Tag

Người mẹ hiền của những học trò nghèo

Giáo dục 14/11/2024 14:03
aa
TTTĐ - Mỗi người ở một vùng miền, điều kiện khác nhau nhưng các thầy cô giáo đều chung bầu nhiệt huyết yêu nghề, khát khao cống hiến để đào tạo nên thế hệ học trò giỏi giang, làm người tử tế.
Sáng tạo, đổi mới vì học trò thân yêu

Tận tâm vì học trò thân yêu

Với học trò trường THCS xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang, cô giáo Hoàng Thị Lan Hương, Tổng phụ trách Đội, Bí thư Chi đoàn như người mẹ hiền thứ hai. Trường THCS Tùng Vài thuộc xã biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Học trò nơi đây phần lớn là người dân tộc Mông, Dao.

Thương học trò nghèo, đều đặn 6 giờ sáng mỗi ngày, cô Hương chạy xe máy vượt quãng đường đèo 15km để tới trường. Nhiều đoạn dốc núi cheo leo, hiểm trở, cô phải dắt bộ. Thế nhưng, hầu như hôm nào trên chiếc xe máy của cô cũng chở lỉnh kỉnh đủ túi đồ lớn, nhỏ.

Đó là những túi quần áo cũ, giày dép, bọc sách vở, hay mớ rau, hộp muối vừng… cô Hương lấy từ nhà, xin từ hàng xóm, người than hay kêu gọi quyên góp để mang đến lớp tặng trò nghèo. Những mớ rau, quả trứng này được cô giáo trẻ gửi nhờ bếp ăn nhà trường nấu bổ sung thêm thức ăn cho học sinh. Không ít lần xe bị thủng lốp, hay hết xăng dọc đường, cô phải dắt bộ rạc cả chân nhưng hôm sau trên chiếc xe ấy vẫn tiếp tục chất đầy đồ dành cho học trò.

Cô giáo Hoàng Thị Lan Hương (thứ 3 hàng đầu, từ trái qua) luôn hạnh phúc bên học sinh của mình
Cô giáo Hoàng Thị Lan Hương (thứ 3 hàng đầu, từ trái qua) cùng các em học sinh

“Thương các em lắm! Nhiều em phải đi bộ hơn 10km đường đồi núi đến lớp, với túi cơm trắng nguội ngắt, cùng củ măng rừng làm thức ăn trưa. Mùa đông, các em không đủ áo ấm mặc, đôi chân trần co ro trong giá lạnh…Vì vậy hỗ trợ được gì mình đều cố gắng”, cô Hương chia sẻ.

Hơn nữa, nhìn học trò, chị Hương lại thấy hình ảnh của bản thân. Cô Hương (người dân tộc Nùng) từng là đứa trẻ nghèo khó, đến trường với nắm mèn mén gói trong lá chuối chan nước suối. Nhờ tình yêu thương, sự giúp đỡ của thầy cô giáo, từ một đứa trẻ tự ti, vượt qua nghèo khó, Hương trở thành cô giáo mang tri thức về bản làng. Vì thế, cô Hương luôn nỗ lực sẻ chia với các em từ những điều nhỏ nhất, để các em vươn lên học tập, thay đổi cuộc sống của chính mình, cống hiến nhiều hơn cho gia đình, xã hội.

Để nắm bắt, hiểu tâm tư của các em học sinh hơn, cô Hương chủ động học tiếng dân tộc Mông, Dao để có thể trò chuyện. Bên cạnh đó, cô luôn nỗ lực sáng tạo tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, thiện nguyện, thi thuyết trình… để phá vỡ mọi rào cản của cô trò, giúp các em phát triển toàn diện; đặc biệt là sự hoà đồng, tự tin trước đám đông.

Người thầy truyền lửa đam mê

Thầy Nguyễn Nhật Minh Đăng, trường Tiểu học Thạnh Mỹ (tỉnh Lâm Đồng) cũng là một nhà giáo trẻ tràn đầy nhiệt huyết, sáng tạo. Môn Tin học được xem là khô khan nhưng qua cách truyền đạt của thầy Đăng đã tạo được hứng thú cũng như lôi cuốn học sinh qua từng tiết học. Đam mê Tin học nên thầy giáo trẻ đem hết tâm huyết của mình vào từng giờ dạy.

Người mẹ hiền của những học trò nghèo
Thầy Nguyễn Nhật Minh Đăng cùng các em học sinh

“Bản thân mình được tiếp xúc với máy tính từ khi học lớp 6, nên đã tạo được niềm đam mê riêng đối với Tin học cũng như việc tìm hiểu các thông tin liên quan đến máy tính. Lựa chọn ngành sư phạm mình muốn truyền niềm đam mê đó đến học trò”, thầy Đăng chia sẻ.

Trong hơn 10 năm giảng dạy, thầy Đăng đã hướng dẫn nhiều học sinh đạt giải cao. Trong đó, 3 học sinh đạt giải Nhất, Nhì tại Hội thi Tin học trẻ toàn quốc, 15 học sinh đạt các giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích tại Hội thi Tin học trẻ tỉnh Lâm Đồng, 14 học sinh đạt giải Ba, Khuyến khích tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Lâm Đồng. Năm học 2022 - 2023, thầy cùng các đồng nghiệp được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo với thành tích Giải nhất cuộc thi cuộc thi thiết kế bài giảng điện tử.

Thầy Đăng cho biết, chính học sinh là động lực khiến bản thân nỗ lực tìm hiểu thêm nhiều kiến thức để truyền đạt lại trước sự háo hức của các em. Đối với những học sinh yêu thích môn Tin học, thầy luôn động viên và đồng hành cùng các em.

Không chỉ có nhiều thành tích trong giảng dạy, thầy Đăng còn tham gia biên soạn, tác giả sách giáo khoa môn Tin học 5, sách giáo viên, sách bài tập Tin học 5 – Bộ sách Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, được Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo phê duyệt sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Thầy giáo trẻ cũng là tác giả 2 cuốn sách tham khảo cho cuộc thi Tin học trẻ của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chắp cánh ước mơ

Ở trường Tiểu học Võ Thị Sáu (xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) thầy giáo trẻ Phùng Văn Tráng, Bí thư Đoàn trường không chỉ là thầy còn là người cha, người anh đối với học sinh, nhất là những em có hoàn cảnh khó khăn.

Người mẹ hiền của những học trò nghèo
Thầy giáo trẻ Phùng Văn Tráng bên các em học sinh

Tốt nghiệp Trường Đại học Cần Thơ, thầy Tráng xung phong về công tác tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu thuộc xã Hỏa Lựu, dạy môn Tin học. Đây là 1 trong 4 xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh, học sinh còn nhiều khó khăn. Chứng kiến nhiều học trò thiệt thòi vì hoàn cảnh éo le, thầy giáo trẻ quyết định phải làm điều gì đó cho các em.

Sau nhiều đêm trăn trở, với sự hỗ trợ từ Ban Giám hiệu nhà trường, thầy Tráng quyết định triển khai mô hình “Chắp cánh ước mơ”, nhằm vận động các tổ chức, nhà hảo tâm chung tay chăm lo học sinh mồ côi, khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn. Thời gian đầu, do nguồn kinh phí hạn hẹp, thầy giáo trẻ trích một phần tiền lương của mình chia sẻ với các em.

Thầy Tráng cho biết: “Mục đích ban đầu của mô hình chủ yếu hỗ trợ nhu yếu phẩm, đồ dùng học tập hằng tháng cho 2 em học sinh hoàn cảnh đặc biệt trong trường. Tuy nhiên, thấy còn nhiều học sinh khổ quá, tôi lại mở rộng mô hình, nhận thêm những em khác”.

Câu chuyện học sinh nghèo được “Chắp cánh ước mơ” đến trường lan toả, nhiều nhà hảo tâm, tổ chức tìm đến chung tay hỗ trợ. Đến nay, mô hình đã nhận một số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đều đặn hỗ trợ các em từ học bổng, nhu yếu phẩm, tiền mặt, quà tặng, tập viết, sách giáo khoa đến đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn…

Cùng với mô hình “Chắp cánh ước mơ”, thầy Tráng tiếp tục triển khai mô hình “Tiếp sức đến trường” hỗ trợ học sinh đồ dùng học tập, gạo, trao học bổng (đối tượng không cố định, thay đổi hằng tháng tuỳ tình hình thực tế). Với mô hình này, thầy Tráng tổ chức nhiều gian hàng 0 đồng, học sinh được phát phiếu tặng quà, được chọn nhu yếu phẩm, vật phẩm phù hợp với nhu cầu. Nhờ những mô hình này, nhiều em học sinh có động lực vượt qua khó khăn vươn lên trong học tập.

Cô giáo Hoàng Thị Lan Hương, thầyNguyễn Nhật Minh Đăng và thầy Phùng Văn Tráng là 3 trong số 99 thầy cô nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Trung ương. Lễ tuyên dương "Nhà giáo trẻ tiêu biểu” được tổ chức tối 14/11 tại Hà Nội.

Đây là giải thưởng do Ban Bí thư Trung ương Đoàn trao tặng hàng năm vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, dành cho các giáo viên, giảng viên có quốc tịch Việt Nam không quá 35 tuổi, đang làm công tác giảng dạy trong các trường, cơ sở giáo dục đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà giáo trẻ tiêu biểu là những cô giáo, thầy giáo đạt nhiều thành tích cao trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, dấn thân cống hiến cho xã hội, sống gương mẫu và là tấm gương sáng cho học sinh, sinh viên.

Đã có 286 hồ sơ ứng viên nhà giáo trẻ tiêu biểu trên toàn quốc giới thiệu để Trung ương Đoàn xét chọn. Các ứng viên được giới thiệu là những tấm gương điển hình tại mỗi Tỉnh, Thành đoàn, Đoàn trực thuộc. Căn cứ quy chế xét trao giải thưởng cấp Trung ương, 99 nhà giáo trẻ tại 66 Tỉnh, Thành đoàn, Đoàn trực thuộc được Hội đồng xét chọn để vinh danh năm nay.

Đọc thêm

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Xem thêm