Tag

Ngày Tết, nhà chung cư có nhất thiết phải làm lễ cúng giao thừa ngoài trời không?

BHXH & Đời sống 22/01/2017 18:00
aa
Nhiều hộ gia đình hiện đang sống ở chung cư đều có chung thắc mắc, nghi lễ cúng giao thừa có nhất thiết phải tiến hành ở ngoài trời không.

Ngày Tết, nhà chung cư có nhất thiết phải làm lễ cúng giao thừa ngoài trời không?

1. Lễ cúng giao thừa hay còn gọi là lễ Trừ Tịch

Cúng giao thừa là một nghi lễ bao đời nay vốn không thể thiếu với người dân Việt Nam mỗi đêm cuối năm. Lễ cúng giao thừa vốn còn được gọi là lễ Trừ Tịch. Trong đó “trừ tịch” được hiểu là giây phút cuối cùng của năm cũ và cũng là khoảnh khắc bắt đầu một năm mới.

Đây là thời điểm quan trọng, trời đất (Thiên - Địa) giao hòa, âm và dương đều hòa quyện, nhập làm một khiến vạn vật bừng lên sức sống mới. Một năm cũ với 365 ngày đã qua đi mang theo mọi điều không may mắn và chào đón nhiều điều mới tốt đẹp hơn trong năm mới.

Lễ cúng giao thừa còn được coi là lễ “khu trừ ma quỷ” thường được tổ chức vào khoảng đúng giờ Tý (từ lúc 23 giờ ngày 30 Tết đến tầm 1 giờ sáng ngày mùng 1 Tết).

Thông thường, lễ cúng giao thừa sẽ được chia thành 2 lễ, lễ cúng ngoài làm trời trước để “tống cựu, nghênh tân”, chính là để tiễn đưa vị quan Hành Khiển cũ và chuẩn bị đón rước quan Hành Khiển mới, lễ cúng trong nhà làm sau.

Nhà chung cư có nhất thiết phải làm lễ cúng giao thừa ngoài trời không?

Lễ cúng giao thừa được chia thành lễ cúng ngoài trời và lễ cúng trong nhà


2. Ý nghĩa của lễ cúng giao thừa được làm ở ngoài trời

Theo quan niệm và phong tục truyền thống của người xưa, hàng năm Thiên đình đều thay toàn bộ các quan quân quản lý, trông nom mọi công việc ở dưới hạ giới, trong đó đứng đầu là người có trí như vị quan Toàn quyền.

Nếu năm nào có quan toàn quyền thật giỏi giang và anh minh lại liêm khiết thì người dân hạ giới sẽ được nhờ: Mùa màng thắng lợi, ít có thiên tai, gần như không có chiến tranh, khỏe mạnh, ít bệnh dịch…Trái lại, nếu chẳng may gặp phải ông quan lười biếng và kém cỏi hay tham lam thì dân đen hạ giới phải chịu đủ mọi điều khổ cực.

Cha ông ta hình dung, vào thời khắc giao thừa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, khi mà quân đi và quân về đều tấp nập ngang trời, người trần mắt thịt sẽ không nhìn thấy được. Khi ấy, quan quân đều hối hả vô cùng, có người còn chẳng kịp ăn uống gì.

Vì thế, các gia đình dưới hạ giới thành kính dâng lên xôi gà cùng hoa quả và bánh trái cùng những đồ ăn nguội trong lễ cúng ở ngoài trời nhằm mục đích đưa tiễn người nhà Trời “cũ” đã cai quản mình năm trước và tận tình đón chào người nhà trời “mới” cùng xuống làm nhiệm vụ tại hạ giới năm sau.

Vì việc chung bận rộn, vất vả, nhiều vị quan quân không thể nào vào bên trong nhà, khề khà mâm bát mà chỉ có thể lướt qua hoặc thậm chí là hiểu và ghi nhận tấm lòng thành của gia chủ.

Nhà chung cư có nhất thiết phải làm lễ cúng giao thừa ngoài trời không?
Muốn làm lễ cúng giao thừa ngoài trời, các gia đình sống tại chung cư nên xuống dưới sân chung của tòa nhà chứ không nên làm ở ngoài hành lang, đúng tầng mình ở

3. Nhà ở chung cư liệu có nhất thiết phải làm lễ cúng giao thừa ngoài trời không?

Nhiều hộ gia đình hiện đang sống ở chung cư đều có chung thắc mắc, nghi lễ cúng giao thừa có nhất thiết phải tiến hành ở ngoài trời không.

Chuyên gia cho biết, xưa, cha ông ta sống ở dưới đất, nhà cửa vườn tược rộng rãi, khi ấy cũng chưa có chung cư, nhà tập thể cao tầng như bây giờ nên các cụ thường đòi hỏi lễ cúng đầy đủ cả ở ngoài trời và trong nhà.

Lễ cúng trong nhà chủ yếu là cúng Thần linh và cúng Phật cùng cúng gia tiên, còn lễ cúng ở ngoài trường chủ yếu hướng tới cúng Thiên (tức là cúng ông Trời, cúng quan Hành Khiến và cúng chúng sinh). Việc này chỉ có ý nghĩa và thực hiện được khi nhà ở có sân vườn rộng rãi.

Trong khi đó, không gian bên ngoài chung cư đều khá chất hẹp, không có đất hay vườn nên hoàn toàn có thể chỉ cúng trong nhà chứ không bắt buộc phải làm lễ cúng ngoài trời.

Muốn làm lễ cúng này, các gia đình nên xuống dưới sân chung của tòa nhà chứ không nên làm ở ngoài hành lang, đúng tầng mình ở.

Nhà chung cư có nhất thiết phải làm lễ cúng giao thừa ngoài trời không?

Lễ vật cúng ngoài trời cần được đặt sát gần với mặt đất để đáp ứng đòi hỏi có cả trời và có cả đất. Nên cúng ở trên tầng lầu, dù là tầng thấp cũng không thể gọi là cúng ngoài trời, vì khoảng cách tới mặt đất là quá xa.

Việc cúng bái nên và ưu tiên cần được tiến hành sát và ngay trên mặt đất, vì ở khung cảnh này hội tụ cả ba yếu tố Thiên Địa và Nhân (trên có trời, dưới có đất, ở giữa chính là con người), như vậy, thế giới tâm linh của con người sẽ được gắn kết tối đa.

Tin liên quan

Đọc thêm

Diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp tục tăng mạnh Xã hội

Diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tiếp tục tăng mạnh

TTTĐ - Trong 10 tháng đầu năm 2024, công tác thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) của Hà Nội tiếp tục có nhiều khởi sắc. Nổi bật là diện bao phủ BHYT, BHXH, nhất là BHXH tự nguyện tăng cao cho thấy niềm tin của người dân, người lao động, doanh nghiệp vào chính sách được nâng cao.
Bảo hiểm xã hội Quảng Ninh hỗ trợ Nhân dân khó khăn sau bão Xã hội

Bảo hiểm xã hội Quảng Ninh hỗ trợ Nhân dân khó khăn sau bão

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức chương trình tặng sổ BHXH, thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho các hộ dân trên địa bàn TP Hạ Long có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 gây ra.
Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID-BHXH BHXH & Đời sống

Hướng dẫn tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID-BHXH

TTTĐ - Ngày 17/10, BHXH Việt Nam đã có hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID - BHXH số cho con mình.
Truy tặng Bằng khen người hy sinh khi cứu nạn trong bão số 3 Xã hội

Truy tặng Bằng khen người hy sinh khi cứu nạn trong bão số 3

TTTĐ - Ngày 13/10, UBND tỉnh Yên Bái đã tổ chức Lễ truy tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho ông Nguyễn Văn Thi (ở tổ 5, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) - người đã có hành động dũng cảm, hy sinh tính mạng khi thực hiện cứu nạn, cứu hộ và chống lụt trong cơn bão số 3 trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Đẩy mạnh phát triển BHYT theo hộ gia đình BHXH & Đời sống

Đẩy mạnh phát triển BHYT theo hộ gia đình

TTTĐ - Trong những năm gần đây, việc phát triển số người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) đã trở thành một trong những chỉ tiêu kinh tế, xã hội quan trọng của ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Hà Nội. Mục tiêu hướng đến là thực hiện có hiệu quả chính sách BHYT, mọi người dân đều được tham gia và thụ hưởng quyền lợi từ chính sách BHYT, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội và phát triển kinh tế - xã hội.
Thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trên môi trường số BHXH & Đời sống

Thúc đẩy cung cấp dịch vụ công trên môi trường số

TTTĐ - Những kết quả chuyển đổi số, thực hiện Đề án 06 đã mang lại nhiều thay đổi mang tính “bước ngoặt” trong các hoạt động của ngành BHXH Việt Nam, góp phần kiến tạo và xây dựng ngành BHXH Việt Nam theo đúng định hướng về Chính phủ số, đáp ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội quốc gia.
BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

TTTĐ - Trong những năm qua, toàn ngành BHXH Việt Nam đã triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các giải pháp chuyển đổi số ở tất cả các lĩnh vực BHXH, BHYT và BHTN. Với 3 trọng tâm là nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, công tác chuyển đổi số của Ngành đã đem lại những lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, được Chính phủ và Nhân dân ghi nhận, hưởng ứng.
Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi) BHXH & Đời sống

Người lao động đặt trọn kỳ vọng vào Luật Công đoàn (sửa đổi)

TTTĐ - Việc làm, thu nhập, đời sống của một bộ phận người lao động còn khó khăn đòi hỏi sự hỗ trợ mạnh mẽ hơn nữa từ tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đây là bối cảnh chính để các cơ quan bắt tay xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) nhằm bảo đảm cho Công đoàn Việt Nam thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ.
Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên Xã hội

Chỉ 4 cán bộ Công đoàn chăm lo gần 100 nghìn đoàn viên

TTTĐ - Vấn đề biên chế dành cho cán bộ Công đoàn là chủ đề nhận được quan tâm lớn trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi). Đây là nội dung được đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam chia sẻ tại hội nghị giao ban với báo chí tổ chức ngày 8/10 tại tỉnh Thái Nguyên.
BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT Xã hội

BHXH thành phố Hà Nội: Tập trung phát triển người tham gia BHXH, BHYT

TTTĐ - BHXH thành phố Hà Nội tổ chức giao ban, đánh giá thực hiện nhiệm vụ tháng 9 và triển khai công tác tháng 10/2024. Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội Phan Văn Mến chủ trì hội nghị.
Xem thêm