Tag

Người làm “ông Táo” cuối cùng ở Sài Gòn

Muôn mặt cuộc sống 08/02/2024 09:00
aa
TTTĐ - “Đất về chưa? Ai đang nhào đất? Coi vào khuôn luôn đi…”, giọng nói nhẹ nhàng nhưng tất bật, luôn tay là những ấn tượng đầu tiên khi tiếp xúc với ông Năm Tiếp (Trần Văn Tiếp) - được coi là người cuối cùng của cái xóm làm “ông Táo” ở Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh ngày nay.
Đêm không ngủ ở Sài Gòn với tour xe buýt tham quan Ai bảo Tết Sài Gòn không vui?

Cái duyên với “ông Táo”

Sau 2 lần hẹn, chúng tôi mới có thể gặp được ông Năm. “Thông cảm nghen, công việc cuối năm nhiều quá… Với lại năm nay khó khăn, hàng hóa tồn ứ nhiều nên cũng bận rộn…”, ông giải thích trong khi vẫn luôn tay với công việc.

Cái duyên đến với nghề làm “ông Táo” (lò đất), được ông Năm Tiếp gói gọn trong một chữ… “nghèo”. Theo lời ông thì cái nghề làm lò đất đã có mặt Sài Gòn từ rất lâu. Lúc đó lò làm cũng đơn giản, không cầu kỳ như thời cuộc bấy giờ vậy.

Người làm “ông Táo” cuối cùng ở Sài Gòn
Ông Trần Văn Tiếp (hay còn gọi là ông Năm Tiếp) được coi là người cuối cùng của cái xóm làm “ông Táo” ở Sài Gòn

Thời điểm 1968 - 1970, xóm làm lò nằm dọc theo nhánh Rạch Cây, thuộc Phường 16, Quận 6 chỉ lác đác vài hộ. Cả khu rộng lớn chỉ là những đầm lầy, một vài hộ trồng lúa, nuôi vịt chạy đồng. Gia đình ông là một trong những hộ dân cố cựu ở khu vực này.

“Tuổi thơ của tôi gắn liền với khu vực này. Lúc đó gia cảnh khó khăn lắm, nhỏ thì đi học 1 buổi, buổi còn lại về chăn vịt phụ gia đình. Cuộc sống của cư dân ở đây như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Hồi đó mà không đi học tôi cũng không biết Sài Gòn ra sao nữa. Tôi nhớ có một vụ cháy ở kho xăng dầu, sau vụ cháy đó lò đất bắt đầu được người dân chọn dùng nên bán chạy lắm.

Năm đó tôi khoảng 12 - 13 tuổi, thấy lò đất bán chạy nên cũng xin vào làm phụ ở một cái xưởng lò nhỏ. Cũng mất mấy năm học nghề, kiếm tiền, tính ra mở xưởng làm thì tới tuổi đi bộ đội. Đến khi giải ngũ tôi mới bắt tay vào mở xưởng lập nghiệp với cái nghề này”, ông Năm nhớ lại.

Cái thời đỉnh cao, xóm lò có khoảng 20 xưởng hoạt động, với hàng trăm công nhân, thợ lành nghề làm việc thâu đêm suốt sáng. Năm 22 tuổi, ông Năm trở thành ông chủ lò trẻ nhất ở cái xóm này. Để có tiền mở xưởng, ông vừa vay mượn gia đình cộng thêm số tiền dành dụm những năm làm thuê. Mảnh đất chăn vịt của gia đình trở thành xưởng gia công.

Ông Năm Tiếp chăm chỉ theo nghề suốt nhiều năm qua
Ông Năm Tiếp chăm chỉ theo nghề suốt hàng chục năm qua

“Không biết sao tôi lại đam mê cái nghề này. Có lẽ hồi đó đi làm thuê, nhìn mấy ông thợ nhào nặn từ cục đất trở thành “ông Táo” tôi đâm nghiện. Cứ buông cặp đi học xuống là tôi nhào qua xưởng làm, làm riết rồi không muốn làm nghề gì khác, nhất định làm sao phải thành nghề, thành thợ, tự mình làm ra “ông Táo”, ông Năm kể.

Đam mê của tuổi trẻ, cộng thêm sự năng nổ trong công việc đã giúp ông Năm làm chủ được kỹ thuật tất cả những công đoạn, từ đi tìm nguồn đất, nhào trộn đất, đến các công đoạn tạo hình, đóng khuôn, tìm đầu ra cho sản phẩm... Những kỹ năng đó đã giúp xưởng lò của ông trụ đến bây giờ.

“Giờ nhiều khi đi giao hàng, tôi nói “ông Táo” làm ở Sài Gòn không có ai tin, ai cũng nói là bếp từ miền Tây mang lên. Thật sự chẳng có ai nghĩ là ở Sài Gòn mà giờ còn có người làm lò đất ngày xưa như vầy”.

Lo không còn thợ

Sản phẩm của xưởng ông Năm Tiếp hiện nay chủ yếu là chuyển đến các tỉnh Đông Nam Bộ và một số khu vực miền Trung. Nhiều tháng nay, hàng không bán được nên phần lớn xưởng giờ dùng làm nơi chứa hàng.

Theo lời ông Năm, mỗi vùng miền sẽ có kiểu lò khác nhau. Sản phẩm của xóm lò lâu nay đa số chỉ được người dân vùng Đông Nam Bộ dùng do nguyên liệu đun nấu chủ yếu bằng củi. Kiểu lò ở miền Tây thì khác hơn do người dân ngoài dùng củi thì còn thường nấu bằng rơm, rạ.

“Năm nay hàng ứ đọng nhiều chưa biết giải quyết thế nào, các mối hàng giờ chẳng ai gọi lấy thêm. Giờ xưởng sản xuất cầm chừng, hy vọng cuối năm ngày tiễn “ông Táo” sẽ giải quyết bớt được số hàng tồn bữa giờ, không thì năm sau không biết thế nào…”, ông Năm trầm ngâm.

Chẳng ai nghĩ ở Sài Gòn giờ còn có người làm lò đất như ngày xưa nữa
Chẳng ai nghĩ ở Sài Gòn giờ còn có người làm lò đất như ngày xưa

Cái lo của ông Năm có lý do, bởi hiện cả xưởng của ông có vài chục công nhân nhưng chỉ 6 - 7 người là thợ chính, tất cả đều đã ở cái tuổi ngoài 60. Để có được một “ông Táo” hoàn chỉnh bán ra thị trường phải qua rất nhiều công đoạn, chỉ riêng công đoạn tạo hình phải qua tới mấy khâu, trong đó khâu tạo hình là khó nhất, không chỉ thẩm mỹ, cân đối, mà còn phải chắc chắn, tránh trường hợp hư hỏng khi đang nấu. Công đoạn này thì chỉ có thợ chính lành nghề mới có thể đảm đương được.

“Tôi cũng muốn tạo nghề cho lớp trẻ kế thừa, cũng chọn ra được nhiều công nhân siêng năng, cần mẫn, đam mê cái nghề này, nhưng tiếc là chẳng có ai làm được. Nhiều người lên làm thợ cả năm nhưng cuối cùng cũng phải xin về làm việc khác. Cái nghề này lạ lắm, không phải cứ muốn là làm thợ được, nhìn thì đơn giản nhưng rất nhiều người làm thời gian phải bỏ ngang vì không sao làm ra được “ông Táo” hoàn chỉnh” ông Năm nói.

Nếu sản phẩm không tiêu thụ được, hoạt động thu gọn lại, thợ chỉ cần đổi nghề là cái xưởng mấy chục năm gầy dựng của ông cũng phải nghĩ tới kết cục không ai muốn.

Cái lý do mà xóm lò đất của ngày xưa biến mất cũng là tất yếu của thời đại phát triển. Thu nhập bấp bênh, thợ thuyền cũng vì mưu sinh nên bỏ nghề, kiếm việc khác. Rồi tốc độ đô thị hóa nhanh, giá đất tăng vùn vụt khiến nhiều chủ lò cũng bán đất lấy tiền đầu tư vào những lĩnh vực khác.

Miếng đất ông Năm Tiếp làm xưởng trước đây là đất của gia đình, có diện tích vài ngàn m2, nằm dọc theo nhánh Rạch Cây, thuộc Phường 16, Quận 6, tiếp giáp với đại lộ Võ Văn Kiệt. Vị trí đẹp, đất rộng nhưng ông Năm chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bán đi. Ông muốn sống với cái ước mơ từ nhỏ, cái nghề đã nuôi ông và gia đình mấy chục năm qua nên vẫn cứ hoạt động dù chỉ cầm cự.

Sản phẩm của ông làm ra đều rất tỉ mỉ, công phu
Lò nhà ông Năm mỗi ngày đều đỏ lửa, cho ra những sản phẩm tỉ mỉ, cứng cáp

“Trước đây, xóm lò đất thuộc Quận 6 nhưng sau khi Nhà nước làm tuyến đường Võ Văn Kiệt, xóm lò bắt đầu dừng hoạt động, người bỏ nghề, người bán đất. Thấy mọi người nghỉ cũng buồn, tôi mới qua san lấp miếng đất này của gia đình rồi từ từ chuyển hết hoạt động về bên này. Tính ra cái xưởng lò này cũng đã được hơn 40 năm rồi. Giờ làm được ngày nào biết ngày đó chứ không dám tính trước nữa”, ông Năm bảo vậy.

Những ngày cuối năm, gió bấc về, khí hậu TP Hồ Chí Minh có những ngày đang se lạnh chợt nóng đến lạ. Trong cái xưởng làm lò nóng hầm hập, từ chủ đến công nhân vẫn cứ miệt mài làm việc. Mặc cho hàng tồn đọng nhiều, mặc cho cái khó khăn đang bủa vây tứ phía họ vẫn cứ làm, làm để hy vọng một năm mới sẽ tốt đẹp hơn. Làm để hy vọng rằng cái xưởng “ông Táo” cuối cùng không bị lụi tàn, làm để mọi người biết rằng “ông Táo Sài Gòn” vẫn đang tồn tại.

Đọc thêm

Tiễn đưa người với muôn vạn niềm thương Muôn mặt cuộc sống

Tiễn đưa người với muôn vạn niềm thương

TTTĐ - Cầm trên tay tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô với trang bìa là ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người dân thành kính tiễn đưa đồng chí về đất mẹ.
Nước mắt người dân Thủ đô tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng! Muôn mặt cuộc sống

Nước mắt người dân Thủ đô tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng!

TTTĐ - Chiều 26/7, người dân Thủ đô đứng dọc hai bên tuyến đường đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội). Nhân dân Thủ đô bật khóc tiễn biệt người con ưu tú của dân tộc đi vào cõi vĩnh hằng...
Nhớ bác Trọng! Muôn mặt cuộc sống

Nhớ bác Trọng!

TTTĐ - "Nhớ bác Trọng!" là bài thơ do tác giả Nguyễn Hùng Sơn - Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) sáng tác ngày 25/7/2024, ngay khi nhận được hình ảnh xúc động từ Lễ chào cờ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại mỏ Đại Hùng(PVEP POC).
Nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân, được Nhân dân yêu mến Muôn mặt cuộc sống

Nhà lãnh đạo thấu hiểu lòng dân, được Nhân dân yêu mến

TTTĐ - Từ trưa 26/7, mặc dù trời Hà Nội nắng như “đổ lửa” nhưng đông đảo người dân đã có mặt dọc các tuyến đường khu vực đường Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ - gần Nghĩa trang Mai Dịch để chờ đến giờ tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Xúc động chứng kiến phút truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Đúng 13h ngày 26/7, Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu, nghi thức diễn ra tại Nhà Tang lễ Quốc gia (TP Hà Nội). Ở Hội trường Thống Nhất (TP HCM), nhiều người dân lặng người, bật khóc khi chứng kiến giây phút đưa tiễn đồng chí Tổng Bí thư.
Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Người dân tạc tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - 12h30, ngày 26/7, tuyến đường Lê Đức Thọ (Hà Nội) đã dường như chật kín người dân. Bức tượng tạc hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đặt trang nghiêm, kê cao trên bàn phủ vải đỏ. "Bức tượng y như thật, mang thần thái của vị Tổng Bí thư trong lòng dân" - nhiều người dân đứng vây quanh bức tượng cảm thán!
Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ Muôn mặt cuộc sống

Biển người nghẹn ngào tiễn đưa Tổng Bí thư về với đất Mẹ

TTTĐ - Dưới cái nắng nóng oi ả của Thủ đô Hà Nội, dòng người vẫn ùn ùn kéo về Nhà tang lễ Quốc gia (số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội) để viếng, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Không ai thấy mệt mỏi, hàng nghìn trái tim chung một niềm thổn thức, chỉ một lòng muốn được vào vĩnh biệt người lần cuối.
Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM Nhịp sống phương Nam

Gần 70.000 người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP HCM

TTTĐ - Trải qua 2 ngày diễn ra Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (25 - 26/7), tại Hội trường Thống Nhất (dinh Độc Lập, TP HCM) đã có gần 1.000 đoàn đến viếng, với gần 70.000 lượt người.
Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Muôn mặt cuộc sống

Kon Tum: Đồng bào Xơ Đăng tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Trong sáng ngày 26/7, 86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng tại huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) đã tổ chức tưởng nhớ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trái tim ấm áp  của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên Xã hội

Trái tim ấm áp của “Cô gái bán trứng” nơi ngõ chợ Khâm Thiên

TTTĐ - Trong ngõ chợ Khâm Thiên (Hà Nội) rất nhiều người ấn tượng với hình ảnh “cô gái bán trứng” Trịnh Thị Thủy cùng nụ cười luôn rạng rỡ trên môi. Mặc dù căn bệnh quái ác từ chất độc da cam khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng tinh thần lạc quan và mong muốn được lan tỏa yêu thương đã giúp chị Thuỷ vượt qua mọi khó khăn, thử thách.
Xem thêm