Tag

Nạn quấy rối tình dục nơi công cộng, làm cách nào để dẹp bỏ?

Đô thị 15/03/2022 17:37
aa
TTTĐ - Báo cáo khảo sát an toàn của em gái ở nơi công cộng và trên phương tiện công cộng của Tổ chức Plan International Việt Nam thực hiện năm 2014, trong số 1.128 em gái được hỏi, 31% trả lời đã từng bị quấy rối tình dục khi đi xe buýt; Chỉ 13% em gái và 8% em trai cho rằng cảm thấy an toàn nơi công cộng... Đó là thực trạng rất đáng lo ngại.
Khởi động chiến dịch “Em không lẻ loi” hỗ trợ trẻ em mất người thân do dịch Covid-19 Chung tay “chấm dứt quấy rối để thành phố thêm sức sống mới” Để trẻ em Việt Nam là công dân "chuẩn" thời đại số… Lan tỏa yêu thương - ngày hội ý nghĩa của các gia đình Từ thiện phát triển - xu hướng trong và sau đại dịch Covid-19

Ngày 15/3, Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội, trường Đại học Giao thông vận tải, UBND huyện Đông Anh, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) cùng Tổ chức Plan International, Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng (LIGHT) tổ chức Hội thảo “Hành trình đến với thành phố an toàn”. Hội thảo nằm trong khuôn khổ dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái”.

Đại diện các bên tham gia dự án cam kết cùng nỗ lực hành động
Đại diện các bên tham gia dự án “Thành phố an toàn, thân thiện với em gái” cam kết cùng nỗ lực hành động

Tình trạng quấy rối ngày càng tinh vi và phức tạp

Dù không phải vấn đề mới nhưng tình trạng quấy rối tình dục nơi công cộng, đặc biệt với trẻ em gái, phụ nữ và nhóm LGBTIQ+ vẫn đang diễn ra khá phổ biến với tính chất ngày càng phức tạp. Theo báo cáo khảo sát an toàn của em gái ở nơi công cộng và trên phương tiện công cộng của Tổ chức Plan International Việt Nam thực hiện năm 2014: 31% trong số 1.128 em gái được hỏi đã từng bị quấy rối tình dục khi đi xe buýt; Chỉ 13% em gái và 8% em trai cho rằng cảm thấy an toàn nơi công cộng.

Sở dĩ vấn nạn quấy rối xảy ra với con số đáng báo động như vậy bởi những biểu hiện của nó luôn ẩn mình và được ngụy biện dưới những lời yêu thương, câu đùa vui... Chính vì vậy, mọi người thường thờ ơ hoặc không nhận ra tính nghiêm trọng của những hành vi đó. Đặc biệt, đa phần trong các trường hợp quấy rối tình dục, nạn nhân và cả những người chứng kiến đều có xu hướng im lặng.

Bà Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện LIGHT
Bà Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng Viện LIGHT

Theo bà Nguyễn Thu Giang - Phó Viện trưởng, Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT): "Phụ nữ và em gái nói chung đều gặp vấn đề rất lớn tại nơi công cộng bao gồm các địa điểm hữu hình như xe buýt, công viên và vô hình là trên môi trường mạng”.

Thanh, thiếu niên - thủ lĩnh của sự thay đổi

Thanh, thiếu niên là lực lượng quan trọng đối với tiến trình phát triển của quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng. Sự tham gia của thanh, thiếu niên vào nỗ lực phòng ngừa bạo lực giới, xây dựng một cộng đồng sống an toàn, lành mạnh là điều quan trọng và cần thiết.

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện tại, thanh niên được đánh giá là lực lượng ưu tú, am hiểu về các vấn đề công nghệ tiên phong, dẫn đầu trong quá trình tiếp cận thông tin, dẫn dắt thay đổi tích cực trong xã hội.

Nhấn mạnh về vai trò của thanh, thiếu niên trong hành trình này, đại diện MSD - United Way Việt Nam, bà Trần Vân Anh, chia sẻ: “Chúng tôi luôn đánh giá cao vai trò của thanh, thiếu niên trong nỗ lực xây dựng và kiến tạo một cộng đồng an toàn, thân thiện.

Do đó, trong mọi hoạt động của mình, chúng tôi luôn huy động sự tham gia tích cực từ các nhóm thanh, thiếu niên cùng đồng hành và trao quyền để có thể thực hiện những sáng kiến do các em khởi xướng; Thúc đẩy sự tham gia của giới trẻ vào nỗ lực phòng ngừa và ứng phó với các vấn đề bạo lực giới nói riêng, đóng góp vào quá trình kiến tạo, xây dựng cộng đồng, thành phố an toàn, văn minh nói chung”.

Bạn Phan Thị Phương Thảo - Thành viên CLB COC
Bạn Phan Thị Phương Thảo, đại diện Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi (CLB COC) trường THPT Vân Nội (huyện Đông Anh, Hà Nội)

Bạn Phan Thị Phương Thảo, đại diện Câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi (CLB COC) trường THPT Vân Nội (huyện Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ: “Từ khi được hoạt động tại CLB COC, em đã nhận thức rất rõ về vai trò của cả nam và nữ. Hai giới có vai trò ngang nhau và cần được tạo điều kiện, cơ hội phát huy năng lực cũng như thụ hưởng về thành quả của sự phát triển.

Trong quá trình tham gia CLB COC, chúng em đã chứng kiến hoặc nghe nhiều câu chuyện của các nạn nhân bị quấy rối và phân biệt đối xử trên cơ sở giới. Ví dụ, các bạn nữ thường bị trêu khi đi ngoài đường, các bạn nam trong cộng đồng LGBT thì bị trêu chọc, tẩy chay. Chúng em luôn đồng hành, hỗ trợ các bạn và tích cực truyền thông qua các buổi sinh hoạt, đối thoại, trên nền tảng mạng xã hội để phòng chống quấy rối và phân biệt đối xử”.

Xây dựng không gian công cộng an toàn cho phụ nữ và em gái

Nằm trong nỗ lực xây dựng thành phố an toàn cho phụ nữ và em gái, bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chia sẻ: ”Chúng tôi có những kế hoạch và đang trong giai đoạn xúc tiến hoàn thiện khuôn khổ chính sách, pháp luật; Đồng thời cũng có những hành động cụ thể nhằm ngăn ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới.

Không chỉ vậy, chúng tôi cũng thúc đẩy phối hợp liên ngành và xây dựng các mô hình thí điểm về phòng ngừa và ứng phó bạo lực trên cơ sở giới. Tất cả những hoạt động đều mong muốn chung tay xây dựng một không gian công cộng an toàn, thân thiện hơn cho phụ nữ và em gái. Vụ Bình đẳng giới sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ các đơn vị để cùng nhau tạo ra những thay đổi tích cực”.

Bà Trần Thị Bích Loan - Vụ Bình đẳng giới
Bà Trần Thị Bích Loan, Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Là một nhà sáng tạo nội dung tích cực trong các chiến dịch cộng đồng, anh Nguyễn Việt Anh - nhóm 1977Vlogs, đưa ra sáng kiến: “Chúng ta cần truyền thông một cách khéo léo những nội dung sáng tạo, lồng ghép thông điệp tích cực, dễ chạm đến người xem để các bạn trẻ sống tốt hơn; Đồng thời, nâng cao nhận thức để giúp các bạn trẻ khi gặp những tình huống như vậy biết cách xử lý và bảo vệ bản thân.

Ngoài truyền thông, tôi vẫn mong có các hoạt động giáo dục giới tính ngay từ khi còn nhỏ. Trước khi chờ người khác bảo vệ, các bạn nữ hay yêu chính bản thân, đừng tự ti bất kỳ điều gì từ bản thân mình. Chỉ có sự tự tin mới giúp các bạn vượt qua những khó khăn từ bên ngoài”.

Nhóm 1977Vlogs
Nhóm 1977Vlogs

Việc xây dựng không gian công cộng an toàn cho phụ nữ và em gái là vô cùng cần thiết, cần có sự ủng hộ, chung tay góp sức và hành động từ tất cả các đơn vị và công đồng. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có thể trở thành những người tiên phong dẫn dắt sự thay đổi. Khi chúng ta đồng lòng lên tiếng, đoàn kết hợp tác và nỗ lực hành động, mọi hành vi quấy rối phụ nữ, em gái dù ở đâu, hình thức nào cũng đều phải chấm dứt.

Theo ước tính của Liên hợp quốc, vào năm 2030, cứ 3 người thì sẽ có một người sinh sống ở các thành phố, đô thị với ít nhất nửa triệu dân. Mỗi tháng có khoảng 5 triệu người được bổ sung vào dân số của các thành phố ở các nước phát triển; Ước tính vào năm 2030, khoảng 1,5 tỷ các em gái sẽ sống tại các khu vực thành thị.

Các em gái sinh sống ở thành phố sẽ có hai cơ hội để phát triển đồng thời cũng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro gấp hai lần. Trong khi các em có những cơ hội về giáo dục tốt hơn, ít phải đối mặt với nạn tảo hôn, cơ hội tiếp cận thông tin và phát triển cá nhân thì cũng đồng thời phải đối mặt với các rủi ro về quấy rối tình dục, bị bóc lột và không an toàn.

Hà Nội là một trong 5 thành phố đầu tiên thí điểm chương trình "Thành phố an toàn, thân thiện với em gái" từ năm 2012. Mục tiêu của chương trình là xây dựng thành phố an toàn, thân thiện và hòa nhập cho tất cả các em gái.

Đọc thêm

Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh” Đô thị

Hà Nội thông qua đề án “giao thông thông minh”

TTTĐ - Việc triển khai Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội” sẽ giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện nay; hình thành hệ thống giao thông thông minh của TP theo các giai đoạn, thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội sẽ cơ bản trở thành thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông.
Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước Đô thị

Hà Nội: Các công trình vi phạm sẽ bị ngừng cung cấp điện, nước

TTTĐ - Kỳ họp chuyên đề (kỳ họp thứ 19) HĐND TP Hà Nội đã ban hành quy định việc áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng Xã hội

Cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng

TTTĐ - Khu vực công viên Bồ Đề Xanh và Bệnh viện Tâm Anh (phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) đang trong tình trạng vi phạm trật tự đô thị và lấn chiếm không gian công cộng nghiêm trọng. Thay vì là nơi để người dân thư giãn, đi bộ và tận hưởng không gian xanh, công viên và vỉa hè, quanh bệnh viện lại bị biến thành bãi trông giữ ô tô gây nhếch nhác, làm mất mỹ quan, cản trở sinh hoạt của cư dân khu vực.
Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"? Xã hội

Lắp đặt bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 để "xã hội hóa"?

TTTĐ - Công ty Táo Đỏ cho biết đã được cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Nam cấp phép xây dựng các bảng quảng cáo trên Tỉnh lộ 607 qua thị xã Điện Bàn để "xã hội hóa".
Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối” Đô thị

Làng cổ Đường Lâm và lăng Phùng Hưng, Ngô Quyền bị “mất kết nối”

TTTĐ - Thời gian gần đây, du khách đến với làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) bất ngờ khi tuyến đường đến tham quan khu tâm linh thờ hai vị vua Phùng Hưng và Ngô Quyền không thể di chuyển bằng xe ô tô. Người dân đi lại cũng khó khăn do cầu Cam Lâm hiện tại chỉ cho phép xe máy và phương tiện thô sơ lưu thông.
5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam Đô thị

5 giải pháp đột phá “Trẻ hóa đô thị” Việt Nam

TTTĐ - 5 giải pháp “Trẻ hóa đô thị” hướng đến việc giải quyết những thách thức thực tế của đô thị, từ việc tái sinh không gian công cộng đến phát triển nhà ở bền vững.
Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng Nhịp sống phương Nam

Vi phạm về môi trường, Dầu khí IDICO bị phạt nặng

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ban hành quyết định xử phạt 330 triệu đồng đối với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng dầu khí IDICO về hành vi vi xả thải ra môi trường.
Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài Đô thị

Xử lý trách nhiệm cá nhân để dự án chậm tiến độ kéo dài

TTTĐ - Các ban, sở, ngành, địa phương rà soát, xử lý trách nhiệm cá nhân, tổ chức để dự án, công trình chậm tiến độ kéo dài; trụ sở, công sở, diện tích nhà thuộc sở hữu nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả; báo cáo UBND thành phố theo quy định.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm Đô thị

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại tuyến phố trung tâm

TTTĐ - Với vị trí trung tâm, phường Lê Đại Hành (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có nhiều cơ quan, trung tâm thương mại và khu vui chơi, tạo áp lực lớn về trật tự đô thị.
"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô Đô thị

"Mách nước" khai thác không gian ngầm theo Luật Thủ đô

TTTĐ - Việc triển khai Luật Thủ đô và các quy định liên quan đến quản lý không gian ngầm đòi hỏi phải xem xét một cách nghiêm túc nhiều vấn đề quan trọng.
Xem thêm