Đẩy mạnh triển khai công tác dinh dưỡng, chăm sóc người bệnh
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng học đường Sử dụng và bảo vệ nước sạch đúng cách để cải thiện dinh dưỡng, sức khỏe Người bị đau mắt đỏ cần chế độ dinh dưỡng ra sao? Can thiệp dinh dưỡng cho bệnh nhân |
Công tác dinh dưỡng lâm sàng trong bệnh viện của ngành y tế Hà Nội được triển khai thực hiện ở 83 bệnh viện trong và ngoài công lập, gồm 41 bệnh viện khối công lập và 42 bệnh viện ngoài công lập.
Xác định công tác dinh dưỡng gắn liền với nâng cao chất lượng điều trị, ngay từ đầu năm 2023, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.
Toàn cảnh hội nghị giao ban mạng lưới công tác dinh dưỡng các đơn vị |
Trong 9 tháng năm 2023, Sở Y tế đã tổ chức kiểm tra, giám sát 30 bệnh viện về công tác dinh dưỡng. Qua kiểm tra, giám sát cho thấy công tác dinh dưỡng lâm sàng tại các bệnh viện cơ bản được sự quan tâm của lãnh đạo các đơn vị.
Các bệnh viện đã triển khai thực hiện hoạt động chuyên môn về dinh dưỡng theo quy định tại Thông tư 18/2020/TT-BYT ngày 12/11/2020 Quy định về hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện như sàng lọc yếu tố nguy cơ dinh dưỡng, tư vấn, chỉ định chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ngoại trú; Khám, chẩn đoán, đánh giá tình trạng dinh dưỡng, chỉ định điều trị và theo dõi tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh nội trú; tư vấn, truyền thông về dinh dưỡng.
Trong công tác đào tạo tập huấn, Sở Y tế đã tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho gần 200 cán bộ làm công tác dinh dưỡng tại các bệnh viện.
Bệnh viện Thanh Nhàn với vai trò là đầu ngành dinh dưỡng đã tổ chức tập huấn lại Thông tư 18/2020/TT-BYT quy định hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện cho Bệnh viện đa khoa Ba Vì và tập huấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhận viêm tụy, chế độ dinh dưỡng trong ngoại khoa, chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân đái tháo đường cho cán bộ dinh dưỡng trong màng lưới dinh dưỡng của các bệnh viện.
Ngoài ra, đầu ngành dinh dưỡng đã thực hiện hội chẩn dinh dưỡng liên viện với các bệnh viện như Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn, Bệnh viện đa khoa Phú Xuyên và Bệnh viện đa khoa Hà Nội.
Tuy nhiên, bên cạnh những bệnh viện đã triển khai tốt công tác dinh dưỡng thì vẫn còn một số bệnh viện do cơ sở vật chất xuống cấp, trang thiết bị cũ, hỏng, cơ bản chưa đáp ứng tốt cho công tác dinh dưỡng; việc thu hút nhân lực chất lượng cao cho khoa dinh dưỡng tại các bệnh viện tuyến quận, huyện còn khó khăn; Tại một số bệnh viện nhân lực phục vụ cho công tác dinh dưỡng còn kiêm nhiệm.
Những tồn tại này đã được Sở Y tế chỉ ra trong quá trình kiểm tra, giám sát, đồng thời hướng dẫn các đơn vị khắc phục để nâng cao hiệu quả của hoạt động dinh dưỡng trong bệnh viện.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng được nghe bài tham luận chuyên môn về “Chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường” của BSCKII. Đoàn Thị Anh Đào, chủ nhiệm chuyên khoa đầu ngành dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn và bài tham luận “Tình trạng dinh dưỡng và khả năng đáp ứng mục tiêu dinh dưỡng khi sử dụng công thức đường ruột giàu peptide ở người bệnh nuôi dưỡng qua ống thông” của TS.BS Nguyễn Thị Hương Lan, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Đồng thời, các đại biểu được thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về cách làm hay, hiệu quả trong triển khai công tác dinh dưỡng tại một số bệnh viện.