Tag

Năm 2022, huyện Gia Lâm thu ngân sách ước đạt hơn 5.168 tỷ đồng

Nông thôn mới 13/12/2022 08:52
aa
TTTĐ - Huyện Gia Lâm (Hà Nội) thu ngân sách năm 2022 ước đạt hơn 5.168 tỷ đồng, bằng 101,5% dự toán thành phố và huyện giao, bằng 182,5% so với năm 2021.
30 sản phẩm của huyện Gia Lâm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP

Chiều 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Gia Lâm khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã tổ chức hội nghị lần thứ 14 để xem xét tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022; kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023; kết quả đầu tư xây dựng huyện trở thành quận năm 2022; tình hình thực hiện dự toán ngân sách năm 2022, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện năm 2023…

Hội nghị lần thứ 14, BCH Đảng bộ huyện Gia Lâm khóa XXII
Hội nghị lần thứ 14, BCH Đảng bộ huyện Gia Lâm khóa XXII

Theo báo cáo của các đại biểu, năm 2022, dự kiến huyện Gia Lâm sẽ hoàn thành 16/16 chỉ tiêu Kế hoạch Thành phố giao và 21/21 chỉ tiêu HĐND huyện giao. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý ước tăng 10,52% so với năm 2021, bằng 2,28 lần mức tăng trưởng năm 2021.

Huyện Gia Lâm đã tự đảm bảo cân đối ngân sách được UBND thành phố giao năm 2022. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt hơn 5.168 tỷ đồng, bằng 101,5% dự toán thành phố và huyện giao, bằng 182,5% so với năm 2021. Tổng chi ngân sách Nhà nước ước đạt 2.385,6 tỷ đồng, bằng 98,5% dự toán thành phố giao, bằng 95,5% dự toán huyện giao.

Một vấn đề đáng lưu ý là công tác quy hoạch, quản lý đô thị, đầu tư xây dựng cơ bản và tài nguyên, môi trường được quan tâm chỉ đạo và đẩy mạnh. Năm qua, huyện Gia Lâm đã cấp 1.254 giấy phép xây dựng; kiểm tra 1.225 công trình xây dựng khởi công, qua đó, xử phạt hành chính 50 công trình với số tiền 1,54 tỷ đồng.

Năm 2022, huyện sẽ triển khai 242 dự án, tổng số vốn hơn 1.357 tỷ đồng, dự kiến giải ngân đạt hơn 1.280 tỷ đồng, bằng 94,3% kế hoạch. Đồng thời, huyện Gia Lâm sẽ hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng 132 dự án chuyển tiếp, tiếp tục triển khai thi công 110 dự án.

Huyện Gia Lâm được định hướng là đô thị cửa ngõ phía Đông Bắc của Hà Nội.
Huyện Gia Lâm được định hướng là đô thị cửa ngõ phía Đông Bắc của Hà Nội

Đặc biệt, đối với huyện Gia Lâm, công tác đầu tư xây dựng huyện thành quận và công tác xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu được chỉ đạo, triển khai quyết liệt. Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định cấp huyện, 11/11 xã đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ trình thành phố công nhận nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Gia Lâm cũng đã hoàn thành 28/31 tiêu chí thành lập quận, còn 3 tiêu chí chưa đạt, gồm các tiêu chí: Trường THPT đạt chuẩn quốc gia, tiêu chí công trình thương mại, dịch vụ cấp đô thị và Mật độ đường giao thông đô thị; Hoàn thành 8/18 tiêu chí thành lập phường.

Bên cạnh đó, công tác văn hóa, xã hội tại huyện Gia Lâm được duy trì và phát triển; An sinh xã hội được đảm bảo, chính sách xã hội được thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Hiện nay, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 96,15%. Năm học 2021-2022, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện được thành phố tặng Cờ thi đua xuất sắc…

Đọc thêm

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững Nông thôn mới

Bài 3: Phú Giáo hướng tới nền nông nghiệp bền vững

TTTĐ - Trong những năm qua, huyện Phú Giáo đã có nhiều cách làm hay, hiệu quả, khuyến khích, vận động người dân, doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm; qua đó góp phần tăng thu nhập cho người dân và hướng tới xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.
Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Xem thêm