Người tiêu dùng châu Á đang ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho ngày lễ Tình nhân
Ảnh minh họa
Bài liên quan
Giá hoa hồng, socola tăng mạnh trong ngày Lễ Tình nhân
Lễ hội cầu may, lễ hội cầu lợi, hay lễ hội mê tín?
Chính thức khai hội xuân Yên Tử 2019
Phù thủy nhạc phim Phùng Tiến Minh giới thiệu MV mới
Top 3 thị trường châu Á có sự gia tăng chi tiêu cao nhất là: Trung Quốc (88%); Nhật (68%) và Hồng Kông (62%)
Điều thú vị là nhiều người dân châu Á luôn đợi phút cuối để mua quà – 29% thực hiện giao dịch mua sắm vào ngày 14 tháng 2. Việc này cũng có thể cho thấy rằng nhiều người tiêu dùng châu Á mua quà tại cửa hàng (86%) hơn là qua mạng (10%).
Người dân châu Á vẫn tin rằng con đường nhanh nhất để chinh phục người yêu là qua đường ăn uống. Vào năm 2018, 68% giao dịch trong dịp Valentine được thực hiện tại nhà hàng, tăng 41% trong 3 năm qua. Dẫn đầu là Ấn Độ, với việc gia tăng chi tiêu cho nhà hàng đến 54%.
Người dân châu Á vẫn muốn làm người mình yêu hạnh phúc với những trải nghiệm khó quên. Dữ liệu cho thấy số giao dịch cho khách sạn tăng 27%; tại hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ, giao dịch khách sạn tăng 142% và 73% tương ứng. Về khoản chi tiêu cho du lịch, Philippines đạt mức tăng kỷ lục 164% trong năm 2018; Úc cũng đạt sự gia tăng đáng kể 66%.
Chi tiêu cho các món quà truyền thống, như hoa và trang sức tiếp tục tăng trưởng. Điều này cho thấy các mặt hàng này tiếp tục là sự biểu trưng mạnh mẽ cho tình yêu và sự lãng mạng tại châu Á. Nhìn chung, chi tiêu cho hoa tăng 89% trong năm 2018; và trang sức tăng 32% kể từ năm 2016.
Chỉ số Tình yêu của Mastercard hàng năm phân tích các giao dịch chi tiêu qua thẻ tín dụng, ghi nợ và trả trước trong 3 năm (từ ngày 11-14/2, năm 2016-2018). Các chi tiêu này được phân bổ theo các hạng mục sau: nhà hàng, khách sạn, du lịch, sách và đĩa nhạc, trang sức và văn phòng phẩm.