Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dinh dưỡng trong bệnh viện
Theo đó, mục tiêu cung cấp đủ dinh dưỡng cho người bệnh, hỗ trợ điều trị bệnh và cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân thành phố.
Cụ thể, Sở Y tế phấn đấu 100 % người bệnh nội trú được khám, chẩn đoán, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chỉ định điều trị và theo dõi tình trạng dinh dưỡng khi nằm viện; 90 % bệnh viện tổ chức thực hiện các hoạt động tư vấn, truyền thông về dinh dưỡng cho người bệnh; 85 % người bệnh ngoại trú được sàng lọc yếu tố nguy cơ, tư vấn, chỉ định chế độ dinh dưỡng ghi vào sổ khám bệnh hoặc hồ sơ bệnh án ngoại trú.
Ảnh minh họa |
Sở Y tế chỉ đạo chỉ đạo các bệnh viện triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 Thông tư Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực dinh dưỡng trong bệnh viện;
Kiện toàn và củng cố khoa/bộ phận dinh dưỡng, bổ sung nhân lực có năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng công tác dinh dưỡng trong bệnh viện theo quy định tại Thông tư 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.
Đối với nhiệm vụ chuyên môn, các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn theo hướng dẫn tại Thông tư 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện như khám sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng, tư vấn, chỉ định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú; khám, chẩn đoán, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chỉ định điều trị và theo dõi tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh nội trú; tư vấn, truyền thông về dinh dưỡng trong bệnh viện; Tổ chức phục vụ dinh dưỡng, tiết chế: Người bệnh được bác sĩ chỉ định chế độ ăn bệnh lý, cung cấp chế độ ăn cho người bệnh tại bệnh viện, bảo quản, chế biến, vận chuyển suất ăn bảo đảm an toàn thực phẩm.
Đồng thời, Sở Y tế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dinh dưỡng như đảm bảo khu vực bếp chế biến, bảo quản thực phẩm, pha chế sữa, chuẩn bị các suất ăn và lưu mẫu thức ăn, khu vực phục vụ ăn uống cho người bệnh, viên chức y tế và các đối tượng khác...
Đặc biệt, Sở Y tế tăng cường truyền thông về công tác dinh dưỡng trong bệnh viện trên cổng website của ngành. Các đơn vị thực hiện truyền thông về công tác dinh dưỡng tại đơn vị trên mọi phương tiện (trang web, loa đài, poster, tờ rơi...) phù hợp với điều kiện đặc điểm chuyên môn của từng đơn vị.
Để thực hiện tốt kế hoạch, Sở Y tế yêu cầu các bệnh viện căn cứ kế hoạch công tác dinh dưỡng trong bệnh viện năm 2024 của Sở Y tế Hà Nội, xây dựng kế hoạch công tác dinh dưỡng tại đơn vị trước ngày 15/1/2024 và triển khai thực hiện; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật, các chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế liên quan đến công tác dinh dưỡng trong bệnh viện.
Các bệnh viện thành lập khoa/bộ phận dinh dưỡng tại các đơn vị còn thiếu theo quy định tại Thông tư 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện, tiếp tục củng cố, kiện toàn khoa/bộ phận dinh dưỡng tiết chế tại các đơn vị có nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
Các bệnh viện tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá các hoạt động dinh dưỡng tại bệnh viện, đồng thời tổ chức kiểm tra, đánh giá lại kết quả khắc phục tồn tại sau khi đã kiểm tra, giám sát; chủ động bố trí nguồn lực cho công tác dinh dưỡng, đào tạo, trang bị đầy đủ trang thiết bị, vật tư, phục vụ công tác dinh dưỡng trong bệnh viện, bảo đảm thực hiện đúng mục tiêu và tiến độ kế hoạch tại đơn vị;
Các đơn vị rà soát, xây dựng mới, xây dựng bổ sung quy trình để thực hiện các danh mục kỹ thuật chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa dinh dưỡng; phân công, bố trí cán bộ làm công tác dinh dưỡng thực hiện các danh mục kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh chữa bệnh chuyên khoa dinh dưỡng theo đúng quy định tại Phụ lục số XV ban hành kèm theo Thông tư số 32/2023/TT- BYT ngày 31/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế Thông tư Quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh...