Tag

Một số kỷ niệm sâu sắc về Bộ trưởng Mai Chí Thọ với công tác báo chí, tuyên truyền

Phóng sự 11/07/2022 17:44
aa
TTTĐ - Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Bộ trưởng Bộ Công an Mai Chí Thọ, báo Công an Nhân dân số ra ngày 9/7/2022 đăng trên trang nhất bài “Một số kỷ niệm sâu sắc về Bộ trưởng Mai Chí Thọ với công tác báo chí, tuyên truyền” của PGS. TS, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân, nguyên Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết này:
Đại tướng Mai Chí Thọ với lực lượng Công an Nhân dân và Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân TP HCM
Một số kỷ niệm sâu sắc về Bộ trưởng Mai Chí Thọ với công tác báo chí, tuyên truyền
Đại tướng Mai Chí Thọ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ nay là Bộ Công an (Ảnh tư liệu)

Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, tôi có may mắn lần đầu được gặp và làm việc với Ông ở 44 Yết Kiêu với cương vị ông là Bộ trưởng Bộ Công an. Thật ra, ngay từ sau năm 1975, khi được Ban Biên tập báo Nhân Dân cử làm phóng viên thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi và một số anh chị em cán bộ, phóng viên cùng Phó tổng biên tập Thép Mới đã được đón anh Năm Xuân (tên gọi thân mật thường ngày của ông) đến thăm Cơ quan thường trực báo Nhân Dân ở 24 Tú Xương, quận 3 thành phố. Cuộc gặp mặt hôm đó để lại trong tôi ấn tượng đẹp về một người lãnh đạo sôi nổi, quyết đoán, cho ý kiến rất cụ thể về những kiến nghị của Báo chung quanh vấn đề tuyên truyền các hoạt động của thành phố cũng như việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho Cơ quan thường trực của báo Đảng trong những năm tháng đầu tiên sau ngày giải phóng.

Thời gian trôi thấm thoát, hơn 10 năm sau, tôi không ngờ được gặp lại và làm việc với Ông ở trụ sở của Bộ Công an. Hôm đó, sau lời giới thiệu của đồng chí thư ký: “Thưa Bộ trưởng, đây là nhà báo Hồng Vinh, Phó trưởng ban Chính trị - Xã hội của báo Đảng, được Ban biên tập phân công theo dõi và phản ánh các hoạt động an ninh - quốc phòng trên báo Đảng”. Ông thân mật bắt tay và đề cập ngay nội dung cuộc làm việc, giọng sôi nổi: “Cảm ơn nhà báo đã đến đúng lúc lãnh đạo Bộ đang tập trung sức chỉ đạo triển khai một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu do Bộ Chính trị giao cho toàn ngành là mở chiến dịch tấn công, truy quét tội phạm trên toàn quốc nhằm bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội để phục vụ tốt công cuộc đổi mới đất nước. Ông rút trong cặp, đưa cho tôi xem Chỉ thị số 35 do Bộ trưởng ký và nói thân tình: Toàn bộ vấn đề mà Báo đang quan tâm có hết trong Chỉ thị này, Hồng Vinh sang phòng bên ngồi đọc kỹ, rồi gửi lại mình”. Lúc ra về, Ông dặn tôi: báo Đảng, cần tham gia và định hướng dư luận xã hội hiểu rõ và đồng tình cùng ngành Công an hưởng ứng chiến dịch tấn công và truy quét tội phạm này; qua đó dấy lên phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Về cơ quan, tôi đã dự thảo ngay Kế hoạch tuyên truyền và ngày hôm sau, được Ban Biên tập phê duyệt, Tôi thầm biết ơn Bộ trưởng đã nhắc Cục Công tác chính trị của Bộ tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc với các cơ quan chức năng trong Bộ cũng như đi xuống các tỉnh, thành trọng điểm để chứng kiến những việc làm cụ thể triển khai Chỉ thị quan trọng này. Thời điểm đó, Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng, Nam Định… là những địa bàn trọng điểm, đã đi đầu triển khai Chỉ thị 35 này. Tôi được may mắn đi theo các đoàn công tác của Bộ, tiếp xúc với nhiều tầng lớp nhân dân ở nhiều phường, xã, xóm, ấp, được chứng kiến không khí hồ hởi của cơ sở hưởng ứng phong trào tham gia tố giác tội phạm và thật sự là chỗ dựa tin cậy để ngành công an triển khai nghiệp vụ. Tôi nhớ mãi lời tâm sự của một cụ ông ngoại tuổi 80 ở quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng: “Đây là việc làm hợp ý Đảng - lòng Dân. Mấy năm nay, chúng tôi sống trong lo âu, thậm chí sợ hãi trước hành động lộng hành của các băng nhóm tội phạm. Hơn một tháng qua, giấc ngủ của chúng tôi đã ngon lành vì không khí yên bình đã được trở lại ở khắp ngõ, phường; theo đó, công nhân, người lao động an tâm, hào hứng sản xuất. Chúng tôi ghi ơn những việc làm dũng cảm, sáng tạo của lực lượng công an nhân dân trong việc nhanh chóng thiết lập lại trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố cảng”. Trên trang 3 của báo Nhân Dân và nhiều báo khác, hầu như ngày nào cũng có tin hoặc bài phản ánh về phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Một số kỷ niệm sâu sắc về Bộ trưởng Mai Chí Thọ với công tác báo chí, tuyên truyền
Đại tướng Mai Chí Thọ cùng lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)

Ba tháng sau ngày “ra quân” tấn công và trấn áp tội phạm, Bộ trưởng Mai Chí Thọ cùng lãnh đạo Bộ tổ chức Hội nghị Sơ kết toàn quốc tại Hòa Bình, biểu dương những cố gắng bước đầu của toàn ngành; đồng thời chỉ ra những hạn chế cần khắc phục. Từ nội dung hội nghị này và tham khảo ý kiến Bộ trưởng, được Ban biên tập chỉ đạo, tôi đã viết bài đăng 2 kỳ trên báo Đảng: “Một số kinh nghiệm bước đầu trong công tác bảo vệ an ninh, trật tự xã hội”, trong đó nhấn mạnh sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động nghiệp vụ của ngành công an với việc phát động nhân dân thật sự tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc. Một buổi sáng đầu giờ, anh Long, thư ký gọi điện cho tôi truyền đạt ý kiến của Bộ trưởng: “Cảm ơn và hoan nghênh báo Đảng đã phản ánh và tham gia định hướng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh - trật tự xã hội”.

Với tác phong cởi mở và ý thức coi trọng vai trò báo chí trong tuyên truyền, Ông chỉ thị Cục Công tác chính trị cần thường xuyên giao ban báo chí để cung cấp thông tin cho phóng viên. Thời điểm ấy, phòng họp ở 15 phố Trần Bình Trọng, tuần nào cũng vậy, anh chị em phóng viên các báo, đài có mặt đông đủ để tiếp nhận thông tin và trao đổi kinh nghiệm tuyên truyền. Vào một ngày cuối năm, tôi là một trong ba nhà báo đầu tiên có vinh dự được nhận “Huy chương vì an ninh Tổ quốc”. Chúng tôi xúc động vì được biết, theo chỉ đạo của Bộ trưởng, buổi lễ này cần được tổ chức trang trọng, có mặt đông đủ lãnh đạo Bộ và đại diện các cục, vụ, viện trong Bộ, chứng kiến lễ trao tặng Huy chương; sau đó là dự cơm thân mật…

Sau này, thôi nhiệm vụ Bộ trưởng, Ông thường xuyên đến 71 phố Hàng Trống, trụ sở của Bộ Biên tập báo Nhân Dân thăm tôi và trao đổi cởi mở về công tác báo chí, tuyên truyền. Ông nhắc chúng tôi: là báo Đảng phải chú trọng tuyên truyền về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, tích cực tham gia chống tham nhũng, quan liêu và các tệ nạn xã hội. Riêng về phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, khi nhấn vai trò quan trọng của lực lượng công an, không tách rời vai trò to lớn của nhân dân. Ông cười, nhấn giọng: “nhưng các cậu chớ nên “đề cao một chiều” nhé!”. Công an cũng là con người, cuộc sống có gia đình, bè bạn, có vui, buồn, có người bị sa ngã do vật chất cám dỗ, nhất là trong thời cơ chế thị trường. Mình kính phục nhà văn Nga vĩ đại M. Goóc-ki đã có câu tổng kết chí lý: “Con người - hai tiếng ấy vang lên kiêu hãnh làm sao!”. Nghe câu ấy, tôi càng nể phục Ông về tầm trí tuệ, về cách sống chan hòa với mọi lớp người, trong đó có chúng tôi ở báo Đảng, mà khi đến thăm, Ông bộc bạch chân tình: hôm nay trời mưa, nếu các cậu có món “mộc tồn Hàng Lược” thì hay đấy! Sau này, qua tập ký sự nhân vật do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, tôi càng hiểu sâu thêm tính khiêm tốn, đời thường của Ông khi Ông làm bài thơ vui sau khi được phong quân hàm Đại tướng:

“Tôi nghe phong tướng đã không ham

Giá trị đâu do chỉ cấp hàm

Tị nạnh so bì sao chậm thế

Phải đâu bán tước với mua quan

Nhất tướng công thành vạn cốt khô

Núi sông xương máu dựng cơ đồ

Đồng bào chiến sĩ hi sinh thế

Quan bé, quan to nhớ nhớ cho”.

Một số kỷ niệm sâu sắc về Bộ trưởng Mai Chí Thọ với công tác báo chí, tuyên truyền
Đại tướng Mai Chí Thọ những năm cuối đời (Ảnh tư liệu)

Những năm cuối đời, Ông và gia đình về sống tại căn nhà ở đường Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi thường xuyên đến thăm và cảm động nhìn thấy trên bàn có đặt tập báo Nhân Dân, trong đó có những dòng Ông gạch bút đỏ khi đọc một số bài xã luận, bình luận. Ông rút ra một tờ báo có bài bình luận về sự kiện Tổng thống Mỹ Bin Clin-tơn chủ động tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam vào ngày 11/7/1995. Ông nhận xét: bài bình luận này tốt, kịp thời vì đã gửi đi một thông điệp quan trọng: chúng ta hoan nghênh và sẵn sàng quan hệ, hợp tác với Mỹ, nhưng đừng ảo tưởng rằng, có Mỹ là có tất cả những điều ta muốn!

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Bộ trưởng Mai Chí Thọ, tôi ghi lại mấy cảm nghĩ sâu sắc nêu trên, coi đây là nén tâm nhang tưởng nhớ và tri ân một vị Đại tướng, Bộ trưởng đức độ, tài năng, luôn quan tâm tới công tác tuyên truyền và báo chí.

Hà Nội, ngày 8/7/2022

PGS.TS Nguyễn Hồng Vinh
Nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân

Đọc thêm

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Phóng sự

Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước

TTTĐ - Từ chiều 9/9, nước sông Hồng dâng cao, khiến xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) nhanh chóng bị bủa vây. Đến hôm sau, dòng nước đục ngầu đã nhấn chìm một phần xã đảo. Nước chảy siết, cuốn theo những khúc củi đen xì và rác từ thượng nguồn. Hai phương thức kết nối giữa Minh Châu với “đất liền” là phà và đập tràn đều bị tê liệt. Xã hoàn toàn rơi vào cảnh cô lập, dập dềnh như chiếc lá mỏng giữa cơn lũ…
Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử Phóng sự

Đồng chí Lê Đức Vân kể về những ngày tháng Tám lịch sử

TTTĐ - Đồng chí Lê Đức Vân (SN 1928) là Trưởng Ban liên lạc Đoàn Thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu. Ông là nhân chứng lịch sử đã giương cao ngọn cờ cách mạng trong những ngày tháng Tám năm 1945.
Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình tràn ngập ý nghĩa, ấm tình yêu thương

TTTĐ - Vừa qua, CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương Phóng sự

Hành trình đầy ý nghĩa của CLB thiện nguyện Ấm tình yêu thương

TTTĐ - Tháng 6 vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) thiện nguyện Ấm tình yêu thương đã có một hành trình hết sức ý nghĩa khi chung tay xây tổ ấm cho nạn nhân chất độc da cam tại Hà Tĩnh, cứu trợ cho bà con vùng cao tỉnh biên giới Hà Giang bị ảnh hưởng nặng bởi mưa lũ hay trao tặng xe lăn tới các thương binh. Từ những việc làm này càng làm lan tỏa mạnh mẽ thêm sự yêu thương, sẻ chia trên khắp mọi miền đất nước.
Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân lặng lẽ từ biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Chiều 26/7, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về với đất mẹ đã được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia. Biển người đau buồn nói lời từ biệt cuối cùng trước linh cữu Tổng Bí thư tưởng chừng sẽ không bao giờ dứt.
Tình người trong những xóm nghèo Phóng sự

Tình người trong những xóm nghèo

TTTĐ - Bôn ba, tha phương, lăn lộn mưu sinh ở xứ người, trong tận cùng của cái nghèo, cái khó, họ - những người lao động tự do - vẫn hun đúc, gìn giữ những giá trị đẹp trong đời. Nhiều câu chuyện về họ thoạt nghe cứ ngỡ như trong cổ tích.
Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học Phóng sự

Trồng mai, nuôi 4 con vào đại học

TTTĐ - “Má mất, con còn nhỏ nhưng cũng biết chuyện rồi. Cha im lặng không nói gì, chỉ nhắc các con cố gắng mà học rồi cha cứ lặng lẽ làm việc… Con thương cha”, Trần Hương Tú, 22 tuổi,con gái thứ 3 trong gia đình kể.
Hành hương về đất Phật Văn hóa

Hành hương về đất Phật

TTTĐ - Trong suốt chiều dài lịch sử, Huế từng là kinh đô của triều Nguyễn và cũng là kinh đô một thời của phật giáo Việt Nam. Về với Huế cũng là chuyến hành hương về đất phật, chiêm ngưỡng các thánh tích phật giáo, từ đó khám phá tâm thiện lành trong mỗi chúng ta.
“Phên dậu xanh” miền biên viễn Phóng sự

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Huyền thoại La Văn Cầu Phóng sự

Huyền thoại La Văn Cầu

TTTĐ - Trong trận đánh đồn Đông Khê năm 1950, Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân La Văn Cầu đã dũng cảm chặt một tay để ôm bộc phá, tiêu diệt lô cốt của giặc Pháp. Ông trở thành huyền thoại về tinh thần hi sinh anh dũng, ý chí kiên cường sắt đá của những người lính trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm