Tag

Nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung

Môi trường 24/10/2022 15:19
aa
TTTĐ - Tình hình bão, lũ, nắng nóng, hạn hán, sạt lở,… tại khu vực miền Trung ngày càng diễn ra phức tạp, trái quy luật tự nhiên đã tác động mạnh và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, sản xuất của người dân. Đáng nói, đến nay công tác phòng, chống thiên tai vẫn còn gặp vô vàn khó khăn, thách thức, do đó cần có biện pháp hiệu quả, lâu dài để chủ động phòng ngừa và thích ứng với thiên tai.
Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai Chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do áp thấp nhiệt đới Nâng cao nhận thức cho học sinh, góp phần xây dựng cộng đồng an toàn trước thiên tai Cảnh báo tình huống khẩn cấp sạt lở bãi sông, biển ở Hoằng Phụ Bảo đảm tính chủ động trong công tác phòng chống, khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai

Công tác phòng chống thiên tai gặp khó khăn do địa hình phức tạp

Miền Trung là dải đất hẹp, phần lớn diện tích nằm ở sườn phía Đông dốc đứng ở dãy Trường Sơn, đồng bằng ven biển bị chia cắt bởi những dãy núi ngang nhô ra sát biển. Do điều kiện địa hình, khí hậu cùng cơ chế hoàn lưu khí quyển, hằng năm miền Trung phải hứng chịu nhiều trận bão, áp thấp nhiệt đới, mưa to và rất to trên diện rộng, kéo dài nhiều ngày làm ngập lụt hàng trăm làng mạc, gây thiệt hại to lớn về người và của cho nhân dân địa phương. Liên tiếp trong các năm gần đây, thiên tai xảy ra ở miền Trung càng thường xuyên hơn, trầm trọng hơn, mức độ tàn phá càng cao hơn.

Khu vực miền Trung và Tây Nguyên (từ Quảng Bình - Bình Thuận) với đặc điểm địa hình chiều ngang hẹp, chia cắt mạnh và biến đổi nhanh từ Tây sang Đông (từ núi đến vùng trung du, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp và biển). Dải ven biển bao gồm nhiều bãi cát, cồn cát lớn và các đầm phá. Đây là khu vực có mạng lưới sông suối lớn, mật độ sông suối cao, chỉ tính các sông có độ dài trên 10km đã có tới 740 sông.

Tuy nhiên, các sông đa số ngắn và dốc, lưu vực chủ yếu là đồi núi, các cửa sông hẹp, nông, thường xuyên bị bồi lấp, nên khi có mưa lớn ở thượng nguồn thì nước tập trung nhanh về hạ lưu gây ngập lụt vùng đồng bằng. Trong khu vực bao gồm 7 hệ thống sông lớn với nhiều hồ chứa trong quy trình liên hồ, bao gồm: sông Hương, Vu Gia - Thu Bồn, Trà Khúc, Kon - Hà Thanh, Ba, Sê San, Srepok.

Khí hậu vùng duyên hải miền Trung khá khắc nghiệt, biến động khí hậu mạnh, mùa khô hạn (chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 8 hằng năm) chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng gây hạn hán, xâm nhập mặn; mùa mưa bão (chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 11 hằng năm) chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, thường có bão và mưa lớn gây ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.

Khí hậu ở Tây Nguyên được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô nóng hạn, thiếu nước trầm trọng, mùa mưa nóng ẩm, tập trung 85-90% lượng mưa của cả năm.

Nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung
Khu vực miền Trung ngày càng diễn ra phức tạp, trái quy luật tự nhiên đã tác động mạnh và ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống, sản xuất của người dân.

Các trung tâm kinh tế, du lịch, công nghiệp, dân cư đông đúc tập trung chính ở khu vực ven biển. Hiện nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp… đang được phát triển dọc ven biển miền Trung: khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam), khu nhà máy hóa dầu Dung Quất (Quảng Ngãi)… đang là những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và của cả nước. Bên cạnh đó, du lịch biển đang phát triển mạnh, hằng năm thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước. Ngoài ra, đây là khu vực tập trung với trên 50.000 tàu thuyền đánh bắt xa bờ và nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.

Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống thiên tai gồm hệ thống đê sông, đê biển, hồ chứa, các công trình thủy lợi, khu neo đậu tàu thuyền, hậu cần nghề cá và đường cứu hộ, cứu nạn,… đã từng bước được đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả, tuy nhiên còn chưa đáp ứng được so với thực tiễn.

Từ cuối năm 2014 đến nay, hiện tượng El Nino mạnh, kéo dài nhất trong lịch sử, nền nhiệt độ tăng cao, lượng mưa và dòng chảy thiếu hụt. Hạn hán, xâm nhập mặn đã xảy ra gay gắt, gây thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân tại 8 tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan gây nhiều thách thức lớn

Biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, cùng với đặc điểm địa hình khu vực bị chia cắt mạnh, sông ngắn, dốc, rừng đầu nguồn bị suy giảm,… đã và đang đặt ra những thách thức mới, khó lường, khó chủ động trong các tình huống thiên tai lớn, bất ngờ.

Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến phương án phòng chống mưa lũ tại các địa phương không còn phù hợp, cộng đồng, doanh nghiệp và chính quyền các cấp gặp nhiều khó khăn, bị động khi có tình huống thiên tai xảy ra. Thiệt hại về người vẫn còn lớn, nhất là do mưa lũ, nguyên chính vẫn do một số bộ phận người dân, chính quyền địa phương còn chủ quan, thiếu kỹ năng ứng phó.

Hiện nay, chưa có cơ quan chuyên trách với các phòng tham mưu chuyên sâu tại cấp tỉnh, cán bộ chuyên trách cấp huyện, cấp xã dẫn đến chủ quan, không đủ khả năng triển khai toàn diện Luật Phòng, chống thiên tai mà hầu như chỉ tập trung vào thời điểm chỉ đạo ứng phó trong tình huống thiên tai và một số công việc khắc phục hậu quả cấp bách, nên thiếu tính ổn định, lâu dài và bền vững.

Nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung
Công tác khắc phục hậu quả thiên tai tại các địa phương còn chậm, mới chỉ tập trung vào khắc phục bước đầu hạ tầng và phục hồi sản xuất nông nghiệp

Công nghệ dự báo về mưa lũ tại các vùng địa hình phức tạp, chia cắt còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời, trong khi yêu cầu ngày càng phải chính xác để phục vụ hiệu quả cho công tác chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai.

Công tác khắc phục hậu quả thiên tai chậm, mới chỉ tập trung vào khắc phục bước đầu hạ tầng và phục hồi sản xuất nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch, nhỏ lẻ. Khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng trước thiên tai còn thấp, nhất là hệ thống đê điều, hồ chứa nước, khu neo đậu tàu thuyền và hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Vì vậy, trước mắt, cần tập trung vào những giải pháp cấp bách do thiên tai liên tục diễn ra hằng năm. Tập trung nguồn lực khắc phục cấp bách hậu quả mưa lũ, khẩn trương ổn định dân cư vùng ảnh hưởng thiên tai, nhất là các hộ dân phải di dời. Sửa chữa khẩn cấp công trình đê điều, hồ đập, vị trí trọng điểm xung yếu để sẵn sàng chống chịu khi mưa lũ lớn xảy ra.

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, thông tin, truyền thông về thời tiết, thiên tai nhất là mưa lớn theo hình thức nhà nước và Nhân dân cùng làm. Tăng cường công tác quan trắc chuyên ngành, theo dõi, giám sát cung cấp thông tin phòng chống thiên tai. Tăng cường quản lý tàu thuyền và các hoạt động trên biển, trong đó tập trung quản lý việc ra khơi, kỹ thuật neo đậu đảm bảo an toàn tại các khu tránh trú và quản lý các tàu vận tải, tàu vãng lai khi có bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.

Đặc biệt là phải kiện toàn cơ quan phòng, chống thiên tai cấp tỉnh theo hướng chuyên trách trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy, không làm tăng biên chế. Củng cố trung tâm chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của Trung ương, vùng và cấp tỉnh. Điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế chính sách văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao năng lực cơ quan phòng, chống thiên tai, huy động sự tham gia của cộng đồng, phối kết hợp giữa các bộ, ngành địa phương, lồng ghép công tác phòng, chống thiên tai trong các hoạt động của xã hội, hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp...

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt Môi trường

Vi phạm về môi trường, hàng loạt "ông lớn" tại Đồng Nai bị phạt

TTTĐ - Tỉnh Đồng Nai liên tục phát hiện nhiều trường hợp vi phạm pháp luật về môi trường trong đó nhiều đơn vị được đánh giá là "ông lớn" của tỉnh Đồng Nai như: Công ty Hyosung, Công ty Advanced Multitech, Công ty Cổ phần Thương mại - Xây dựng Đa Lộc, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành, Công ty Cao su Kenda... Tổng số tiền xử phạt lên đến hàng tỷ đồng.
Xem thêm