Nhà thơ Trần Đăng Khoa khâm phục các sinh viên tổ chức vũ kịch
Trần Đăng Khoa kể chuyện… yêu Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Một trăm năm nhìn lại Tố Hữu Những lời khuyên của nhà thơ Trần Đăng Khoa tới các ba mẹ trẻ |
Chương trình talkshow và biểu diễn vũ kịch "Hạt gạo làng ta" đã diễn ra trong không khí trang trọng và đầy cảm xúc.
Đặc biệt, đây là một chương trình hoàn toàn do sinh viên chuyên ngành Quản trị sự kiện - Khoa Du lịch học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội thực hiện, bắt đầu từ một thử thách đặc biệt: “0 đồng ngân sách”.
![]() |
Hình ảnh biểu diễn tái hiện không khí lao động đồng quê trong vở vũ kịch “Hạt gạo làng ta” |
Từ con số 0 tròn trĩnh, nhóm sinh viên đã tự mình đảm nhận mọi khâu từ việc lên ý tưởng, tìm kiếm tài trợ, sản xuất vở vũ kịch, cho đến tổ chức truyền thông để có thể đưa vũ kịch “Hạt gạo làng ta” lên sân khấu một cách trọn vẹn, cảm động và chuyên nghiệp.
Sự nỗ lực đó đã khiến nhà thơ Trần Đăng Khoa - tác giả bài thơ “Hạt gạo làng ta” xúc động đến mức phải thốt lên: “Các bạn làm quá giỏi!” Một lời khen đầy trân trọng mà nhà thơ dành cho các bạn sinh viên.
![]() |
Nhà thơ Trần Đăng Khoa giao lưu cùng đạo diễn - biên đạo múa Phan Hảo (bên trái) và MC - BTV, TS Trịnh Lê Anh trong phần talkshow của chương trình |
Chương trình talkshow và vũ kịch "Hạt gạo làng ta" được lấy cảm hứng từ bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, gồm hai phần chính: Biểu diễn vũ kịch “Hạt gạo làng ta” và talkshow với nhà thơ Trần Đăng Khoa, đạo diễn, biên đạo múa Phan Hảo về tác phẩm thơ cũng như vở vũ kịch.
![]() |
MC Trịnh Lê Anh - host của talkshow chia sẻ rằng đây là mô hình thường thấy ở các vở nhạc kịch quốc tế: phần biểu diễn đi kèm với một phần talk để giúp khán giả hiểu hơn về hậu trường sáng tạo, công phu dàn dựng cũng như chiều sâu nghệ thuật của tác phẩm
Dưới bàn tay của đạo diễn, biên đạo múa Phan Hảo, các bạn sinh viên đã tái hiện chân thực đời sống nông dân thời kỳ chiến tranh - những người đã cống hiến cả mồ hôi, nước mắt và máu để làm nên “hạt gạo nuôi quân”.
Vở vũ kịch không chỉ đơn thuần chuyển thể bài thơ mà còn mở rộng ý nghĩa, đem đến một góc nhìn hiện đại từ những người trẻ hôm nay trở về với ký ức dân tộc, ôn lại những câu chuyện của cha ông bằng một ngôn ngữ sân khấu đầy sáng tạo.
![]() |
Từ động tác cấy lúa, vẩy mạ, đi bừa, gánh lúa đến hình ảnh con trâu, cái cày… mọi chi tiết đều được thể hiện bằng ngôn ngữ múa sinh động, tinh tế, tái hiện được không gian làng quê Việt Nam một cách gần gũi, chân thực.
Không chỉ đẹp về hình thức, vở diễn còn chứa đựng chiều sâu văn hóa và cảm xúc, khiến không ít khán giả rơi nước mắt.
Điều đặc biệt là vở vũ kịch đã khiến chính nhà thơ Trần Đăng Khoa phải thừa nhận rằng các bạn sinh viên không chỉ biểu diễn bài thơ của mình mà còn làm “đầy”, nâng tầm cho bài thơ bằng một cách kể mới mẻ, giàu cảm xúc và sâu sắc hơn rất nhiều.
![]() |
Dù là sinh viên không chuyên, lại làm việc trong điều kiện hạn hẹp cả về thời gian và nguồn lực, nhưng tinh thần nghiêm túc, sự đồng lòng và tình yêu với nghệ thuật đã giúp các bạn mang lại một đêm diễn, chuyên nghiệp và giàu cảm xúc.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa thậm chí còn… chủ động xin lại bản ghi hình chương trình để giới thiệu rộng rãi đến công chúng hơn về một buổi biểu diễn vũ kịch xoay quanh bài thơ “Hạt gạo làng ta” mà chính ông cũng không thể tưởng tượng được là bài thơ lại được các em sinh viên “kể” theo cách thú vị đến thế và đồng thời nâng tầm cho bài thơ thêm nhiều ý nghĩa khác.
![]() |
Tập thể những người thực hiện chương trình |
Điều này không chỉ là minh chứng cho tài năng và nỗ lực của những người trẻ hôm nay, mà còn cho thấy cách thế hệ trẻ đang góp phần làm mới thơ ca, thổi vào đó hơi thở đương đại, khiến thơ không còn chỉ là ký ức trên trang giấy, mà trở thành một dòng chảy sống động, kết nối giữa truyền thống và hiện tại, giữa quá khứ và tương lai.
Tin liên quan
Đọc thêm

Ấn tượng với khả năng trình diễn thời trang của Đàm Thủy Tiên

Tùng Dương sẽ nhận giải thưởng âm nhạc quốc tế lớn nhất Nhật Bản

Tuyên dương người sáng tác, hát ca khúc “Viết tiếp câu chuyện hòa bình”

Tùng Dương khuyên người trẻ "đừng buồn phiền nữa’’

Ấn tượng chương trình hòa nhạc hữu nghị Việt Nam - Kazakhstan

“Về với Điện Biên” - Lời ca từ trái tim hướng về núi rừng Tây Bắc

Tùng Dương hạnh phúc vì được hát "Quốc ca" tại Nhật Bản

Bất ngờ thú vị về ca sĩ đa tài Trúc Nhân

Tình yêu quê hương, đất nước thấm đẫm trong từng nốt nhạc
