Năng lượng tái tạo giúp giảm tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khoẻ con người
Ảnh minh họa
Bài liên quan
Không khí ở Hà Nội được cải thiện, ra khỏi top ô nhiễm thế giới
Australia: Cháy rừng gây ô nhiễm không khí đáng báo động
Ấn Độ: Ô nhiễm không khí đạt mức báo động
Phụ nữ có nguy cơ sảy thai vì ô nhiễm không khí
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có 4,2 triệu người tử vong sớm do ô nhiễm không khí mà phần lớn do hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng.
Theo kết quả nghiên cứu của nhóm chuyên gia tại Viện Nghiên cứu tác động khí hậu Potsdam (PIK), Hà Lan, nếu chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo như: năng lượng có nguồn gốc từ năng lượng Mặt trời và năng lượng gió thì những tác động của ô nhiễm không khí đến sức khoẻ con người sẽ giảm 80%.
Mặt khác, các chuyên gia PIK cũng cảnh báo tới năm 2050 thế giới sẽ mất sáu triệu năm tuổi thọ do tình trạng ô nhiễm không khí nếu xu hướng sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch như hiện nay tiếp diễn. Tuy nhiên, nếu thế giới chuyển đổi sang năng lượng tái tạo trong 3 thập kỷ tới, con số này sẽ giảm xuống còn một triệu năm.
Việc đốt nhiên liệu hóa thạch như than đá và xăng dầu là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất. Nhiên liệu hóa thạch vẫn đang được sử dụng rộng rãi để sưởi ấm, để vận hành các phương tiện vận chuyển, sản xuất điện và sản xuất và các quy trình công nghiệp khác. Đốt những nhiên liệu này gây ra khói bụi, mưa axit và khí thải nhà kính.
Tình trạng trên sẽ đẩy con người vào thảm họa biến đổi khí hậu, khiến nhiệt độ Trái đất tăng thêm 5 độ C vào năm 2100. Mức tăng độ này sẽ châm ngòi cho những đợt nắng nóng khắc nghiệt, giảm nguồn lương thực của thế giới và làm nước biển dâng cao.