Tag

Ngành Tài nguyên và Môi trường chú trọng triển khai thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

Đô thị 23/09/2020 11:00
aa
TTTĐ - Mới đây, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường điện tử, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lên kế hoạch, xúc tiến triển khai kịp thời, thống nhất, khoa học và hiệu quả các nội dung đã được xác định trong Nghị định 45.
Tăng cường giao dịch trực tuyến, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính không cần thiết Những kết quả khả quan trong việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích Tới Bưu điện để nộp hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính Tăng cường rà soát, chuẩn hóa thống nhất danh mục thủ tục hành chính về đất đai Bãi bỏ các quy định đã lạc hậu để giảm bớt thủ tục hành chính cho người dân Quảng Nam: Sửa đổi thủ tục hành chính liên quan đến cấp, đổi Giấy phép lái xe
Cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh giải quyết  hồ sơ về lĩnh vực đất đai thông qua dịch vụ công trực tuyến
Cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh giải quyết hồ sơ về lĩnh vực đất đai thông qua dịch vụ công trực tuyến

Trong cuộc họp cuối tháng 7/2020, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên và môi trường đã báo cáo về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai Chính phủ điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo đó, các Trung tâm dữ liệu sử dụng công nghệ ảo hóa, điện toán đám mây, cung cấp tài nguyên tính toán, xử lý chung cho các đơn vị thuộc Bộ, bảo đảm các nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng các cơ sở dữ liệu, hiện đã cung cấp được 16 loại dịch vụ về hạ tầng công nghệ thông tin.

Đối với công tác ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai Chính quyền điện tử tại các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương, ông Lê Phú Hà cho biết, thực hiện Nghị định số 73/2019/NĐ-CP, Cục đang triển khai thực hiện thu thập, quản lý, khai thác về sử dụng thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường. Trong đó, 38/63 Sở Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng, trình Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh ban hành Quy chế thu thập, quản lý, khai thác, chia sẻ và sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường theo quy định; 12 tỉnh đã ban hành Kế hoạch điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu nguyên và môi trường năm 2020 và 17 tỉnh, thành phố xây dựng, tổng hợp danh mục thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn, được công bố trên Trang/Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường phục vụ tra cứu, tìm kiếm, cung cấp, sử dụng.

Về triển khai Chính quyền điện tử, các Sở Tài nguyên và Môi trường đã ứng dụng phổ biến các hệ thống quản lý văn bản đi đến, hồ sơ công việc; hệ thống dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), một cửa điện tử, thư điện tử và các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý và điều hành công việc theo phân công thực hiện của địa phương, đã góp phần thực hiện công tác cải cách hành chính, giảm giấy tờ, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ.

Về xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường, cơ bản các Sở đã xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành và được đưa vào sử dụng chủ yếu với các nội dung: CSDL đất đai; CSDL địa chất - khoáng sản; CSDL tài nguyên nước; CSDL Môi trường; CSDL Quan trắc tài nguyên và môi trường; CSDL biển - hải đảo; CSDL kho lưu trữ số...

Theo thông tin từ Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay các đơn vị trực thuộc Bộ đang thực hiện 116 TTHC, trong đó, Tổng cục Môi trường có 34 TTHC, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam 16 TTHC, Tổng cục Quản lý đất đai 4 TTHC, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam 15 TTHC, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn 7 TTHC, Cục Quản lý tài nguyên nước 21 TTHC, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam 4 TTHC, Cục Biến đổi khí hậu 13 TTHC, Cục Viễn thám Quốc gia 1 TTHC và Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản Quốc Gia 1 TTHC.

Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa vào triển khai 104 DVCTT mức độ 3, 4 trên Cổng Dịch vụ công của Bộ, trong đó có 72 DVCTT mức độ 3 và 32 DVCTT mức độ 4 (đạt tỷ lệ 30,8% trên tổng số DVCTT cung cấp).

Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tích cực phối hợp Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường rà soát, dự kiến sẽ cung cấp thêm 22 DVCTT mức độ 4, nâng tổng số DVCTT mức 4 được cung cấp là 54 (đạt tỷ lệ 51,9% tổng số DVCTT cung cấp).

Trong thời gian tới, lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các đơn vị cần tiếp tục rà soát các quy trình, nghiệp vụ, thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu để cắt giảm, đơn giản hồ sơ, giấy tờ, trình tự, thủ tục không cần thiết, đẩy mạnh việc triển khai DVCTT lên mức độ 3, 4 và tăng cường đầu tư hạ tầng, trang thiết bị để hỗ trợ tốt nhất cho việc triển khai DVCTT tại các đơn vị.

Là một đơn vị trực thuộc của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường cũng nỗ lực triển khai thực hiện TTHC trên môi trường điện tử. Chia sẻ với phóng viên, đại diện Tổng cục môi trường cho biết: Từ đầu năm 2020, Tổng cục Môi trường đã tiếp nhận 52 hồ sơ giải quyết TTHC theo hình thức trực tuyến.

Đến nay, Tổng cục Môi trường, đã hoàn thành và đưa vào triển khai 31 DVCTT mức độ 3, 4 trong tổng số 34 TTHC về lĩnh vực môi trường trên Cổng DVCTT (tại địa chỉ https://dvctt.monre.gov.vn) và Hệ thống thông tin một cửa điện tử (tại địa chỉ https://dvc.monre.gov.vn) của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong đó có 13 dịch vụ công mức độ 3 (chiếm 39,4%), 18 dịch vụ công mức độ 4 (chiếm 54,5 %), trong số này, có 5 dịch vụ công kết nối liên thông với Hệ thống hải quan một cửa quốc gia (tại địa chỉ https://vnsw.gov.vn).

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai Đô thị

Quận ủy Hoàng Mai tập trung xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai

TTTĐ - Ngày 25/4, Quận ủy Hoàng Mai (Hà Nội) tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 55-CT/QU và quán triệt và triển khai thực hiện hai kết luận quan trọng của Bộ Chính trị.
Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập Đô thị

Lý giải việc Đà Lạt là trung tâm hành chính tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Trung tâm hành chính đặt tại Đà Lạt sẽ đảm bảo tính bền vững trong quản lý, tối ưu hóa nguồn lực phát triển và tạo động lực đưa tỉnh Lâm Đồng mới trở thành một trong những khu vực phát triển, đáng sống trong khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên.
Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới Đô thị

Quận Hoàng Mai thông qua nghị quyết thành lập, tên gọi 7 phường mới

TTTĐ - Ngày 25/4, HĐND quận Hoàng Mai (Hà Nội) thông qua chủ trương thành lập, tên gọi 7 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Định Công, Hoàng Liệt, Tương Mai, Hoàng Mai, Yên Sở, Vĩnh Hưng và Lĩnh Nam.
Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang Đô thị

Sẽ có 3 đặc khu kinh tế khi sáp nhập Kiên Giang, An Giang

TTTĐ - Dự kiến, sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính cấp xã, phường của hai tỉnh Kiên Giang và An Giang sẽ còn lại 102 đơn vị. Đồng thời, 3 đặc khu kinh tế sẽ được thành lập, mở ra những cơ hội phát triển mới cho khu vực.
Xem thêm