Tag

Nhiễm độc nhôm khi sử dụng phèn chua chữa... hôi nách

Tin Y tế 01/08/2024 11:00
aa
TTTĐ - Theo thông tin của Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện đã điêu trị một bệnh nhân bị nhiễm độc nhôm do dùng phèn chua để chữa hôi nách nhiều năm.
WHO cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ các loại siro ho có hại Cảnh báo ngộ độc do nhiễm độc tố ciguatera trong cá Những thực phẩm dễ khiến gan nhiễm độc Cảnh báo phát hiện một số siro ho và hỗn dịch nhiễm độc

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Hai tháng trước khi nhập viện, bệnh nhân M.T.L (sinh năm 1960, ở Thanh Hóa) liên tiếp xuất hiện tình trạng ngứa lòng bàn chân, tay, toàn thân mà không có các nốt ban hay sẩn mề đay. Bệnh nhân đã đi khám nhiều nơi, cả các chuyên khoa điều trị dị ứng không đỡ.

Với tiền sử dùng phèn chua nhiều năm để chữa hôi nách, bệnh nhân được chỉ định xét nghiệm kiểm tra. Kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ nhôm trong máu và nước tiểu cao hơn mức cho phép. Theo tiêu chuẩn nồng độ nhôm trong máu không được quá 12mcg/lít và nước tiểu phải dưới 12mcg/24h.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Bệnh nhân M.T.L có chỉ số trong máu 12,5mcg/lít và nước tiểu 47,37mcg/24h. Điều đặc biệt, chức năng thận của bệnh nhân vẫn bình thường, nghĩa là nồng độ nhôm trong cơ thể tăng không phải do suy thận.

“Khoảng 10 năm nay, tôi thường xuyên sử dụng phèn chua rang lên, tán bột và bôi nách ngày 2 lần để chữa hôi nách. Đây là một mẹo chữa dân gian được nhiều người sử dụng, lan truyền. Bản thân không hề nghĩ đến nguy cơ bị nhiễm độc”, bệnh nhân M.T.L chia sẻ.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Đây là trường hợp rất hi hữu, lần đầu tiên trung tâm tiếp nhận ca nhiễm độc nhôm từ bên ngoài xâm nhập qua da và nguyên nhân lại từ một thứ rất quen thuộc, thông dụng, được sử dụng rộng rãi. Phèn chua là muối sunfat kali nhôm”.

Trên thực tế, hợp chất nhôm vẫn được sử dụng để bào chế và chữa bệnh như các thuốc bao bọc niêm mạc dạ dày tá tràng để điều trị các bệnh lý dạ dày, chữa mùi hôi cơ thể.

Nhôm và các hợp chất của nhôm cũng thường được dùng trong chất phụ gia thực phẩm, trong dược phẩm, trong các sản phẩm tiêu dùng (như đồ dùng nhà bếp) và trong xử lý nước uống (các chất lắng lọc nước…).

Tuy nhiên, theo các nghiên cứu cho đến nay, lượng nhôm vào cơ thể từ những nguồn này là không đáng kể, nếu những vật dụng, phụ gia, dược phẩm được sản xuất đúng theo tiêu chuẩn và sử dụng đúng chỉ định, liều lượng.

"Nhiễm độc nhôm thường xảy ra trong môi trường lao động nghề nghiệp, các ngành công nghiệp. Người hay phải tiếp xúc với nhôm, hít phải bụi nhôm, tiếp xúc và nuốt phải. Những người bị suy thận, chạy thận nhân tạo nguy cơ nhiễm độc nhôm cao hơn. Trường hợp này qua da và chức năng thận hoàn toàn bình thường, rất hiếm gặp”, BS Nguyên chia sẻ thêm.

Khi nhôm vào cơ thể thì tích lũy và gắn chặt ở xương, nên việc đào thải, khai trừ nhôm ra khỏi cơ thể rất khó khăn và mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, nhiễm độc nhôm gây bệnh thiếu máu nhược sắc hồng cầu giống như bệnh thiếu sắt nhưng chữa không tác dụng.

Nhiễm độc nhôm gây chứng nhuyễn xương (osteomalacia), bệnh lý não (biểu hiện rối loạn về phát âm, nói khó, nói lắp, câm, bất thường điện não, giật cơ, co giật, sa sút trí tuệ, khó giữ tư thế và thăng bằng).

Theo Ủy ban Châu Âu, các sản phẩm chăm sóc da, mỹ phẩm chứa nhôm với hàm lượng không quá mức sau đây thì không có nguy cơ nhiễm độc nhôm: Các sản phẩm ngăn mồ hôi hoặc khử mùi không phải dạng xịt (nhôm không quá 6.25%), các sản phẩm ngăn mồ hôi hoặc khử mùi dạng xịt (nhôm không quá 10.60%), kem đánh răng (nhôm không quá 2.65%) và son môi (nhôm không quá 0,77%).

Trường hợp bệnh nhân trên thì dùng phèn chua rang khô lên và tán bột bôi, ở đây hàm lượng nhôm rất cao, lại bôi nhiều năm, có thể không tránh khỏi có lúc da bị viêm, mụn hoặc vết xước… nên nhôm càng dễ hấp thu vào cơ thể. Đây có lẽ là các lý do dẫn tới nhiễm độc nhôm.

BS Nguyên khuyến cáo với phèn chua, người dân có lẽ không nên bôi kéo dài trên da, nên dùng các sản phẩm chăm sóc da thì có hàm lượng nhôm thấp hơn nhiều.

Người bị bệnh dạ dày tá tràng thì nên đi khám bệnh và được bác sỹ kê đơn an toàn, không tự dùng các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày kéo dài, đặc biệt khi có suy thận.

Sau thời gian điều trị gần 1 tháng từ ngày 17/6 đến 12/7, tình trạng bệnh nhân M.T.L đã được cải thiện. Bệnh nhân được ra viện, uống thuốc ngoại trú và khám lại định kỳ.

Đọc thêm

Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng bị ngập úng Tin Y tế

Đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh tại các vùng bị ngập úng

TTTĐ - Trong những ngày qua, các đợt mưa lớn trên diện rộng khiến một số địa phương bị ngập úng, trong đó tập trung tại nhiều xã của huyện Chương Mỹ và Quốc Oai. Sở Y tế đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với ban, ngành, đoàn thể tăng cường đáp ứng công tác y tế trong và sau mưa lũ.
Tập huấn công tác xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng Tin Y tế

Tập huấn công tác xử trí sự cố bất lợi sau tiêm chủng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội tổ chức tập huấn công tác xử trí các trường hợp sự cố bất lợi sau tiêm chủng dưới hình thức trực tuyến.
Phương pháp Phakic giúp cô gái trẻ “ sáng mắt ” Tin Y tế

Phương pháp Phakic giúp cô gái trẻ “ sáng mắt ”

TTTĐ - Sau mổ mắt bằng phương pháp Phakic, cô gái trẻ Trần Ý Hân đã lấy lại được đôi mắt sáng, vượt cả kỳ vọng của bản thân và gia đình.
Phẫu thuật thành công ca bệnh có u giáp kích thước lớn Sức khỏe

Phẫu thuật thành công ca bệnh có u giáp kích thước lớn

TTTĐ - Các bác sĩ khoa Thần kinh Lồng ngực, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có u giáp kích thước lớn và đã mắc hơn 10 năm.
Bác sĩ Hoàng Minh Lý sẽ trở lại làm việc tại Bệnh viện K Tin Y tế

Bác sĩ Hoàng Minh Lý sẽ trở lại làm việc tại Bệnh viện K

TTTĐ - Theo thông tin của bệnh viện K, Bệnh viện K sẽ bố trí để nữ bác sĩ nội trú Hoàng Minh Lý - người bị tai nạn hy hữu tại quán cà phê The Coffee House (Hà Nội) trở lại làm việc lâm sàng theo nguyện vọng.
Bình Dương: Phát hiện nhiều cá nhân buôn bán thuốc giả Nhịp sống phương Nam

Bình Dương: Phát hiện nhiều cá nhân buôn bán thuốc giả

TTTĐ - Sở Y tế tỉnh Bình Dương vừa phát hiện xử lý nhiều trường hợp kinh doanh, buôn bán thuốc tây là hàng giả.
Tập huấn truyền thông phòng chống bệnh lây nhiễm Sức khỏe

Tập huấn truyền thông phòng chống bệnh lây nhiễm

TTTĐ - Ngày 30/7, Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức truyền thông nguy cơ các bệnh lây nhiễm cho cán bộ chuyên trách truyền thông và cộng tác viên các phường trên địa bàn.
Việt Nam "khát" nhân lực chăm sóc sức khỏe Tin Y tế

Việt Nam "khát" nhân lực chăm sóc sức khỏe

TTTĐ - Cơ quan Thương mại và Đầu tư Chính phủ Australia (Austrade) đón tiếp phái đoàn Giáo dục và Đào tạo Nghề (VET) Australia đã tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Đào tạo nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe chất lượng cao”.
Lạm dụng thuốc Đông y dẫn đến men gan tăng gấp hơn 1.000 lần Tin Y tế

Lạm dụng thuốc Đông y dẫn đến men gan tăng gấp hơn 1.000 lần

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện đã tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị tổn thương gan nghiêm trọng do sử dụng thuốc uống không rõ nguồn gốc và áp dụng không đúng cách, đúng liều lượng bài thuốc cổ truyền.
Cảnh báo thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả xuất hiện trên thị trường Tin Y tế

Cảnh báo thuốc kháng sinh Cefixim 200 giả xuất hiện trên thị trường

TTTĐ - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố về việc thuốc giả Cefixim 200, trong đó đề nghị phối hợp với các cơ quan điều tra, xác minh thông tin và truy tìm nguồn gốc về sản phẩm Cefixim 200 giả, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm...
Xem thêm