Tag

Nhà đầu tư “nóng ruột” chờ bài toán cơ chế giá cho điện gió

Kinh tế 13/10/2021 10:00
aa
TTTĐ - Nhà đầu tư các dự án điện gió đang rất “nóng ruột” chờ bài toán cơ chế giá mới sau khi hết thời hạn hưởng giá FIT.
Chủ đầu tư các dự án điện gió khẩn trương hoàn thiện hồ sơ nghiệm thu WB muốn Việt Nam không xây thêm điện than, cam kết hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo Mới có 6/106 nhà máy điện gió được công nhận vận hành thương mại Nhà đầu tư điện gió sốt ruột xin gia hạn giá FIT: Bộ Công thương nói gì?

Nhà đầu tư điện gió như “ngồi trên lửa”

Theo Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, sau ngày 31/10/2021 tới, cơ chế giá FIT (được hiểu là biểu giá điện ưu đãi) cho điện gió sẽ hết hạn.

Đến thời điểm này, đã gần hết thời hạn, nhà đầu tư các dự án điện gió đã đề xuất nới thêm thời gian hưởng giá FIT thêm ít nhất 3 đến 6 tháng, song đáp lại, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết sẽ nghiên cứu và đề xuất phương án đấu thầu, xác định giá đối với các dự án điện gió.

Theo số liệu cập nhất mới nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đến ngày 30/9/2021 đã có tổng cộng 106 nhà máy điện gió gửi văn bản và hồ sơ đăng ký chương trình đóng điện và hòa lưới, thử nghiệm, đề nghị công nhận vận hành thương mại (COD), với tổng công suất đăng ký thử nghiệm là 5.655,5MW. Tuy nhiên, mới chỉ có 6 nhà máy điện gió với tổng công suất 272,4MW được công nhận COD.

Như vậy, có thể thấy, trong thời gian ít ỏi còn lại, số nhà máy được công nhận COD dự kiến sẽ không nhiều, hàng chục dự án điện gió có thể sẽ không kịp hoàn thành, vận hành thương mại trước tháng 11/2021 để hưởng mức giá ưu đãi 9,8 Uscent/kWh.

Nguyên nhân được đưa ra là do dịch Covid-19 ảnh hưởng tới tiến độ cung cấp tuabin gió bị ảnh hưởng (nhà thầu cung cấp thiết bị ở nước ngoài chậm tiến độ tại nước sở tại, vận chuyển thiết bị siêu trường siêu trọng gặp khó do giãn cách xã hội), hoạt động xuất nhập cảnh của chuyên gia và công nhân, xuất nhập khẩu hàng hóa bị gián đoạn, giá cả vật tư tăng cao bất thường... nên rất nhiều dự án điện gió đều đứng trước ngưỡng cửa chậm tiến độ vận hành.

Thời hạn đã gần hết, song đến điểm này, cơ quan có thẩm quyền lại chưa có cơ chế giá mới khiến nhà đầu tư đang rất sốt ruột.

Nhà đầu tư “nóng ruột” chờ bài toán cơ chế giá cho điện gió
Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án điện gió để kịp vận hành COD

Trong cuộc họp báo cuối tháng 9 vừa qua, ông Hoàng Tiến Dũng - Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) cho biết, đang khẩn trương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ với các dự án điện gió trong thời gian tới, với hướng phù hợp với Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Giá, Luật Điện lực. Trong tương lai, lựa chọn nhà đầu tư thông qua hình thức đấu thầu.

Các chuyên gia quốc tế cho rằng, đến thời điểm này, việc thiếu cơ chế giá ưu đãi FIT cho điện gió trong thời gian tới sẽ khiến cho việc huy động vốn các dự án gặp khó khăn.

Trả lời báo chí, bà Liming Qiao - Giám đốc khu vực châu Á, Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) cho rằng, để chuyển từ cơ chế giá ưu đãi FIT sang cơ chế đấu thầu, cần có giai đoạn chuyển tiếp một cách cẩn trọng.

Theo bà Liming Qiao, để xây dựng cơ chế đấu thầu phù hợp sẽ cần khoảng 2 năm. Trong thời gian đó, những rủi ro của thị trường sẽ khiến nguồn vốn đầu tư có thể chuyển đi thị trường khác.

"Việc có những cơ chế chuyển đổi như vậy là rất quan trọng. Nhiều thị trường ở Châu Âu khi chuyển đổi sang cơ chế khác đều có giai đoạn chuyển tiếp, tiếp tục cơ chế giá ưu đãi FIT. Như vậy mới có thể giữ được các nhà đầu tư trong giai đoạn chờ chuyển đổi lên đấu thầu", bà Liming Qiao cho hay.

Nguyên nhân cần gia hạn giá FIT

Theo khảo sát thực hiện cuối tháng 8/2021 do GWEC thực hiện với các công ty phát triển dự án và nhà sản xuất trang thiết bị, xấp xỉ 4.000MW (tương đương 71%) công suất lắp đặt của những dự án đã đăng ký nối lưới sẽ không kịp hạn COD trước ngày 1/11/2021. Hậu quả là khoản đầu tư năng lượng sạch trị giá 6,7 tỷ USD cùng với gần 21.000 việc làm trong tương lai sẽ gặp rủi ro.

Do đó cần biện pháp hỗ trợ và những điều chỉnh kịp thời từ chính sách để giảm thiểu thiệt hại do không kịp vận hành đúng hạn vì dịch bệnh gây ra. GWEC cũng chỉ ra cụ thể thiệt hại, rủi ro tài chính ở mức 6,51 tỷ USD về chi phí tài sản cố định (dựa trên mức chi phí trung bình của các dự án điện gió tại Việt Nam) và 151 triệu USD chi phí vận hành hàng năm do chậm tiến độ.

Nhà đầu tư “nóng ruột” chờ bài toán cơ chế giá cho điện gió
Kiến nghị kéo dài thời hạn áp dụng giá FIT thêm 3 đến 6 tháng

Vì vậy, để tháo gỡ vấn đề này, GWEC đề xuất với Chính phủ Việt Nam một số biện pháp, trong đó trước mắt gia hạn thêm ít nhất 6 tháng cho các dự án có đủ điều kiện được áp dụng cơ chế giá FIT với các tiêu chí rõ ràng. Kiến nghị này đã tính đến hai mục tiêu chính là hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 và chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi sang cơ chế đấu thầu.

Thực tế, nhiều cơ quan cũng đã ủng hộ về việc gia hạn thời gian hưởng giá FIT. Trong đó, Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam (VCEA) cũng đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương kiến nghị kéo dài thời hạn áp dụng giá FIT thêm 3 đến 6 tháng.

Theo VCEA, những thách thức lớn do dịch Covid-19 gây nên, bao gồm sự chậm trễ trong việc nhập khẩu và đáp ứng đơn hàng các trang thiết bị, sự hạn chế di chuyển đối với người lao động trong nước và nước ngoài, và sự thiếu hụt nguồn lao động, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến độ của các dự án.

Tương tự, Hiệp hội Điện Gió và Mặt trời tỉnh Bình Thuận (BTWSEA) cũng đã gửi thư kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương báo cáo về những khó khăn làm chậm tiến độ dự án điện gió, như sự hạn chế di chuyển và thiếu hụt nguồn cung lao động trong và ngoài nước. Qua đó kiến nghị xem xét gia hạn áp dụng giá FIT thêm 3 đến 6 tháng để giúp các dự án điện gió thoát khỏi nguy cơ phá sản do Covid-19.

"Nhiều công ty phát triển dự án điện gió sẽ chịu tổn thất tài chính nặng nề nếu lỡ thời hạn nhận giá FIT. Những tổn thất này có thể khiến cho các công ty này phá sản, các dự án bị bỏ dở giữa chừng, làm giảm số công ăn việc làm được tạo ra và giảm nguồn thu ngân sách cho địa phương và môi trường đầu tư của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng tiêu cực", một nhà đầu tư chia sẻ.

Thậm chí, GWEC còn cho rằng, nếu những khó khăn mà ngành điện gió phải đối mặt trong bối cảnh Covid-19 không được giải quyết, sẽ khó tránh việc các nhà đầu tư và công ty phát triển dự án dần rút khỏi thị trường Việt Nam.

Nguyên nhân là do họ phả đối mặt với những rủi ro và chưa có định hướng rõ ràng trong tương lai gần, nếu không nhận được sự hỗ trợ cần thiết, các nhà phát triển dự án sẽ có xu hướng đánh giá lại tính khả thi của dự án và so sánh lợi ích kinh tế với các rủi ro trước mắt.

"Những yếu tố khó đoán định của đại dịch, cùng với môi trường đầu tư không thuận lợi sẽ làm tăng rủi ro của ngành điện gió và giảm lòng tin của các nhà đầu tư. Việc họ rút khỏi thị trường Việt Nam sẽ là hệ quả tất yếu", GWEC đánh giá.

Do đó, việc Chính phủ lùi thời hạn áp dụng giá FIT không chỉ giúp các doanh nghiệp đương đầu với khó khăn hiện tại, mà còn giúp tăng lòng tin của nhà đầu tư và thu hút nguồn vốn thời hậu Covid-19.

Việc này cũng là một minh chứng rõ nét về sự hỗ trợ của Chính phủ đối với ngành năng lượng tái tạo, một ngành quan trọng và đang phát triển, giúp Việt Nam cải thiện hình ảnh là quốc gia đi đầu ASEAN về phát triển năng lượng sạch.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng sẽ nhìn nhận sự hỗ trợ của Chính phủ, chia sẻ với những thách thức mà các doanh nghiệp trong ngành gặp phải và có xu hướng đánh giá tích cực về các dự án dự kiến đầu tư trong tương lai. Việc này không chỉ có tác động tích cực tới các nhà đầu tư điện gió mà cả các nhà đầu tư khác đang có ý định đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng tại thị trường Đông Nam Á.

Cuối cùng, trong bối cảnh thế giới đang chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, cùng với tầm quan trọng đặc biệt của điện gió trong quy hoạch điện của Việt Nam, việc hỗ trợ môi trường kinh doanh của ngành điện gió sẽ là yếu tố trọng yếu để Việt Nam đạt được mục tiêu năng lượng và phát triển kinh tế.

"Nếu như không có những chính sách hay biện pháp hỗ trợ này, những mối quan hệ đối tác sẽ không trụ vững và những chuỗi cung ứng quan trọng có khả năng giảm thiểu giá điện gió sẽ không thể phát triển được", theo GWEC.

Đọc thêm

Đề xuất mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt Thị trường - Tài chính

Đề xuất mở rộng đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) ngày 22/11, một số đại biểu Quốc hội đề nghị rà soát mở rộng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế.
Hải Dương: Thẩm định 4 doanh nghiệp tham gia Giải Sao Vàng đất Việt Doanh nghiệp

Hải Dương: Thẩm định 4 doanh nghiệp tham gia Giải Sao Vàng đất Việt

TTTĐ - Ngày 22/11, Đoàn thẩm định số 43, Ban Tổ chức Giải Sao Vàng đất Việt thuộc Hội Doanh nghiệp trẻ (DNT) Việt Nam do chị Vũ Lan Anh, Ủy viên Trung ương Hội DNT Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội DNT Hải Phòng làm Trưởng đoàn, đã đi thẩm định 4 doanh nghiệp (DN) của tỉnh Hải Dương.
Hà Nội đã hỗ trợ hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Hà Nội đã hỗ trợ hơn 5.000 phụ nữ khởi nghiệp

TTTĐ - Sáng 22/11, Lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của phụ nữ Thủ đô đã diễn ra tại Hà Nội.
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet Doanh nghiệp

Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet

TTTĐ - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong Top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại Lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ.
Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt Thị trường - Tài chính

Chính phủ trình Quốc hội sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

TTTĐ - Sáng 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế Thị trường - Tài chính

Sửa luật để đáp ứng tình hình mới của nền kinh tế

TTTĐ - Sáng 22/11, Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm Thị trường - Tài chính

MB trợ lực khách hàng cuối năm với gói vay chỉ từ 5,5%/năm

TTTĐ - Ngân hàng Quân đội (MB) hỗ trợ vốn cho khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh sửa chữa, mở rộng quy mô và tăng tốc kinh doanh cuối năm với gói "Vay nhanh siêu tốc - Bứt tốc kinh doanh" lãi suất chỉ từ 5,5%/năm và mức vay lên tới 90% nhu cầu vốn.
Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024 Doanh nghiệp

Tập đoàn MetLife: Top 25 “Nơi làm việc tốt nhất thế giới” năm 2024

TTTĐ - Mới đây, Tập đoàn MetLife vừa ghi tên mình trong danh sách 25 "Nơi làm việc tốt nhất thế giới" năm 2024 do Tạp chí Fortune phối hợp cùng tổ chức Great Place to Work thực hiện. Danh sách này dựa trên 7,4 triệu phản hồi từ người lao động trên toàn cầu, đánh giá các công ty về khả năng xây dựng môi trường làm việc lý tưởng và tạo ra tác động tích cực cho nhân sự tại nhiều quốc gia.
SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam Doanh nghiệp

SABECO tiếp tục góp mặt trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam

TTTĐ - Môi trường làm việc an toàn, danh tiếng công ty cùng chế độ tưởng thưởng hấp dẫn là những lý do chính giúp Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) tiếp tục góp mặt trong danh sách Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe công bố
Trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền tại Thủ đô Doanh nghiệp

Trải nghiệm văn hóa, đặc sản vùng miền tại Thủ đô

TTTĐ - Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam diễn ra từ ngày 20 - 24/11 tại Quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, 72A Thanh Xuân, Hà Nội.
Xem thêm