Tag

Nhà văn viết báo - “phân vai” trong từng con chữ

Văn học 21/06/2023 09:00
aa
TTTĐ - Trưởng thành từ văn chương và chọn nghề báo để song hành hoạt động, các nhà văn đã “phân vai” như thế nào để hoàn thành tốt hai nhiệm vụ chữ nghĩa này? Chúng ta hãy cũng lắng nghe những tâm sự của họ về nghề và nghiệp để thấy rằng dù ở vai trò nào cũng rất cần sự nỗ lực, làm mới mình theo thời gian, ghi dấu tên tuổi trong lòng bạn đọc.
Nhà văn, nhà báo Đặng Vương Hạnh - tri ân cuộc đời qua những trang viết

Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim (Điện ảnh Công an Nhân dân): Mỗi câu chữ đều xuất phát từ trái tim và tình cảm

Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim là tác giả của hơn 10 tập sách và đã từng đoạt nhiều giải thưởng như: Giải thưởng thơ Tầm nhìn thế kỷ, Giải thưởng thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Giải C giải báo chí quốc gia… Với quân hàm Trung tá, học vị tiến sĩ, chị hiện công tác ở Điện ảnh Công an Nhân dân, Cục Truyền thông Công an Nhân dân.

Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim
Nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim

Với chị, làm truyền hình thì luôn có những chuyến đi xa đầy thú vị cùng cả ê kíp nên vừa vui vừa đạt kết quả nhanh và tốt hơn.

“Mỗi một địa danh là một câu chuyện để người làm văn chương như tôi có những xúc cảm cho trang viết. Thời gian làm truyền hình cũng là thời gian tôi đi được nhiều nhất, gặp gỡ những người thú vị và đến được với nhiều vùng đất vừa xa xôi hẻo lánh, vừa mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa… và từng vùng đất ấy đã cho tôi những cảm hứng thi ca hồi sinh.

Nhà văn viết báo - “phân vai” trong từng con chữ

Có hàng trăm bài thơ đã ra đời trong những chuyến đi ấy. Sắp tới tôi sẽ in tập thơ về giai đoạn tôi làm truyền hình, tôi tin rằng đó là một tập thơ nhiều ký ức và nhiều kỷ niệm của cuộc đời mình!”, Trần Hoàng Thiên Kim tâm sự.

Tác phẩm của nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim
Tác phẩm của nhà thơ Trần Hoàng Thiên Kim

Chị cho rằng, thuận lợi của một nhà văn đi viết báo là sự chân thành, mềm dẻo và cầu thị đối với nhân vật mình phỏng vấn hay viết bài. Trần Hoàng Thiên Kim viết báo khá sớm. Từ ngày còn là học sinh năm nhất của trường Viết văn Nguyễn Du, chị đã viết về chính những người thầy của mình, vì họ thực sự nổi tiếng lại gần gũi mình trong suốt cả môn học, sau dần thì mở rộng hơn ở nhiều lĩnh vực khác. Khi ra trường về làm ở báo Công an Nhân dân cũng đã cho chị nhiều cơ hội để thử sức vì đây là một tờ báo lớn, nhiều ấn phẩm nổi bật.

Nhà văn viết báo - “phân vai” trong từng con chữ

Thiên Kim nói vui rằng, chị khá may mắn vì nhân vật luôn dành cho chị sự ưu ái nhất định. Họ sẵn sàng chia sẻ và cung cấp thông tin để bài báo của chị được tốt nhất. Sau mỗi bài viết, chị còn luôn tương tác, trao đổi nên mỗi nhân vật đều gần như trở thành một người quen biết, thậm chí là thành bạn thân thiết. Đó là điều mà nhân vật cũng thấy tác giả trân trọng và cầu thị ở họ. Có nhiều nhân vật là bậc cha chú đã đưa ra những lời khuyên bổ ích và thiết thực giúp chị có những quyết định hoặc cư xử cho đời sống của mình. Điều này chính là cái “lãi” của nhân vật, của nghề nghiệp mang lại cho chị.

Nhà văn viết báo - “phân vai” trong từng con chữ

“Nghề báo ngoài là nghề để kiếm sống thì cần có sự đam mê, say mê các nhân vật, sự kiện của mình. Tôi luôn chuẩn bị tâm thế trọn vẹn, một khoảng thời gian trọn vẹn cho các bài viết với đầy sự say sưa để hòa mình vào câu chuyện của nhân vật. Đó là cách để mang lại dấu ấn riêng của từng bài báo. Tôi luôn thấy, nghề báo và văn chương là sự song hành, lẫn vào nhau, tương trợ nhau, vì mỗi câu chữ đều xuất phát từ trái tim và tình cảm mà mình là một phần không thể thiếu trong hành trình ấy!”, Thiên Kim xúc động chia sẻ về nghề và nghiệp.

Nhà văn Hồ Huy Sơn (báo Sài Gòn Giải phóng): Cứ viết nhiều rồi sẽ tự biết đưa mình vào vị trí nào khi cần

Là tác giả của 14 tựa/bộ sách ở nhiều thể loại, Hồ Huy Sơn ngày càng chứng tỏ sức viết của mình trải dài qua tản văn, thơ thiếu nhi cũng như truyện ngắn.

Nhà văn Hồ Huy Sơn
Nhà văn Hồ Huy Sơn

Sinh và lớn lên tại vùng quê nghèo xứ Nghệ, học tập tại Hà Nội và hơn chục năm gắn bó với phương Nam nắng gió, Hồ Huy Sơn có nhiều trải nghiệm văn hóa của các vùng miền để làm dày lên kiến thức và cách hành văn của mình. Anh từng đoạt các giải thưởng văn chương: Giải Nhất văn và Khuyến khích thơ báo Thiếu niên Tiền phong, giải Nhất thơ báo Mực Tím, giải Khuyến khích thơ báo Tuổi Trẻ, giải Ba cuộc thi Truyện ngắn Yume, giải thưởng Hồ Xuân Hương của Hội Văn học Nghệ thuật Nghệ An, giải Tư truyện ngắn “Sáng tác văn học trẻ” do Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh tổ chức…

Giống như mọi nhà văn bước chân sang lĩnh vực báo chí, Hồ Huy Sơn có lợi thế về ngôn ngữ để chuyển tải vấn đề một cách mềm mại hơn nhưng cũng theo anh, một may mắn lớn với anh là khi được theo dõi mảng xuất bản. Đây là một lĩnh vực rất gần với văn chương, song hành với văn chương.

Bằng các bài viết của mình, Hồ Huy Sơn cập nhật tình hình xuất bản của TP Hồ Chí Minh và cả nước nói chung. Khai thác những cái hay, cái đẹp của sách thông qua truyền thông mà một cách hữu hiệu để tuyên truyền văn hóa đọc, nâng cao các kênh tiếp nhận vốn kiến thức và nâng cao nhu cầu đọc sách của người dân.

Ngược lại, công việc cho anh được tiếp xúc với những tác phẩm văn chương nhiều hơn. Đó là một điều kiện tuyệt vời đối với người viết văn. Người viết muốn tiến bộ, muốn tạo ra các tác phẩm khác với mình của ngày hôm qua, mới mẻ lên từng ngày thì phải đọc thật nhiều.

Nhà văn viết báo - “phân vai” trong từng con chữ

Đọc nhiều không phải là để sao chép mà đọc nhiều để gợi mở các ý tưởng, biết đánh giá, tiếp cận những cái hay của người khác và tránh những lối mòn hay những vấn đề tương tự mà người khác đã viết. Làm báo trong lĩnh vực xuất bản, Hồ Huy Sơn có lợi thế hơn cả là được tiếp xúc với những cuốn sách “mới cóng” tại Việt Nam, thậm chí trước khi nó lên kệ để phục vụ bạn đọc.

“Đọc sách bao nhiêu cũng chưa thấy đủ. Thậm chí, càng đọc càng… sợ. Bởi những tác phẩm văn học đồ sộ của thế giới suốt những năm qua và cả những phong cách mới mẻ, hiện đại của những nhà văn trên thế giới hiện nay. Vì thế, đọc để trau dồi mỗi ngày là điều bắt buộc nếu mỗi người viết muốn tồn tại. Ngoài ra, với tôi, đọc còn là cách để duy trì cảm xúc, đam mê, được sống trong bầu không khí của văn chương. Đó cũng là cách giúp tôi giữ nhiệt và cảm hứng cho văn chương”, Hồ Huy Sơn tâm sự.

Tác phẩm của Hồ Huy Sơn
Tác phẩm của Hồ Huy Sơn

Với anh, điều này không phải chỉ đúng với người viết văn mà cả người viết báo. Ban đầu, khi viết báo, Hồ Huy Sơn cũng gặp phải những khó khăn nhất định. Đó là tư duy, hành văn của bài báo khác với cách viết văn. Đó là sự “tràng giang đại hải”, đôi khi thiếu tiết chế nhưng rồi bằng sự chăm chỉ học hỏi, đọc nhiều bài báo, tập luyện qua nhiều năm, hai “nhà” văn và báo đã dung hòa trong anh để khi cần thì “đổi vai” rất dễ.

Về việc viết báo có ảnh hưởng đến viết văn hay không, theo Hồ Huy Sơn cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng. Chẳng hạn, tư duy của người làm báo sẽ giúp nhà văn triển khai vấn đề một cách mạch lạc hơn, sắc nét hơn, biết bạn đọc sẽ cần gì để nhấn mạnh vào thay vì chỉ viết cho riêng mình. Ngược lại, cũng sẽ có lúc văn chương bị ảnh hưởng bởi báo chí nhưng quan trọng nhất với người viết là kinh nghiệm. “Cứ viết nhiều rồi chúng ta sẽ tự biết đưa mình vào vị trí nào khi cần”, Hồ Huy Sơn chia sẻ.

Nhà văn Nguyễn Văn Học (báo Nhân Dân): Hai việc song hành, bổ trợ nhau

Nguyễn Văn Học là tác giả của 11 tập sách và gần 30 giải thưởng các cuộc thi văn chương và báo chí. Có thể kể đến như: Giải Nhì cuộc thi truyện ngắn Đà Nẵng, giải Nhì cuộc thi truyện ngắn xứ Thanh, giải C viết về Hình tượng người chiến sĩ cảnh vệ Công an Nhân dân, giải Nhì phóng sự tạp chí Truyền hình Việt Nam, giải C Hội báo xuân toàn quốc 2019, giải Nhì phóng sự báo Kinh tế & Đô thị, giải Báo chí ASEAN...

Nhà văn Nguyễn Văn Học
Nhà văn Nguyễn Văn Học

Nhà văn viết báo với anh đó là hai việc luôn song hành, bổ trợ nhau, văn chương phục vụ báo chí và ngược lại. Nguyễn Văn Học cho biết: “Đó cũng có thể nói là một lợi thế trong bối cảnh hiện nay, khi có chất văn trong ngòi bút, tôi sẽ triển khai bài linh hoạt hơn, dẫn dắt vấn đề mềm mại hơn. Ngược lại, báo chí giúp tôi có những chuyến đi để nắm bắt về đời sống, có cái nhìn rộng hơn và sâu hơn về cuộc sống. Từ đó tôi có thể viết ra những tác phẩm giàu chất chiêm nghiệm, chất đời”.

Nguyễn Văn Học thuộc dạng nhà báo chịu đi bởi cứ ngồi lại là anh thấy mình chậm tiến, bị bỏ lại phía sau. Cả văn chương và báo chí đều soi vào nhau và anh soi vào văn chương, báo chí để biết mình đang ở đâu, để tiếp tục làm việc, phấn đấu trong niềm đam mê của mình.

Nhà văn viết báo - “phân vai” trong từng con chữ

Nhiều nhà báo lão thành, nhà văn hóa cho rằng, cùng với đạo đức, sự dấn thân cho nghề, ứng xử tốt với những tình huống xấu chính là những phẩm chất cần có của người làm báo. Khi biết thấu hiểu, chia sẻ, thì những đôi chân của nhà báo sẽ rút ra khỏi chiếc gầm bàn yên ấm và đôi giầy lười nhác để lên đường bằng đôi chân không biết mỏi. Không cần phải đao to búa lớn, rằng phải cống hiến thế này, thế kia, mà người làm báo chỉ cần có tâm, như vậy là đã làm đẹp nghề báo lắm lắm.

Chia sẻ về nghề, Nguyễn Văn Học rất tâm huyết: “Có hai kiểu viết báo thông thường, một là phải thâm nhập thực tế, thứ hai là bằng sự quan sát, tích lũy vốn sống, người viết vẫn có những bài khái quát, chất lượng. Vậy nên, xin mạo muội nói thêm rằng, không phải tất cả những bài viết từ thực tế đều hay nhưng chắc chắn tất cả bài hay đều phản ánh một sự việc rất thực tế.

Tôi viết bằng cảm xúc dạt dào từ thực tế, bởi không có thực tế tôi không thể viết hay. Thực tế dội vào lòng tôi rất nét chân thực, những gương mặt cuộc sống, gương mặt cuộc đời, qua đó cho tôi có thể chắt lọc những điều mắt thấy tai nghe để có thể viết được nhiều hơn, hay hơn”.

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Văn Học
Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Văn Học

Sự vận động, guồng quay nhanh đến chóng mặt của xã hội, cùng với cả biển người mưu sinh bắt buộc người làm báo phải thích ứng và không ngừng quan sát, không ngừng học hỏi. Nhất là trong kỷ nguyên số, người làm báo nói chung, những nhà văn làm báo nói riêng cũng phải không ngừng cập nhật vốn sống, vốn hiểu biết về công nghệ để có thể bắt tay làm báo dưới nhiều hình thức, đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số ở mỗi cơ quan, là làm báo đa phương tiện, đưa nhiều món ăn ngon và mới lạ đến bạn đọc.

Nguyễn Văn Học cũng vậy và anh tin rằng, dù thể hiện dưới hình thức nào, con người sáng tạo vẫn sẽ phát huy được những ý tưởng trong đầu mình và tiếp tục ghi đậm dấu ấn trong lòng độc giả.

Đọc thêm

Thực tế sống động “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” Văn học

Thực tế sống động “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ”

TTTĐ - “Thắng Pháp trên bầu trời Điện Biên Phủ” là tác phẩm tâm huyết của tác giả Lưu Trọng Lân. Tác phẩm nằm trong bộ sách kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ của NXB Trẻ.
Hấp dẫn “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” Văn học

Hấp dẫn “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên”

TTTĐ - “Bốn năm sau và những trang viết về Điện Biên” là tác phẩm của Nguyễn Huy Tưởng, do chính con trai ông là Nguyễn Huy Thắng biên soạn và chú dẫn. Cuốn sách được NXB Trẻ gửi đến bạn đọc nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Bộ sách về Điện Biên Phủ dành cho bạn đọc trẻ Văn học

Bộ sách về Điện Biên Phủ dành cho bạn đọc trẻ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Nhà xuất bản Trẻ phát hành bộ sách tuyệt đẹp với thiết kế bìa đồng bộ của họa sĩ Mai Quế Vũ.
Xuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” Văn học

Xuất bản cuốn sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử”

TTTĐ - Thông qua hàng trăm bức ảnh được sưu tầm và lựa chọn công phu, chân thực, cuốn sách “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc lịch sử” cho thấy những khoảnh khắc từ bên trong, từ nhiều góc nhìn của những người đã trực tiếp tham gia hoặc chứng kiến một trong những trận chiến nổi tiếng nhất, có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thời cuộc toàn cầu thế kỷ XX.
Những tác phẩm vẽ nên bức tranh toàn cảnh chiến dịch lịch sử Văn học

Những tác phẩm vẽ nên bức tranh toàn cảnh chiến dịch lịch sử

TTTĐ - Nhân kỉ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới bạn đọc 17 tác phẩm đa dạng hình thức và thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, kí, nhật kí, truyện tranh... Mỗi ấn phẩm như một mảnh ghép đưa bạn đọc đến với bức tranh toàn cảnh về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Truyện ký về cuộc đời sáng chói của Tổng Bí thư Trần Phú Văn học

Truyện ký về cuộc đời sáng chói của Tổng Bí thư Trần Phú

TTTĐ - Kỉ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú (1/5/1904 - 1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc cả nước truyện ký đặc sắc cùng tên của tác giả Sơn Tùng. Tác phẩm gồm 9 chương phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Tổng Bí thư Trần Phú (1904 - 1931).
"Con đường văn sĩ" - kho tư liệu quý về nhà văn tiền chiến Văn hóa

"Con đường văn sĩ" - kho tư liệu quý về nhà văn tiền chiến

TTTĐ - Cuốn nhật ký “Con đường văn sĩ” không chỉ dành cho những ai yêu văn chương nói chung mà còn là kho tư liệu quý giá để hiểu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và rộng hơn là thế hệ nhà văn tiền chiến.
Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024 Văn học

Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam 2024

TTTĐ - Chiều 22/4, Trường Đại học Hòa Bình (Mỹ Đình, Hà Nội) đã tổ chức tọa đàm “Sách và khát vọng phát triển”.
"ZOOKiZ và Trường Khoa học bí ẩn" đến với thiếu nhi Việt Văn học

"ZOOKiZ và Trường Khoa học bí ẩn" đến với thiếu nhi Việt

TTTĐ - Sáng 21/4, nhân dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu 3 tập đầu tiên - khởi đầu cho một xê-ri truyện tranh dài hơi "ZOOKiZ và Trường Khoa học bí ẩn".
Đọc sách hôm nay, thành công mai sau Văn học

Đọc sách hôm nay, thành công mai sau

TTTĐ - Ngày 20/4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã chính thức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc 2024 với chủ đề “Thế giới tôi đọc”. Đây là sự kiện chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4), Ngày Sách và Bản quyền Thế giới (23/4).
Xem thêm