Tag

Người "gieo" yêu thương cho trẻ em vùng cao

Phóng sự 20/05/2022 17:56
aa
TTTĐ - Ở tuổi xế chiều, nhiều người bận chăm con, chăm cháu, chiều chiều đạp xe đạp, tản bộ trong công viên và gặp gỡ những người bạn già; Nhưng với ông Nguyễn Sơn Minh (61 tuổi, trú tại Đống Đa, Hà Nội) lại khác. Niềm vui của ông là đem được những chiếc áo ấm, những chiếc mũ len đến cho các cháu nhỏ khó khăn ở vùng cao.
Trường Lương Thế Vinh gói tặng hàng nghìn chiếc bánh chưng tới trẻ em vùng cao và người nghèo Lan tỏa yêu thương với hành trình “Chung tay vì trẻ em vùng cao”
Một chuyến đi thiện nguyện của nhóm Vì Trẻ Em
Một chuyến đi thiện nguyện của nhóm Vì trẻ em

Người "thuyền trưởng già" của nhóm thiện nguyện

Nói đến chuyện giúp đỡ trẻ em ở vùng cao, ông Minh gói gọn trong từ “ngẫu nhiên”. Ông từng làm việc ở một tổ chức Phi Chính phủ, tham gia nhiều dự án liên quan đến trẻ em cơ nhỡ trên địa bàn thành phố Hà Nội nên ông biết rằng có nhiều cháu nhỏ hoàn cảnh khó khăn, có những cám dỗ và chuyện không hay xảy ra với các cháu.

Ông Minh từng là trợ giảng của Nhà giáo ưu tú, bác sĩ Đặng Văn Khoát (Giám đốc Trung tâm huy động cộng đồng Việt Nam hợp tác phòng chống AIDS). Một lần cùng thầy Khoát lên Điện Biên để giảng về ma túy và HIV/AIDS, chứng kiến cảnh các em nhỏ tại đây ăn không đủ no, quần áo không đủ mặc. Thay vì được đi học, nhiều em phải lên nương rẫy phụ giúp gia đình khi tuổi còn rất nhỏ.

Chuyến đi năm ấy cũng giúp ông “bén duyên” với miền sơn cước Tây Bắc và cứ thế, ông lại có nhiều chuyến thiện nguyện đến vùng đất này.

Ông Minh vui vẻ hồi tưởng lại: “Lúc nhìn ánh mắt trong sáng của con trẻ, khi các cháu nhận được một chiếc áo ấm hoặc một chiếc mũ len thì chúng nó tung tăng, khoe nhau những phần quà tôi cũng cảm thấy lòng mình rạo rực. Cả trường hôm đó, giống như một ngày hội và nếu như đã đến đó thì phần quà cho các cháu là như nhau hết. Trường có 300 cháu thì phải có đủ 300 cái áo ấm không có cháu nào thiệt”.

Ở tuổi 61, ông Minh vẫn là "thuyền trưởng" ở mỗi chuyến đi. Ngoài việc làm thiện nguyện, mang áo ấm tình thương lên cho các em thì sẽ có những buổi giao lưu văn nghệ kết hợp tuyên truyền về các bệnh dễ gặp khi ở nội trú như các bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp; Đặc biệt, giúp các em nhận thức và đề phòng về việc mua bán trẻ em, phụ nữ.

Những năm đầu ông làm thiện nguyện chỉ có vài người đi cùng và chủ yếu là bạn bè người quen. Sau đó, có một số bạn ở những nơi mà ông đi đến ngỏ ý muốn tham gia. Dần dần nhóm càng đông hơn, đến ngày 1/6/2011 ông quyết định thành lập nhóm để mọi người dễ dàng liên lạc và tập hợp mỗi lần đi. Mãi đến tháng 8/2018 nhóm mới chính thức mang tên “Vì trẻ em”. Số thành viên hiện tại của nhóm đã lên đến hơn 600 người.

Anh Nguyễn Bá Quân (33 tuổi, thành viên nhóm Vì trẻ em) chia sẻ về ông Sơn: “Chú Sơn là một người rất hòa đồng và vui vẻ, biết lắng nghe ý kiến của mọi người và rất quan tâm đến các thành viên trong nhóm nên ai cũng quý trọng. Trong việc kêu gọi thiện nguyện chú rất rõ ràng, minh bạch, mọi việc đều được chú thông báo trên nhóm. Mình tham gia nhóm cũng vì tấm lòng bao dung, nhân hậu và cách chú quan tâm đến mọi người xung quanh”.

Phần quà nhỏ, hạnh phúc to

Thật khó để nhớ lại được hết những chuyến thiện nguyện trong suốt 10 năm của nhóm. Nhưng trong 2 năm gần đây, nhóm đã có được những chuyến đi rất ý nghĩa. Ngày 11/12/2021, nhóm "Vì trẻ em" đã trao các phần quà bao gồm 372 áo ấm, 372 mũ len, 100 chăn ấm và một số phần quà khác cho 372 học sinh của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú – Trung học cơ sở Nậm Ban, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Cũng cùng chuyến đi đó, nhóm tiếp tục di chuyển đến điểm trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Tại đây, nhóm đã trao tặng 38 áo dạ, 45 áo phao, 51 balo và một số quần áo ấm cho người lớn và trẻ em. Ngoài ra, nhóm còn gửi vào quỹ nhà trường 2 triệu đồng để góp phần nhỏ bé giúp các cháu có được bữa ăn đầy đủ hơn.

Ông Sơn cùng các cháu nhỏ vùng cao
Ông Sơn cùng các cháu nhỏ vùng cao

Vào ngày 21/1/2022, nhóm trao tặng 182 áo ấm, 200 đôi tất, 182 mũ len, 40 chăn ấm và một số đồ dùng học tập cho 182 học sinh tại trường Tiểu học Pá Khoang, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên...Ngoài ra còn nhiều chuyến đi thiện nguyện khác của nhóm, đem hàng trăm phần quà đến tay nhiều em học sinh vùng cao có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Nhóm Vì trẻ em đã có duyên với Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Xà Hồ (trường PTDTBT TH&THCS Xà Hồ), huyện Trạm Tấu, Tỉnh Yên Bái từ năm 2018 đến nay. Biết nhà trường là một trong những trường khó khăn nhất của huyện Trạm Tấu, nhóm đã kêu gọi kinh phí làm giếng khoan, áo ấm, ti vi, đồ dùng học tập... cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Kinh phí lên đến hàng trăm triệu đồng.

Cuối năm 2021, nhóm đã tổ chức chương trình “Xuân yêu thương - Tết vùng cao” tại trường. Các em học sinh dân tộc Mông lần đầu tiên được trải nghiệm gói bánh chưng. Cô Nguyễn Thị Bắc (Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH&THCS Xà Hồ) bộc bạch: “Những chương trình và tình cảm mà nhóm Vì trẻ em mang đến cho các em học sinh là sợi dây gắn kết tình cảm giữa thành phố và vùng cao. Nhóm để lại trong lòng các thế hệ giáo viên và các em học sinh những tình cảm yêu thương tuyệt vời nhất”.

Đi đến mỗi vùng đất khác nhau, trao tặng những phần quà khiêm tốn về mặt giá trị vật chất nhưng điều mà ông Sơn và đồng đội của mình nhận lại là sự đón tiếp nồng hậu, chất phác của người dân địa phương và nụ cười rạng rỡ của trẻ thơ. Mỗi chuyến đi là một lần để hiểu hơn về cuộc sống vất vả của đồng bào dân tộc miền núi, và có được niềm vui khi biết rằng sự giúp đỡ nhỏ bé đó của nhóm có thể giúp bà con vơi bớt đi những khó khăn trong cuộc sống và giúp các em nhỏ có điều kiện học tập tốt hơn.

2 năm qua do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhóm không thể tổ chức những chuyến thiện nguyện đều đặn. Hiện tại dịch đã tạm thời ổn định, ông Sơn đã lên những kế hoạch cho cả nhóm như chuyến thiện nguyện “Áo ấm cho em” tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Dịp cuối năm, nhóm sẽ tổ chức gói bánh chưng cùng các em nhỏ tại một trường ở vùng cao.

Mỗi người có một cách hưởng tuổi già riêng, với ông Minh, niềm vui là có thể giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình đặc biệt là trẻ em, những mầm non tương lai của đất nước. Có lẽ càng đi, thấy nhiều người sống còn khó khăn thì tình thương trong trái tim của ông lại càng lớn. Bởi vì ông được hòa vào cuộc sống cùng các cháu nhỏ, thấu hiểu hoàn cảnh của cha mẹ các cháu, thấy thương những em nhỏ vùng cao nhiều hơn.

Đọc thêm

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024 Phóng sự

Những dấu ấn tại Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Hội Báo toàn quốc 2024 là sự kiện đặc biệt với các dấu mốc đáng nhớ như lần đầu tiên được tổ chức tại phía Nam; quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước tới nay. Đồng thời, Hội Báo năm nay còn có sự tham gia lần đầu tiên của 64 gian hàng sản phẩm OCOP các tỉnh, thành trên cả nước. Hội Báo toàn quốc năm 2024 có chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân”, với hơn 100 gian trưng bày báo Xuân và các ấn phẩm báo chí tiêu biểu năm 2023, quý I/2024. 63 Hội Nhà báo tỉnh, thành phố, hàng trăm cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, các cơ sở đào tạo báo chí cùng hàng ngàn phóng viên, nhà báo, người dân tham quan ngày hội lớn của người làm báo cả nước.
Kon Tum: Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương Instant Article (Facebook)

Kon Tum: Chắc tay súng bảo vệ từng tấc đất biên cương

TTTĐ - “Mỗi người dân là một cột mốc sống” là lời khẳng định của các cấp ủy, chính quyền và lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đang ngày, đêm vững tay súng bảo vệ từng tấc đất đường biên, cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân Phóng sự

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi Phóng sự

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh Phóng sự

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Xem thêm