Tag

Nhận diện tình trạng rối loạn học tập ở trẻ em

Giáo dục 21/11/2023 11:48
aa
TTTĐ - Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) đã tổ chức buổi truyền thông về các rối loạn học tập ở trẻ em.
Thanh niên trẻ rối loạn tâm thần sau một năm nghiện bóng cười Nhiều thanh niên nhập viện vì rối loạn tâm thần do nghiện thuốc lá điện tử Cảnh báo hậu quả lâu dài do rối loạn lo âu ở trẻ em Những loại thực phẩm dễ gây rối loạn tiêu hoá

Trẻ dễ bị rối loạn học tập

TS.BS Lê Công Thiện, Trưởng phòng Khám tâm thần nhi, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) đã chia sẻ về ca bệnh điển hình là trường hợp của bệnh nhân nam tên H (14 tuổi). H là con đầu trong gia đình, có tiền sử khỏe mạnh. Bệnh nhân có thể nói được các nguyên âm khi 6 tháng tuổi, biết gọi "ba, ma" khi 9 tháng, bập bẹ lúc 1 tuổi, nói được các câu ngắn 2-3 từ khi 3 tuổi.

Trẻ 14 tuổi phải nhập viện điều trị vì rối loạn học tập
TS.BS Lê Công Thiện, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ về ca bệnh

Khi là học sinh tiểu học, H đã gặp khó khăn trong môn tiếng Việt. Bệnh nhân không hiểu nội dung của câu chữ, chép sai từ trong sách in ra vở… Cậu bé cũng khó có thể nói một câu rành mạch.

Lên cấp 2, bệnh nhân học yếu dần. Vốn từ được cải thiện tuy nhiên bệnh nhân vẫn phải dùng ngôn ngữ cơ thể để hỗ trợ khi mô tả một câu chuyện hoặc sự việc; không biết và phải sử dụng những từ ngữ đơn giản và khó khăn mô tả diễn đạt thay vì dùng những từ láy phức tạp như "loanh quanh", "lắt léo".

Khi lên lớp 9, chuyển trường mới, bệnh nhân bị các bạn cùng lớp trêu chọc vì cách nói chuyện. Bệnh nhân ít giao tiếp với mọi người xung quanh hơn, biểu hiện buồn chán, mệt mỏi, kém tập trung; dễ nổi nóng, cáu gắt, cãi lại lời bố mẹ, có các hành vi như xoa đầu, giật tóc các bạn cùng lớp.

Bệnh nhân khó tập trung khi đọc sách, hay quên, cảm giác căng thẳng khi phải tập trung, học lực giảm sút nhiều. Khi đến khám tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân được chẩn đoán: Rối loạn cảm xúc và hành vi khởi phát tuổi thanh thiếu niên - rối loạn học tập.

Bệnh nhân được điều trị nội trú bằng liệu pháp can thiệp tâm lý, hóa dược. Sau 10 ngày các triệu chứng căng thẳng, cáu gắt buồn chán thuyên giảm. Bệnh nhân được xuất viện và được tư vấn tiếp tục điều trị can thiệp tâm lý và cần hỗ trợ của các nhà giáo dục. Đây là một trong những trường hợp mắc chứng rối loạn học tập được chẩn đoán và điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia.

TS.BS Lê Công Thiện cho biết, tình trạng trẻ rối loạn học tập vẫn chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí nhiều người đang lầm tưởng do con tiếp thu chậm, học kém, tăng động, tự kỷ...

Phụ huynh không được thờ ơ

Theo BSCK II Nguyễn Hoàng Yến, Phòng Tâm thần Nhi và Thanh thiếu niên, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, rối loạn học tập là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thành tích học tập kém; Có 3 dạng rối loạn học tập, gồm: Rối loạn đọc, rối loạn viết, rối loạn tính toán.

Trong đó, rối loạn đọc phổ biến nhất (chiếm 10-36% trẻ trong tuổi đi học). Biểu hiện của rối loạn học tập bao gồm: Trẻ bị chậm nói, khó nói, chậm học màu sắc và chữ cái. Ở bậc học tiểu học, trẻ nhận diện mặt chữ kém, khó ghép vần. Ở cấp trung học, bệnh nhân khó khăn về ngôn ngữ diễn đạt, diễn đạt kém, suy giảm trí nhớ... Các triệu chứng này kéo dài ít nhất 6 tháng, mặc dù đã can thiệp.

"Mọi người cần phân biệt rối loạn học tập với các rối loạn khác. Trẻ bị rối loạn học tập chỉ có thể gặp khó khăn trên một phương diện, như: Đọc, viết, tính toán, nhưng các thông số về trí tuệ, khả năng tương tác của trẻ hoàn toàn bình thường.

Rối loạn học tập khác với khuyết tật về trí tuệ (tất cả các khả năng trí tuệ của đứa trẻ đều bị chậm, ở nhiều khía cạnh học tập, cuộc sống), cũng khác về tự kỷ (khả năng tương tác xã hội có sự bất thường). Nhiều biểu hiện lâm sàng cho thấy trẻ đã bị rối loạn từ trước nhưng khi cần sử dụng đến các kỹ năng hoặc khi bắt đầu đi học mới phát hiện ra", BSCK II Nguyễn Hoàng Yến cho biết.

Trẻ 14 tuổi phải nhập viện điều trị vì rối loạn học tập
Bác sĩ Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia tư vấn cho bệnh nhân

Theo các chuyên gia, nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn học tập ở trẻ, trong đó có cả yếu tố di truyền và yếu tố môi trường. Giống như rối loạn phát triển khác, việc can thiệp là cả quá trình cần có sự hỗ trợ liên tục, kéo dài, bao gồm sự tham gia của bác sĩ tâm thần, bác sĩ chuyên khoa/chuyên gia ngôn ngữ, tâm lý, giáo dục... để hỗ trợ trẻ giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của rối loạn.

Hậu quả của rối loạn học tập đối với từng lứa tuổi sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Trẻ bị rối loạn học tập dẫn đến thành tích học tập kém, ảnh hưởng đến sự tự tin của đứa trẻ. Khi lớn lên, bệnh nhân có thể bị đồng bệnh lý thứ phát, như: Rối loạn lo âu, căng thẳng...

"Khi có dấu hiệu nghi ngờ, cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán sớm; phát hiện càng sớm càng giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đối với người bệnh", BS Yến nhấn mạnh.

Các chuyên gia của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia truyền thông về rối loạn học tập của trẻ.
Các chuyên gia của Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia truyền thông về rối loạn học tập của trẻ

TS Tâm lý Trịnh Thanh Hương, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia cho biết: "Nhiều bậc cha mẹ than phiền về việc mất nhiều thời gian cho việc học của con. Thậm chí có những trường hợp mâu thuẫn khi dạy dỗ con dẫn đến bản thân cha mẹ kiệt sức, mệt mỏi, vô tình gây áp lực cho trẻ.

Trẻ cũng gặp áp lực khi đã cố gắng hết sức nhưng chưa đạt được kỳ vọng của bố mẹ, dần dần thiếu tự tin trong cuộc sống".

Trong các gia đình có sự quan tâm của phụ huynh sẽ phát hiện ra được những khó khăn trong việc học tập của trẻ. Mặc khác, vai trò của thầy, cô giáo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện, thông tin thường xuyên tình hình học tập của trẻ đến phụ huynh.

"Việc tuyên truyền và liên kết giữa nhà trường và phụ huynh là hết sức quan trọng và cần thiết. Việc chữa khỏi rối loạn học tập là không thể, tuy nhiên, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ giúp thuyên giảm bệnh và bù đắp các hoạt động chăm sóc khác để trẻ có thể cân bằng trong cuộc sống", TS Trịnh Thanh Hương nói.

Đọc thêm

Quảng Nam: Gần 17.500 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Quảng Nam: Gần 17.500 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Ban Chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) tỉnh Quảng Nam năm 2024 vừa tổ chức họp triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi sắp tới.
Nghệ An: Sẽ xử lý việc ngăn cản học sinh thi lớp 10 Giáo dục

Nghệ An: Sẽ xử lý việc ngăn cản học sinh thi lớp 10

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục nếu thực hiện sai chủ trương phân luồng, ngăn cản học sinh lớp 9 thi lên lớp 10 công lập.
Khám phá mô hình thực hành giáo dục tiên tiến của HES Giáo dục

Khám phá mô hình thực hành giáo dục tiên tiến của HES

TTTĐ - Thành lập năm 2016, Trường THPT Khoa học Giáo dục (HES) tạo được tiếng vang trong hệ thống giáo dục Thủ đô không chỉ vì thành tích học tập xuất sắc với nhiều giải thưởng quốc gia, quốc tế mà còn bởi những hoạt động giáo dục toàn diện, chú trọng trang bị kỹ năng cho học sinh.
Hơn 2.000 học sinh được tuyên truyền về phòng, chống ma túy Giáo dục

Hơn 2.000 học sinh được tuyên truyền về phòng, chống ma túy

TTTĐ - Sáng 15/5, hơn 2,1 nghìn học sinh trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội tham gia buổi tuyên truyền về phòng, chống ma túy trong học đường.
Kéo dài quy định về giá dịch vụ giáo dục tạm thời Giáo dục

Kéo dài quy định về giá dịch vụ giáo dục tạm thời

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội tán thành kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND TP quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước của TP Hà Nội.
Học sinh Hà Nội đoạt 7 giải thi ý tưởng khởi nghiệp quốc gia Giáo dục

Học sinh Hà Nội đoạt 7 giải thi ý tưởng khởi nghiệp quốc gia

TTTĐ - Hà Nội có 7 dự án khối học sinh giành giải Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VI.
Gần 100.000 học sinh TP HCM thi vào lớp 10 Giáo dục

Gần 100.000 học sinh TP HCM thi vào lớp 10

TTTĐ - Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, tổng số học sinh lớp 9 năm học 2023 - 2024 là 114.933 em, trong đó có 98.681 học sinh đăng ký thi lớp 10 và 16.252 em không đăng ký.
20 phương thức xét tuyển ngành Giáo dục mầm non năm 2024 Giáo dục

20 phương thức xét tuyển ngành Giáo dục mầm non năm 2024

TTTĐ - Tại Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024.
Hà Nội đảm bảo "5 rõ" trong tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025 Giáo dục

Hà Nội đảm bảo "5 rõ" trong tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà - Trưởng Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh năm học 2024-2025 vừa ký ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 14/5/2024 về tổ chức thi, tuyển sinh vào lớp 10 THPT và tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2024-2025.
Tuyên truyền Luật Căn cước mới, tăng cường ý thức cho học sinh Giáo dục

Tuyên truyền Luật Căn cước mới, tăng cường ý thức cho học sinh

TTTĐ - Trường THPT Thường Tín và THPT Vân Tảo (huyện Thường Tín, Hà Nội) phối hợp với Công an huyện tổ chức buổi tuyên truyền Luật Căn cước mới cho học sinh.
Xem thêm