Tag
“Ả Đào - Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật”

Ngược dòng lịch sử xem cha ông "thương mại hóa" nghệ thuật

Văn hóa 19/03/2024 13:36
aa
TTTĐ - “Ả Đào - Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật” là cuốn sách giúp độc giả ngược dòng lịch sử để xem cha ông ta đã biết cách "thương mại hóa" một nghệ thuật âm nhạc đỉnh cao như thế nào để lấy làm bài học kinh nghiệm cho xây dựng công nghiệp văn hóa ngày nay.
Xúc động chương trình nghệ thuật “Thiêng liêng biển đảo Việt Nam” Mãn nhãn màn nghệ thuật "Học sinh Thủ đô với Hào khí Phù Đổng" Hành trình từ sinh viên nghệ thuật đến Quán quân MC toàn miền Bắc

Loại hình nghệ thuật cổ truyền

Ngày 1/10/2009, UNESCO đã chính thức ghi danh nghệ thuật Ca trù của Việt Nam vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Trước giờ phút đó, trong đời sống âm nhạc, hẳn ít ai biết được rằng trong kho tàng âm nhạc cổ truyền dân tộc có sự tồn tại của một loại hình nghệ thuật mang tên Ca trù.

Cũng không mấy ai biết rằng nó vốn có tên Ả đào, Cô đầu, Hát Ca công, Hát nhà tơ... Còn trong cung vua phủ chúa danh giá thời xưa, nó được gọi là Hát cửa quyền.

Ca trù hay Ả Đào - di sản nghệ thuật
Ca trù hay Ả Đào - di sản nghệ thuật cổ truyền độc đáo của Việt Nam

Ngược dòng lịch sử trở về nửa đầu thế kỷ 20, Ả đào là một thể loại cổ nhạc chuyên nghiệp ở tầng bậc kỹ thuật cao với hệ âm luật phức tạp nhất, bao phủ khắp các vùng từ miền Bắc trở vào cho đến Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sang đến nửa sau của thế kỷ 20, khi lịch sử sang trang, cuộc chơi nghệ thuật nghìn năm tuổi này đã chấm dứt.

Khắp các vùng miền, giáo phường Ả đào giải tán, nhà hát Cô đầu chốn thị thành buộc phải đóng cửa, đào kép mai danh ẩn tích, khuất dần theo bóng xế chiều. Ả đào biến mất hoàn toàn khỏi đời sống xã hội.

Trong giới những nghệ nhân cao tuổi cuối cùng của loại hình này, vẫn thấy lan truyền câu chuyện than phiền, rằng đào kép trẻ theo Ca trù hiện nay phần lớn đều “đàn hát không có phách, không đúng khuôn khổ”. Điều này dẫn đến một thực tế là nếu các nghệ nhân nhà nghề nói đúng thì hiện trạng của Ca trù thế hệ tiếp nối quả là đáng báo động. Có nghĩa, giới trẻ kế thừa đã và đang đàn hát sai hoàn toàn so với chuẩn mực của Ca trù trong cổ truyền. Vậy thế nào là chuẩn mực cổ điển của Ca trù? Liệu có cách nào giải quyết vấn đề này?

Ngược dòng lịch sử xem cha ông

Nếu như trước đây đã từng có rất nhiều tài liệu và cuốn sách viết về Ả đào (hay Ca trù) dưới góc nhìn lịch sử, văn học hay khảo cứu tư liệu Hán Nôm, thì trong "Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật", tác giả - nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền lại chọn một cách tiếp cận khác. Đó là đi sâu vào các khía cạnh lịch sử, không gian văn hóa và hệ âm luật của chính loại hình nghệ thuật cổ truyền này.

Nhận diện được "khuôn vàng thước ngọc" của cha ông

Qua 7 phần nội dung, bạn đọc sẽ từng bước đi vào thế giới đầy tính nghệ thuật, đậm tinh thần văn hóa Việt Nam của hát Ả đào, và hiểu được lý do vì sao loại hình âm nhạc này được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Phần 1 của cuốn sách đề cập đến Không gian văn hóa - chức năng xã hội và những hình thức biểu hiện của nghệ thuật Ả đào. Phần này đem đến cái nhìn toàn diện hơn về thể loại nhạc hơn nghìn năm tuổi này.

Cuốn sách của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền
Cuốn sách của nhà nghiên cứu Bùi Trọng Hiền

Phần 2 "Khổ phách - khổ đàn" làm sáng tỏ những khuôn thước trong bài bản bấy lâu nay vẫn được xem như bí truyền của giới nghề. Mọi vấn đề đưa ra đều được minh họa bằng những ví dụ đoạn nhạc ký âm chi tiết.

Phần 3 "Cung điệu nhạc Ả đào": với phương pháp tiếp cận mới, hệ thống cung điệu nhạc Ả đào đã được định nghĩa theo cách nhìn khoa học âm nhạc. Từ đó xác định có bao nhiêu loại cung điệu trong thể loại, cấu tạo các cung điệu ứng với hệ thống bài bản Ả đào như thế nào. Đây là một trong những phát hiện mới mẻ, quan trọng của công trình.

Phần 4 có nội dung "Hình thức - cấu trúc bài bản". Thông qua phần này, đào kép thế hệ mới hoàn toàn có thể tiếp cận, nhận diện bài bản một cách dễ dàng và khoa học cũng như hiểu thêm về vai trò, chức năng của chúng trong nhạc Ả đào.

Phần 5 đề cập đến "Nghệ thuật trống chầu". Tác giả căn cứ vào lời giảng của nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, kết hợp với tài liệu dạy trống chầu ấn hành từ đầu thế kỷ 20 cùng các căn cứ trong tư liệu vang, đã tổng kết toàn diện và từng phần chi tiết nguyên tắc chơi trống chầu của quan viên Ả đào.

Ngược dòng lịch sử xem cha ông

Trong phần 6 "Nhà hát Cô đầu - Góc nhìn lịch sử văn hóa", tác giả đưa ra một cách nhìn khác về nhà hát Cô đầu, một cách nhìn nhân văn hơn với thế hệ những nghệ sĩ Ả đào - họ đã trở thành một phần của lịch sử văn hóa dân tộc.

Tác giả viết về điều ít ai biết đó là trong cuộc chiến vệ quốc chống thực dân Pháp, hàng trăm cô đầu Hà Nội đã tản cư theo kháng chiến làm dân công trên chiến khu Việt Bắc. Mùa Đông năm 1946, rất nhiều cô đầu đã ngã xuống bên chiến lũy đường phố Hà Nội. Họ đã không bỏ chạy, tự nguyện ở lại chiến đấu và hy sinh cùng với những chiến sĩ cảm tử quân, vệ quốc đoàn...

Đặc biệt, cuốn sách cũng có phần Phụ lục ảnh với 14 trang ảnh tư liệu đào kép thế kỷ 20 được in màu sắc nét để phục vụ bạn đọc, các nhà quản lý và văn hóa và người yêu nghệ thuật.

Chúng ta đang cố gắng xây dựng một nền công nghiệp văn hóa, vì thế khi đọc cuốn sách này là đang cùng ngược dòng lịch sử để xem cha ông ta đã biết cách thương mại hóa một nghệ thuật âm nhạc đỉnh cao như thế nào để tìm ra những bài học kinh nghiệm cho mình trong ngày hôm nay.

Tác giả cuốn sách hy vọng các đào kép thế hệ mới sẽ nhận diện được "khuôn vàng thước ngọc" của cha ông, hiệu chỉnh lại lời ca, lá phách, tiếng đàn của mình về với đúng chuẩn mực Ả đào cổ điển. Có như thế, di sản vô giá nghìn năm tuổi mới được bảo tồn nguyên vẹn, đúng nghĩa và trở thành vốn quý được người dân hiện tại trân trọng, giữ gìn, phát huy cũng như đưa Ca trù vực dậy, tham gia vào ngành công nghiệp văn hóa của Hà Nội và cả nước.

Nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Bùi Trọng Hiền nguyên là giảng viên dạy các môn Nhạc lý cơ bản và âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Từ năm 1996 đến nay, ông chuyển công tác về Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.

Ông là người có nhiều cống hiến cho việc phục dựng và nghiên cứu chuyên sâu âm nhạc cổ truyền Việt Nam. Trong hành trình nghiên cứu và tìm tòi khám phá những ngóc ngách bí ẩn của lịch sử âm nhạc dân tộc, ông đã có những đóng góp đáng kể, đặc biệt là đối với Ả đào và Cồng chiêng Tây Nguyên - cả hai đều được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Ngoài "Ả Đào: Một khảo cứu về lịch sử và hệ âm luật", tác giả Bùi Trọng Hiền còn từng xuất bản cuốn sách chuyên khảo âm nhạc cồng chiêng Tây Nguyên.

Đọc thêm

Cơ hội cho hoạ sĩ trẻ phát huy tài năng, sáng tạo Nghệ thuật

Cơ hội cho hoạ sĩ trẻ phát huy tài năng, sáng tạo

TTTĐ - Tọa đàm nghệ thuật “Đương đại trên nền di sản” là cơ hội giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các nghệ sĩ bước ra từ cuộc thi UOB POY và đặc biệt là truyền cảm hứng cho các họa sỹ trẻ tiếp tục sáng tạo, giữ vững niềm đam mê nghệ thuật…
Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa Nghệ thuật

Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa

TTTĐ - Tối 9/5 tại Nhà hát Hồ Gươm, Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) đưa khán giả vào hành trình âm nhạc “tuyệt đối điện ảnh” qua Việt Nam, Scotland và Phần Lan trong đêm hòa nhạc “Landscapes of Legend”, với sự góp mặt đặc biệt của “thần đồng violin” Simone Porter.
Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ Văn học

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam cùng với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Bông sen vàng" của tác giả Sơn Tùng.
Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND tỉnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).
Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô Nghệ thuật

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

TTTĐ - Chiều 6/5, TP Hà Nội tổ chức gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo, kêu gọi các nhóm và tổ chức đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội.
Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào? Nghệ thuật

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

TTTĐ - Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội" Nghệ thuật

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong "Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội"

TTTĐ - Diễn ra từ ngày 16 - 18/5 tại các địa điểm trung tâm, “Ngày Văn hóa Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025” sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, thú vị để giới thiệu, quảng bá hình ảnh văn hóa, con người và tiềm năng phát triển du lịch, kinh tế của tỉnh Lâm Đồng đến với Nhân dân Thủ đô và bạn bè quốc tế.
Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam Văn hóa

Khám phá 'con đường Phật giáo' trong khu đại lễ Vesak 2025 ở Việt Nam

Học viện Phật giáo Việt Nam cơ sở Lê Minh Xuân (Huyện Bình Chánh, TPHCM) những ngày này đón dòng người dài như bất tận về chiêm bái xá lợi Phật (tôn trí trong chùa Thanh Tâm, kế bên học viện) và tham gia nhiều hoạt động trong đại lễ Vesak 2025. Trong nội viện của học viện có một con đường với nhiều tiểu cảnh đẹp.
Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội Nghệ thuật

Renzo Piano - Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội

TTTĐ - Không chỉ ghi danh tên tuổi với các công trình thay đổi bộ mặt đô thị như Trung tâm Georges Pumpidou ở Paris hay tòa The Shard ở London, kiến trúc sư bậc thầy người Italy còn khiến nhiều thế hệ kiến trúc sư tôn vinh bởi những dự án thấm đẫm triết lý vì nhân loại, những rung cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người.
Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia Nghệ thuật

Khi nhà hát opera trở thành biểu tượng văn hóa nâng tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Không chỉ là biểu tượng thu hút du khách cho mỗi điểm đến, các nhà hát opera còn góp phần bảo tồn di sản và trở thành linh hồn của nhiều quốc gia. Nơi nào có công trình nhà hát biểu tượng, nơi ấy văn hóa sẽ được tôn vinh.
Xem thêm