Nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên “chuyện trò với những người yêu Đà Lạt”
![]() |
(TTTĐ) Sáng 16/10, tại Đường sách Nguyễn Văn Bình (Q1, TP.HCM), NXB Trẻ tổ chức chương trình "Chuyện trò với người yêu Đà Lạt" nhân dịp ra mắt cuốn du khảo văn hóa “Đà Lạt, một thời hương xa” của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên.
“Đà Lạt, một thời hương xa” - du khảo văn hóa về Đà Lạt giai đoạn 1945-1975 là tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên, sau cuốn tản văn "Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách" cũng do NXB Trẻ ấn hành. Trước khi viết những cuốn sách về Đà Lạt, nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên được nhiều người biết đến với những tập truyện ngắn và tiểu thuyết.
![]() |
Vì sao lại chọn Đà Lạt giai đoạn 1954-1975 để tiến hành công trình du khảo văn hóa dày tới gần 400 trang khổ lớn này, theo lý giải của tác giả: Với hầu hết các đô thị trung tâm văn hóa của miền Nam trong khoảng 1954-1975, kể cả Sài Gòn, đến nay vẫn là một khoảng mờ mịt vì nhiều lý do, trong đó vấn đề lớn nhất đó chính là sự khó khăn về nguồn dữ liệu nền, đầu vào và sự khó khăn đầu ra cho công trình. Đà Lạt không là ngoại lệ. Đà Lạt thời thực dân (từ lúc hình thành đô thị đến khoảng 1950) thì nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tiếp cận khá thấu đáo.
|
Cụ thể hơn, nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên cho rằng: Riêng giai đoạn 1954-1975 hay trước một chút, thời Hoàng triều cương thổ thường dừng lại ở những ghi chép, hồi ức. Những tác phẩm có tính chất khảo cứu của tác giả trong nước viết rất thiếu vắng, hoặc rơi vào tình trạng phải đạo, định kiến ý hệ vẫn thường thấy ở các công trình “lễ lạt” nhà nước đầu tư. Nhiều sự thật về giai đoạn này còn lẩn khuất đâu đó trong sương mù dày đặc. Và cũng chính sương mù, sự che đậy, ẩn mật đó có sức quyến rũ đặc biệt với tôi.
![]() |
Chính vì vậy, dù không phải là người sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, nhưng Nguyễn Vĩnh Nguyên đã dành tới 3 năm để thực hiện dự án này. Hàng chục chuyến ngược xuôi từ TP.HCM nơi anh đang sống để tìm về Đà Lạt, gặp gỡ với những nhân chứng, nhân vật, chụp ảnh những con đường, những tòa biệt thự có liên quan, rồi vào các thư viện, tàng thư… đọc hàng ngàn tư liệu về Đà Lạt. Thậm chí, có nhiều tư liệu quý anh còn phải xoay xỏa bằng nhiều cách để có thể tiếp cận. Những chuyến điền dã như thế cho anh hiểu sâu hơn về mảnh đất đã từng gắn bó với nhiều văn nghệ sĩ như về Nhất Linh, Hoàng Nguyên, Phạm Duy, Trình Công Sơn, Khánh Ly, Lê Uyên Phương…
Với Đà Lạt, dường như đó là một mảnh đất có nhiều duyên với nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên. Anh đã sống ở Đà Lạt trong giai đoạn từ 1997 đến 2001. Thời gian đó, Đà Lạt đã thấm vào Nguyên, để khi xa Đà Lạt, anh thấy mình có điều gì đó như “mắc nợ”.
“Đà Lạt, một thời hương xa” -cuốn sách “đơn sơ” như tác giả tự nhận, nhưng có thể dẫn đưa người đọc đi vào “vùng khí quyển tinh thần” của Đà Lạt thông qua những nhân vật nổi tiếngtừng gắn bó với đô thị này. Ở đấy, bạn đọc có thểbắt đầu từ con đường Hoa Hồng (Rue Des Roses), nơi có căn biệt thự mà nhóm bạn Đinh Cường, Trịnh Công Sơn, Trịnh Cung… đến trọ và để lại không ít tác phẩm nhạc, họa cho đến bây giờ và kết thúc với đời sống của một gia đình người Việt sống trên con đường này từ thập niên 1930.
Độc giả cũng sẽ tìm thấytrong cuốn sách một không gian cà phê “kiểu Đà Lạt”, nơi hội ngộ, tụ tập của giới văn nghệ, tri thức; gặp lại những nhân vật lớn của văn hóa miền Nam như Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Khắc Dương, Đỗ Long Vân, Nguyễn Văn Trung… từng ghé qua, truyền trao niềm đam mê học thuật cho một thế hệ vàng của miền Nam có nhiều đóng góp văn hóa về sau mà ngay cả cho đến ngày nay như Trần Trọng Thức, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Xuân Hoàng...
Vì thế, với cuốn du khảo "Đà Lạt, một thời hương xa", Nguyễn Vinh Nguyên không còn là người lữ khách của vùng trời sương khói riêng tư nữa, mà là một người du hành, tri hành đường dài, dấn bước về miền quá khứ với khao khát được chìm đắm vào tâm hồn đô thị thuở hoàng kim...
|
Bên cạnh những trang khảo cứu với nhiều tư liệu, cuốn sách còn có trên 200 hình ảnh trong đó có nhiều ảnh tư liệu, thủ bút, bản nhạc… rất quý.Sách được chia ra 3 phần: “Du hành thời gian”,“ Không gian đã mất” và “Phụ lục” là những tư liệu liệt kê về giáo dục, du lịch, hoạt động thanh niên… trong giai đoạn 1954-1975.
Trong bản in đầu tiên do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành còn có tặng kèm bản đồ Đà Lạt và tấm pos card kỷ niệm, dành cho độc giả mến yêu Đà Lạt thơ mộng, u hoài, tịnh mặc…
Cẩm Tú
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Yên Bái: Tưng bừng chương trình nghệ thuật chào mừng thành lập tỉnh Lào Cai mới

Nâng tầm di sản, tri ân danh nhân kiệt xuất

TikTok cùng các thương hiệu mỹ phẩm được yêu thích mang trải nghiệm làm đẹp từ trực tuyến ra đời thực

NSND Xuân Bắc: “Nghệ thuật không có chỗ cho sự dễ dãi”

Phát động cuộc thi ảnh báo chí “Việt Nam trên hành trình đổi mới”

Quảng Ninh bắn pháo hoa nhân dịp vận hành chính quyền 2 cấp

Thúc đẩy bản lĩnh, tạo động lực mới cho sự phát triển văn hóa

Tôn vinh vai trò lãnh đạo của Đảng trong sự nghiệp phát triển văn hóa

Bà Rịa - Vũng Tàu đón nhận thêm 2 di sản văn hóa
