi, biết đọc, viết…

Những em nhỏ bị câm điếc bẩm sinh hay bị liệt tứ chi được bà Nam chỉ dạy, rèn luyện uốn nắn từng chút. Có những học sinh để học viết một chữ O, một chữ A có khi phải mất gần 3 tháng cũng đủ để thấy được sự vất vả khi dạy, kèm cặp. Tuy nhiên, bằng sự kiên trì, bền bỉ của "bà giáo già" và học sinh, nhiều em đã có thể phát âm, nói chuyện hay tính toán những phép tính thông thường.

Từ đó, tiếng lành đồn xa, các gia đình có trẻ bị khuyết tật cho con đến lớp học. Không chỉ dạy các cháu con chữ, kỹ năng, "bà giáo già" còn bỏ tiền túi để mua quà tặng học sinh. Nay dù tóc đã bạc, gần 90 tuổi, bà Nam vẫn luôn đau đáu về những đứa trẻ kém may mắn.

Những học trò đặc biệt

Hai mươi năm nay, em Đỗ Kim Thúy, sinh năm 1990, theo học tại lớp học tình thường. Từ năm lên 8 tuổi, Thúy nhập lớp và đến nay đẫ 30 tuổi mới học lớp 5. Cô gái này là học sinh lâu năm nhất ở đây.

Lãnh đạo Thành đoàn Hà Nội chia sẻ tại chương trình
Lãnh đạo Thành đoàn Hà Nội chia sẻ tại chương trình

Thúy bị liệt nửa người, gia cảnh lại khó khăn, bố mẹ mất sớm. Quá trình tìm đến con chữ của em là một hành trình gian khó. Giờ Thúy đã có thể đọc thông, viết thạo, tính toán bình thường.

Thúy kể, em cùng các bạn rất vui khi mỗi ngày được học với bà Hồ Hương Nam. Ở đây đã mấy chục năm, em vẫn đến lớp hằng ngày để vừa được học, vừa truyền lại những kinh nghiệm cho các em nhỏ hơn. “Bà Hồ Hương Nam một như một bà tiên dạy chúng em”, Đỗ Kim Thúy bày tỏ.

Em Nguyễn Thị Thu Hà, sinh năm 2001, học ở lớp học tình thương từ năm 2013. Cô bé bị bệnh tự kỷ, được tham gia lớp học đầy ắp tình người giúp Hà tìm thấy niềm vui, niềm tin vào cuộc sống và vươn lên.

Hà kể, ngày đầu tiên đến lớp, em thấy các bạn quanh mình có người không nói, không nghe được. Bản thân Hà cũng chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa nhưng rồi tình yêu của "bà giáo" và các thành viên trong lớp đã cho cô bé sức sống mãnh liệt hơn.

Thủ lĩnh thanh niên Hà Nội mong các em nhỏ có một mùa hè vui tươi, nhiều nụ cười...
Thủ lĩnh thanh niên Hà Nội mong các em nhỏ có một mùa hè vui tươi, nhiều nụ cười...

Gia đình hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ đi làm bán rau kiếm sống qua ngày, không có điều kiện đầy đủ cho cô bé như nhiều bạn nhỏ khác. Vậy nên, nhận được quà Hà vui lắm. “Những hộp bánh, kẹo, sách, vở, bút, đồ dùng học tập mà các anh chị tặng, cho em niềm vui lớn. Em cảm ơn các anh chị rất nhiều”, Hà xúc động chia sẻ.

* Sáng 1/6, đồng chí Nguyễn Ngọc Việt, UVBTV Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội đến thăm và tặng quà các em thiếu nhi trong lớp học tình thương tại trường THCS An Dương, Tây Hồ, Hà Nội.

Đây là chương trình trong chuỗi hoạt động tặng quà thiếu nhi do Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức nhân dịp Ngày Quốc tế thiếu nhi năm 2020 nhằm mang đến một mùa hè mới nhiều niềm vui và ý nghĩa đối với các em nhỏ.

Chia sẻ tại chương trình, đồng chí Nguyễn Ngọc Việt, UVBTV Trung ương Đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn Hà Nội bày tỏ tình cảm biết ơn, trân trọng đối với "bà giáo" Hồ Hương Nam và mong muốn, bà luôn mạnh khỏe, tiếp tục giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn, đồng thời mong các em nhỏ ở đây có một mùa hè vui tươi, nhiều nụ cười...

Trong khuôn khổ chương trình, Thành đoàn - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội dành tặng nhiều phần quà ý nghĩa tặng các em thiếu nhi trong lớp học tình thương.

Đọc thêm

Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Chuyển đổi số

Phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

TTTĐ - Ngày 21/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức phát động Cuộc thi Sản phẩm đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Thủ đô (Sao Kim). Cuộc thi được tổ chức nhằm tìm kiếm các giải pháp ứng dụng công nghệ chuỗi khối - Blockchain để giải quyết các vấn đề của cuộc sống của bạn trẻ có độ tuổi từ 18 – 35.
Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô

TTTĐ - Chứng kiến cảnh chuối chín hàng loạt bỏ lãng phí trên nương mà bà con quê hương không có thu nhập, loay hoay trong đói nghèo, Giàng A Phong, Bí thư Đoàn xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu) quyết tâm phải làm điều gì đó. Chàng trai người dân tộc Mông đứng ra tập hợp 12 đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình làm chuối sấy để có thể bảo quản lâu và gửi được đi xa.
Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo Camera 360 trẻ

Tỉnh đoàn Hải Dương có tân lãnh đạo

TTTĐ - Tỉnh đoàn Hải Dương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đoàn về công tác cán bộ khóa XIV, nhiệm kỳ 2022 - 2027.
Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11 Thanh niên Thủ đô với văn hoá giao thông

Xác minh nhóm học sinh vi phạm giao thông trong sáng 20/11

TTTĐ - Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã giao đơn vị địa bàn khẩn trương xác minh, làm rõ hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông của nhóm học sinh không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe máy, cầm cờ có biểu tượng trường Trung học phổ thông (THPT) Huỳnh Thúc Kháng di chuyển trên đường Nguyễn Trãi.
Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực Camera 360 trẻ

Đam mê, sáng tạo và tràn đầy năng lượng tích cực

TTTĐ - Năm 2024 không chỉ đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng livestream trên TikTok với nỗ lực tương tác với người dùng qua những phiên LIVE trực tiếp, các nhà sáng tạo nội dung còn chứng minh được sức lan tỏa những giá trị tích cực mạnh mẽ đến cho cộng đồng.
Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai” Camera 360 trẻ

Đội GOLDEN STARS giành Quán quân “Giám đốc tài chính tương lai”

TTTĐ - Cuộc thi “Giám đốc tài chính tương lai - CFO 2024, do khoa Tài chính Doanh nghiệp, Học viện Tài chính vừa tổ chức, đã tìm ra ngôi vị Quán quân và nhiều giải thưởng dành cho các đội thi xuất sắc.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Xem thêm