Tag

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Một trăm năm nhìn lại Tố Hữu

Xã hội 10/12/2020 06:00
aa
TTTĐ - Tố Hữu cùng sinh một năm, năm 1920 với cha tôi. Từ đó, tôi hiểu rằng, Tố Hữu luôn ở bên tôi, ở cả ba phương diện, một nhà lãnh đạo nổi tiếng, một nhà thơ lừng danh và một người cha chân tình.
Hội Nhà văn Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nhà thơ Tố Hữu "Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ" kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Tố Hữu Hà Nội: Mưa bão số 3 khiến một số tuyến phố chìm trong biển nước
Nhà thơ Tố Hữu
Nhà thơ Tố Hữu

Bàn mãi những chuyện nổi cộm của xã hội cũng thành tẻ nhạt. Ở số báo này, tôi muốn cùng bạn đọc rẽ sang một ngả khác. Nhân 100 năm ngày sinh Tố Hữu, tôi muốn cùng bạn đọc nhìn lại con người ông. Một nhà thơ và một nhà lãnh đạo nổi tiếng. Có lần bàn về giá trị của một tác phẩm nghệ thuật, nhà thơ Xuân Diệu có nói một câu rất sâu sắc rằng: “Một tác phẩm nào đó mà sống được đến 50 năm thì đã có thể xem như nó thuộc về cõi vĩnh viễn rồi ”. Đấy là chiêm nghiệm của Xuân Diệu, cách tính của Xuân Diệu trong thời của ông, khoảng những năm 70, 80 của thế kỉ trước.

Còn bây giờ, những giá trị giả tàn lụi nhanh lắm. Có khi chỉ năm trước, năm sau đã không còn đọc lại được nữa rồi. Bởi thế có nhà phê bình khác, lại bảo: Bây giờ, tác phẩm chỉ cần trụ được 5 năm thì đã có thể xem như nó thoát được cái nạn “ô xi hóa” của thời gian. Thơ Tố Hữu không phải đã trải qua thử thách 5 năm, hay 50 năm, mà đã 80 năm, tồn tại cùng với bao nhiêu biến cố, bao nhiêu thăng trầm của cõi đời. Có những giá trị tưởng như bất biến mà rồi đã mất tăm, lại có những vẻ đẹp xanh xao, mỏng mảnh ta tưởng sẽ tan biến mà rồi nó vẫn tồn tại, dù tồn tại vẫn với cái dáng vẻ mỏng mảnh và xanh xao như thuở nó ra đời.

Tố Hữu khác, cũng như thơ Chế Lan Viên, thơ Tố Hữu bao giờ cũng mạnh mẽ, đầy sức vóc, trước những thử thách và sự đào thải rất nghiệt ngã của thời gian. Ngoài làm thơ, ông còn là một nhà lãnh đạo lớn của đất nước. Đó là hai mặt của một vấn đề, bổ sung cho nhau, làm cho những tư tưởng và chí lực của ông có thêm điều kiện lan tỏa sâu hơn vào chiều sâu của đời sống nhân dân, của nền văn hóa dân tộc, thông qua những câu thơ đầy tâm huyết, cũng đầy trách nhiệm công dân của ông.

Cũng khác với một số nhà thơ khác, ông công khai khẳng định mình là người làm công tác tư tưởng cho Đảng, là người hô khẩu hiệu, là người tuyên truyền, vì ông là một nhà cách mạng và thơ ông là một biện pháp hoạt động cách mạng của ông. Nhưng cái kì tài của ông là biến những chủ trương chính sách của Đảng thành xúc cảm, thành nghệ thuật, và thành thơ như thơ của mọi nhà thơ trên thế gian.

Cái kì tài của Tố Hữu là biến những chủ trương chính sách của Đảng thành cảm xúc, thành thơ
Cái kì tài của Tố Hữu là biến những chủ trương chính sách của Đảng thành cảm xúc, thành thơ

Hình như, trong thế kỉ qua, trong số các nhà thơ cách mạng của cả thế giới, không ai dấn thân, toàn tâm toàn ý cho một sự nghiệp chính trị và đồng thời cho một sự nghiệp nghệ thuật như ông, mà thành công được đến mức như thế – tức là hoà tan vào được đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc – thành một sức mạnh như sức mạnh tấn công của hàng sư đoàn quân tinh nhuệ trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Đấy cũng là điều phân biệt ông với các nhà thơ lớn khác, ví như Lui Aragông, nhà thơ cộng sản lớn của nước Pháp có vị trí tương đương như ông.

Khi Tố Hữu mất, nhà thơ Vũ Quần Phương có nói trên truyền hình một ý mà tôi rất đồng tình. Vũ Quần Phương bảo: “Cái may mắn của Tố Hữu là ông đã gặp Đảng và nhờ Đảng mà có thơ ông. Và cũng may cho Đảng, là Đảng đã có được một Tố Hữu. Và nhờ Tố Hữu mà những đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng đã đến được với từng người dân. Và rồi nhiều người dân với trình độ khác nhau, lứa tuổi khác nhau, số phận cũng rất khác nhau, nhưng đều có thể đến được với Đảng, với cách mạng qua những bài thơ của Tố Hữu”.

Thuở nhỏ, mới chừng 8 – 9 tuổi, tôi đã thuộc lòng nhiều bài thơ Tố Hữu. Có bài chỉ đọc hai, ba lần là thuộc lòng ngay và nhớ đến tận bây giờ. Thơ Tố Hữu đã lặng lẽ dẫn đường cho tôi học tập và làm thơ, đặc biệt, đã góp phần rất quan trọng để dạy tôi làm người, trước hết là làm một người lính, biết bảo vệ Tổ quốc, đồng thời với biết bảo vệ những giá trị chân chính và nhân văn, trước sự xâm lăng của cái ác, cái xấu, của thói lưu manh và sự vô trách nhiệm, biết thương mẹ và thương những người mẹ chiến sĩ: “Con đi đánh giặc mười năm/ Không bằng vất vả đời bầm sáu mươi…”.

Tố Hữu là một người thắm thiết yêu quê hương, chỉ cần hai câu thơ thôi: “Nỗi niềm chi rứa, Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên…” mãi mãi làm rung động biết bao nhiêu lòng người, bao nhiêu hồn người, đâu phải chỉ là người xứ Huế. Thơ Tố Hữu là thế, luôn dạy tôi biết yêu nước thương dân, biết gắn bó cuộc đời mình với thơ ca và với cách mạng. Cái giá trị cốt lõi của thơ Tố Hữu, theo tôi chính là ở điều này.

Thơ Tố Hữu là thế, luôn dạy tôi biết yêu nước thương dân, biết gắn bó cuộc đời mình với thơ ca và với cách mạng.
Thơ Tố Hữu là thế, luôn dạy tôi biết yêu nước thương dân, biết gắn bó cuộc đời mình với thơ ca và với cách mạng.

Bây giờ, khi tuổi đã ngoài 60, thi thoảng trong tôi lại có những nỗi buồn, bởi bất chợt nhận ra một giá trị nào đó mà mình trân trọng, bỗng đột ngột thay đổi, và những người mình tin yêu như anh em ruột thịt trong nhà, bỗng đột nhiên khác hẳn đi, mà mình không hiểu được vì sao. Những lúc ấy, tôi lại mở thơ Tố Hữu ra đọc để xem người thày của mình có gì muốn nói với mình về những điều ấy chăng?

Xin bạn đọc hiểu cho, năm 1969, khi tôi mới 11 tuổi, là một thằng bé con nhơm nhếch, học lớp 4 trường làng, một trường bình thường ở một vùng thôn quê hẻo lánh và rất lạc hậu thời bấy giờ, Tố Hữu đã gợi ý với Sở Giáo dục Hải Hưng, tổ chức cho tôi lên thăm Hà Nội, rồi nhân đó mà đến thăm ông. Ông tiếp tôi tại nhà riêng trong bộ quần áo ngủ, nghĩa là rất thông thoáng, nhưng với tâm tình ân cần của một người cha, điều ấy suốt đời tôi không quên được.

Tố Hữu cùng sinh một năm, năm 1920 với cha tôi. Từ đó, tôi hiểu rằng, Tố Hữu luôn ở bên tôi, ở cả ba phương diện, một nhà lãnh đạo nổi tiếng, một nhà thơ lừng danh và một người cha chân tình. Càng về sau, tôi càng nhớ Tố Hữu ở con người thứ ba nhiều hơn. Cuộc đời ông có nhiều niềm vui lớn, vui bất tuyệt, như tên một bài thơ của chính ông, nhưng tôi cũng hiểu, ông có những nỗi buồn không dễ chia sẻ, như tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền quan họ, trong một bài thơ ít người biết đến của ông viết những năm cuối đời. Tôi nghĩ cũng là lẽ thường, vì ông là một con người như hết thảy chúng ta.

Đại danh họa Hà Lan Van Gốc đã nói trước khi chết: “Chỉ có nỗi buồn mới còn lại ”. Nhưng thơ Tố Hữu lại là những niềm vui, và trong trường hợp này, chính niềm vui lại là những gì còn lại. Nỗi vui không chỉ của cá nhân ông, mà của cả dân tộc trước những thắng lợi to lớn của cách mạng. Đôi khi, trong những lúc buồn, như tôi đã nói trên, tôi đọc lại thơ Tố Hữu, để nhân đó mà nhớ ra một điều gì mà ngày thường bị khuất lấp đi vì những cái chẳng đâu vào đâu, rồi lặng lẽ kiểm đếm lại xem trong đời mình, cái gì còn, cái gì mất, tự giải thích vì sao?

Tôi thường nghiêng hẳn về cái mất, cái mình không đạt được, phần lớn là do mình chưa đủ quyết tâm và nghị lực, cũng có thể chưa đủ vốn liếng mà vượt lên, nhất là trong sáng tác, như mình mong muốn, để từ đó mà nhận thức lại mình, mà thấy những hạn chế và nhược điểm để mà học hỏi thêm, để mà cố gắng vượt qua.

Cứ như tôi nghĩ, những thất bại của chính mình, ở bất cứ lĩnh vực nào, cũng dạy mình biết điều hơn, sâu sắc và nhuần nhị hơn những cái mà mình cho là thắng lợi. Không biết từ bao giờ, chúng ta chỉ quen với các thành tích, các bước tiến, dĩ nhiên, những thành tựu là có thật và cần phải nói thêm, phải biểu dương nhiều hơn nữa, nhưng chỉ dừng lại ở đấy thôi thì quả là chưa đủ đâu, có khi lại làm cho mình tự lùi lại, tự lạc hậu thêm.

Tôi rất thích một câu của nhà thơ Trần Nhuận Minh, rằng: “Chúng ta sẽ không thành công, nếu không bàn giao được cho thế hệ sau, sự thất bại của mình và những bài học rút ra được từ sự thất bại ấy”. Lại nhớ một câu thơ của Tố Hữu: “Ai chiến thắng mà không hề chiến bại ”. Tố Hữu là thế, hào sảng, hùng vĩ: “Mái chèo một chiếc xuồng con/ Mà sông nước dậy sóng cồn đại dương” , nhưng lại thầm thì trong tâm trí ta, như một lời nhắc nhở, lời một an ủi sâu thẳm: “Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần”.

Đối với tôi, thơ Tố Hữu là thế, vừa là một người thày mà cũng vừa là một người bạn. Bây giờ, khi tôi đã ngoài 60, sau rất nhiều biến cố trong đời sống, có lúc tôi đã lẩn thẩn mà nghĩ rằng: Nào ai biết, với mỗi một đời người, tiếng nói hào sảng của một người thày, và tiếng nói tâm tư như thầm thì bên tai ta, của một người bạn, cái nào dạy ta lớn hơn, cái nào dạy ta làm người tử tế hơn?…

Tôi đọc lại Tố Hữu để tìm lại cái căn nguyên ấy, cái ngọn nguồn ấy để bình tâm và hứng khởi mà đi tiếp. Và tôi nhận ra rằng: Tố Hữu vẫn ở bên cạnh tôi, bên cạnh mỗi chúng ta, vẫn không bao giờ mất đi, không bao giờ già đi, vì cái gì ông mang đến cho nhân dân, đồng hành cùng nhân dân, nhưnó đã có từ 50 năm nay, và hơn thế nữa, từ 80 năm nay… thì những cái đó sẽ vĩnh viễn bất tử.

Đọc thêm

Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt? Môi trường

Giải pháp nào tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt?

TTTĐ - Sáng 17/5, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cùng Tạp chí Môi trường và Cuộc sống với sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tổ chức diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”.
Nhờ cơ chế đặc thù, Đà Nẵng sẽ bật lên “như chiếc lò xo” Đô thị

Nhờ cơ chế đặc thù, Đà Nẵng sẽ bật lên “như chiếc lò xo”

TTTĐ - Phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) vừa qua, Phó Chủ tịch QH Trần Thanh Mẫn khẳng định: “Nếu có cơ chế, chính sách đặc thù thì Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những địa phương có tốc độ phát triển nhanh và bền vững”. Còn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thì ví sự phát triển của Đà Nẵng như chiếc lò xo sẽ bật ra.
Thiết lập đề án xử lý ô nhiễm môi trường về bụi mịn Môi trường

Thiết lập đề án xử lý ô nhiễm môi trường về bụi mịn

TTTĐ - UBND TP Hà Nội đang giao Sở Tài nguyên và Môi trường thiết lập đề án xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường, trong đó nêu rõ mối liên hệ của Hà Nội với 10 tỉnh, TP trong vùng về phát thải phương tiện giao thông, bụi mịn PM 0,25.
Điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị S1 tại huyện Đan Phượng Muôn mặt cuộc sống

Điều chỉnh quy hoạch phân khu đô thị S1 tại huyện Đan Phượng

TTTĐ - UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu đô thị S1, tỷ lệ 1/5.000 tại xã Tân Hội (huyện Đan Phượng, Hà Nội).
Những dấu ấn nổi bật của báo Nhân Dân tại Hội chợ sách quốc tế Liên bang Nga Muôn mặt cuộc sống

Những dấu ấn nổi bật của báo Nhân Dân tại Hội chợ sách quốc tế Liên bang Nga

Ngày 16/5, tại Quảng trường Cung điện ở thành phố Saint Petersburg, Liên bang Nga đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ sách quốc tế Saint Petersburg lần thứ 19 nhân kỷ niệm 225 năm ngày sinh Đại thi hào Alexander Pushkin và Năm Gia đình tại Liên bang Nga. Báo Nhân Dân lần đầu tiên tham gia sự kiện với gian trưng bày sách, báo nổi bật và để lại nhiều dấu ấn.
Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi Môi trường

Hà Nội ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 17/5, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, có nơi trên 50mm.
Phát hiện loài chim quý lần đầu xuất hiện ở miền Trung Muôn mặt cuộc sống

Phát hiện loài chim quý lần đầu xuất hiện ở miền Trung

TTTĐ - Loài chim quý có tên là quắm đen được phát hiện tại khu vực cửa sông Ô Lâu, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên - Huế). Đây là lần đầu ghi nhận loài chim quắm đen, loài có tên trong sách Đỏ Việt Nam ở khu vực miền Trung.
Công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp Muôn mặt cuộc sống

Công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 1444/UBND-KSTTHC về công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 4/2024.
“Gieo hạt giống” cho quá trình chuyển đổi xanh Môi trường

“Gieo hạt giống” cho quá trình chuyển đổi xanh

TTTĐ - Hội đồng Anh vừa giới thiệu Dự án “Kỹ năng về khí hậu - Hạt giống cho chuyển đổi xanh" tại Việt Nam. Đây là chương trình toàn cầu của Hội đồng Anh phối hợp cùng người trẻ để “gieo hạt giống” cho quá trình chuyển đổi xanh từ nền kinh tế carbon cao sang nền kinh tế carbon thấp. Chương trình được Hội đồng Anh phối hợp cùng Ngân hàng HSBC thực hiện và Việt Nam là một trong năm quốc gia tham gia vào chương trình bên cạnh Brazil, Mexico, Ấn Độ và Indonesia.
Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội

TTTĐ - Sáng 16/5, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức buổi đối thoại giao lưu trực tuyến truyền thông chính sách chuyên đề: “Nâng cao kiến thức pháp luật về lao động, Công đoàn, bảo hiểm xã hội”.
Xem thêm