Tag

Người dân tộc thiểu số vùng thiên tai “an tâm” hơn với cây trồng sinh học

Môi trường 31/10/2022 07:25
aa
TTTĐ - Cây trồng công nghệ sinh học, hay biến đổi gen được sử dụng trong nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhiều loại cây này phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng vùng dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, trong đó có giống lạc đỏ.
Thoát nghèo bền vững nhờ mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi Thoát nghèo bền vững nhờ mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

“Lạc đỏ” giúp đồng bào dân tộc xoá nghèo bền vững

Những năm qua, tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, thiên tai, bão lũ đã hưởng rất lớn đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sinh sống, làm cho đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Trên cả nước đã có nhiều mô hình sinh kế giúp người dân hướng tới tăng cường khả năng chống chịu với rủi ro thiên tai, được triển khai thời gian qua. Tiêu biểu như mô hình hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số H’Mông tại Lào Cai trồng thâm canh lạc đỏ ứng phó với xói mòn theo tiêu chuẩn của VietGAP. Mô hình này cũng đã được nhân rộng tại tỉnh Lào Cai..

Từ năm 2018, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lào Cai triển khai mô hình trồng thâm canh cây lạc đỏ địa phương theo hướng VietGAP, áp dụng biện pháp che phủ ni lông tại xã Hoàng Thu Phố (huyện Bắc Hà) với diện tích 10 ha. Ngay trong năm đầu tiên áp dụng trồng lạc theo cách này, người dân thu được hơn 55 triệu đồng/ha/vụ. Sản phẩm lạc đỏ Bắc Hà đã được xác nhận chuỗi sản xuất an toàn, có tem truy xuất nguồn gốc, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Việc phát triển, mở rộng diện tích cây lạc đỏ ở huyện Bắc Hà nhằm nâng cao thương hiệu sản phẩm OCOP lạc đỏ, nâng cao hiệu quả kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho bà con nông dân, góp phần xóa nghèo bền vững. Lạc đỏ cũng là giống cây trồng sinh học được nhiều người dân tộc thiểu số thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc áp dụng, cải thiện kinh tế nông nghiệp trong bối cảnh thiên tai hoành hành.

Người dân ở Lào Cai chăm sóc cây lạc đỏ
Người dân ở Lào Cai chăm sóc cây lạc đỏ

Huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên có địa hình chủ yếu là đồi núi dốc, địa hình chia cắt với nhiều sông, suối vào mùa mưa dễ xảy ra sạt lở, lũ ống lũ quét. Thiên tai luôn cận kề, bài toán “trồng cây gì, nuôi con gì” đã được đồng bào dân tộc Thái ở xã Na Son giải thành công trong những năm gần đây. Bà con đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích lúa, ngô kém hiệu quả sang trồng cây lạc đỏ theo hướng hàng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình anh Lò Văn Thiện sinh sống, canh tác tại huyện Điện Biên Đông đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 3 năm nay. Hướng đi này đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho gia đình anh. Cũng như nhiều người dân, trước đây, anh Thiện trồng lạc đỏ chủ yếu tự phát, manh mún nên năng suất, sản lượng thấp. Từ khi chính quyền địa phương chủ trương phát triển cây này theo chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, vận động người dân mở rộng diện tích, lạc đỏ Na Son đến nay đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao của địa phương, nên năng suất, sản lượng và giá trị cũng đạt cao hơn.

Anh Lò Văn Thiện chia sẻ: "Đối với trồng lạc, làm đất cũng tương tự như nhau, nhưng mang lại kinh tế cao. Cây lạc này bán ra thị trường giá cả cao hơn giúp kinh tế gia đình ổn định, xóa đói giảm nghèo".

An tâm hơn trong biến đổi khí hậu

Khi chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã Na Son đặc biệt là cây lạc đỏ, so sánh trên cùng đơn vị diện tích trồng lúa, người dân ở đây thấy nó phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương và năng suất tương đối cao, đầu ra sản phẩm đảm bảo.

Được biết, từ những đặc trưng riêng và được thương lái ở nhiều nơi ưa chuộng, tìm đến thu mua, chính quyền và ngành nông nghiệp Điện Biên Đông hiện đang quy hoạch để phát triển lạc đỏ trở thành cây trồng chủ lực, giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Lạc đỏ Tây Bắc
Lạc đỏ là giống cây trồng mang lại năng suất cao cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn gồm nhiều dân tộc: Kinh, Nùng, Dao, Tày... sinh sống với những nếp nhà sàn truyền thống đặc trưng. Đây là huyện miền núi với địa hình khá phức tạp, có núi đá, núi đất tạo thành vòng cung dốc. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp. Những năm qua, người dân trên địa bàn huyện đã mở rộng diện tích trồng lạc, đưa những giống lạc mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Bắc Sơn là huyện có diện tích trồng lạc lớn nhất tỉnh Lạng Sơn.

Gia đình anh Hoàng Doãn Bằng, thôn Đon Úy, xã Tân Hương, huyện Bắc Sơn đã trồng lạc hơn 10 năm nay. Hằng năm, anh Bằng đều trồng trên hai mẫu lạc, giống lạc L14 cho năng suất cao. Mỗi năm, gia đình anh thu hoạch được hơn 3,5 tấn lạc tươi. Với giá bán trung bình trên 10.000 đồng/kg, mỗi năm anh Bằng thu về hơn 40 triệu đồng. “Tôi nhận thấy trồng lạc hợp với thổ nhưỡng vùng cao nơi đây, có hiệu quả kinh tế tốt, ít công chăm sóc, chi phí đầu tư ít mà thị trường tiêu thụ ổn định. Vì vậy, tôi vẫn duy trì diện tích đó để tăng thu nhập cho gia đình”, anh Bằng bày tỏ.

Theo anh Bằng và những người nông dân ở đây, ngày trước, họ trồng lạc với diện tích nhỏ và sử dụng giống lạc vỏ đỏ, năng suất chưa cao. Trong 5 năm trở lại đây, người dân đã đưa giống lạc có năng suất, chất lượng cao vào trồng như: Sen lai, BG, L14, L19…

Áp dựng cây trồng công nghệ sinh học, cụ thể là cây lạc vào nông nghiệp, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân ở các tỉnh: Lào Cai, Điện Biên, Lạng Sơn… đã tìm được cho mình lối đi phù hợp phát triển kinh tế, thích ứng với thiên tai và cảm thấy “an tâm” hơn trong biến đổi khí hậu khó lường nơi vùng núi cao này.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm