Tag

Cảnh báo ngộ độc do nhiễm độc tố ciguatera trong cá

Chung tay vì an toàn thực phẩm 04/08/2023 14:51
aa
TTTĐ - Ngộ độc ciguatera thường gặp với các loại cá ở rặng san hô như: Cá nhồng, cá hồng, cá tầm, cá cháo, cá cam, cá mú, cá mó, cá vược, cá chình, cá mập (gan cá), cá dọn vệ sinh sọc lam…

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, thời gian gần đây, trung tâm tiếp nhận một số bệnh nhân bị ngộ độc do ăn hải sản. Những bệnh nhân này có khi là một người nhập viện riêng lẻ nhưng cũng có khi là một nhóm người sau khi đi du lịch có ăn hải sản hoặc ăn hải sản tại các nhà hàng, mua các loài cá nhập khẩu về ăn.

Mới đây nhất, trung tâm đã tiếp nhận 3 bệnh nhân bị ngộ độc cá chình. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng rối loạn cảm giác, cảm thấy bỏng rát, yếu cơ, đau mỏi người, không nôn. Đây là 3 trong số 9 người cùng tham dự bữa tiệc tại nhà chị Đ.T.L (49 tuổi).

Gia đình chủ nhà và 6 người khách phải nhập viện sau bữa tiệc
Gia đình chủ nhà và khách phải nhập viện sau khi ăn cá chình ở Phúc Thọ (Hà Nội)

Theo đó, trưa 14/7, chị Đ.T.L (ở Phúc Thọ, Hà Nội) đã đặt món cá chình nướng, om chuối đậu để đãi khách. Đến chiều, chị nhận được điện thoại thông báo khách về đến Việt Trì (Phú Thọ) thì có biểu hiện ngộ độc.

Đến tối cùng ngày, 8 người tham gia bữa tiệc phải nhập viện, trường hợp còn lại chỉ có dấu hiệu tê bì thoáng qua nên ở nhà theo dõi. 5 người khách được cấp cứu tại Việt Trì; 3 người (gồm vợ chồng chị L và người thân) được đưa vào cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ (Hà Nội) và sau đó chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết, trong cá chình có một số loại độc tố, thường gặp là độc tố ciguatera.

Triệu chứng ngộ độc ciguatera thường là tiêu chảy, nôn, buồn nôn, đau bụng, phần lớn từ 2 - 6 giờ sau ăn, hầu như tất cả trong 24 giờ, thường tự khỏi sau 1 - 4 ngày.

Tuy nhiên, nhiều người có triệu chứng loạn nhịp tim, yếu, mệt, tụt huyết áp; Sau vài ngày triệu chứng đường tiêu hóa là tê, ngứa ran ở tứ chi và vùng miệng, viêm ngứa toàn thân, đau cơ, đau khớp, có thể bị liệt; Nặng hơn có người còn lo lắng, trầm cảm, mất trí nhớ.

Tử vong do ngộ độc ciguatera ít gặp, tuy nhiên tử vong có thể xảy ra do suy hô hấp, do liệt cơ hô hấp, co giật hoặc loạn nhịp tim.

Ngộ độc cá ciguatera thường gặp với các loại cá ở rặng san hô như: cá nhồng, cá hồng, cá tầm, cá cháo, cá cam, cá mú, cá mó, cá vược, cá chình, cá mập (gan cá), cá dọn vệ sinh sọc lam…
Ngộ độc ciguatera thường gặp với các loại cá ở rặng san hô như: Cá nhồng, cá hồng, cá tầm, cá cháo, cá cam, cá mú, cá mó, cá vược, cá chình, cá mập (gan cá), cá dọn vệ sinh sọc lam…

Ngoài cá chình, có tới hàng trăm loài cá khác có chứa độc tố ciguatera. Đó là các loại cá ở rặng san hô như: Cá nhồng, cá hồng, cá tầm, cá cháo, cá cam, cá mú, cá mó, cá vược, cá mập (gan cá), cá dọn vệ sinh sọc lam… Ngày nay, xu hướng nhập khẩu các loại cá làm thực phẩm gia tăng, ngộ độc ciguatera cũng tăng lên.

Nguồn gốc độc tố do vi tảo biển gây ra, các loài tảo này là thức ăn của nhiều loài cá ăn thực vật (cá nhỏ), các loài cá này là thức ăn của các loài cá thịt lớn hơn. Các độc tố ciguatera đi vào chuỗi thức ăn và tích luỹ trong thịt các con cá lớn hơn.

Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, ngộ độc ciguatera khó phòng tránh vì vi khuẩn không mùi, không vị, không phá huỷ bởi nhiệt độ đông lạnh, không xác định được bằng mắt thường. Cách duy nhất để phòng bệnh là không nên ăn quá nhiều cá chình và các loại cá sống ở rặng san hô, đặc biệt tránh ăn nội tạng cá.

Sau khi bị ngộ độc mà uống rượu, ăn cá có thể làm tăng hoặc tái phát các triệu chứng. Thực tế, có báo cáo người bệnh uống cà phê, ăn các loại hạt, thậm chí thịt gà, thịt lợn hoặc gắng sức quá mức hay mất nước cũng gây tái phát hoặc tăng triệu chứng.

Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết ngoài ngộ độc ciguatera cũng có những trường hợp nhập viện cấp cứu do ngộ độc histamin do ăn phải hải sản đông lạnh, không còn tươi. Đáng chú ý, histamine bền vững với nhiệt nên khi nấu chín vẫn gây ngộ độc.

Hải sản tươi sống không gây ngộ độc histamine. Histamine chỉ sản sinh ở hải sản đã chết. Trong hải sản sạch, hàm lượng histamine dưới 1mg/100g thịt, khi hàm lượng trên 50mg/100g thịt hải sản có thể gây ngộ độc.

Khi hải sản chết, trong điều kiện bảo quản không đủ lạnh ngay từ đầu, các vi khuẩn có trên hải sản chuyển hóa thịt hải sản thành histamine. Qua thời gian, lượng histamine tích lũy ngày càng tăng dẫn tới gây ngộ độc cho người ăn phải.

Trên thực tế nhiều loại hải sản như cá ngừ, cá thu, tôm khô, tép khô nếu không được bảo quản đảm bảo cũng gây nên ngộ độc histamine cho người ăn phải.

Cảnh báo ngộ độc các loại rượu thuốc, rượu ngâm Cảnh báo ngộ độc các loại rượu thuốc, rượu ngâm

TTTĐ - Nhiều loại rượu ngâm các rễ cây, dược liệu được quảng cáo là có tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể, bổ ...

Ngộ độc thực phẩm vì thói quen ăn Ngộ độc thực phẩm vì thói quen ăn "tái" các loại hải sản

TTTĐ - Nhiều món hải sản chế biến sống được nhiều người yêu thích và cho rằng cách chế biến như vậy khiến hải ...

Phòng chống ngộ độc hải sản khi đi biển dịp hè Phòng chống ngộ độc hải sản khi đi biển dịp hè

TTTĐ - Ngộ độc thực phẩm là một trong những nỗi lo của du khách khi đi du lịch. Du lịch hè năm nay đang ...

Đọc thêm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể

TTTĐ - Hằng năm vẫn có liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên khắp cả nước khiến nhiều học sinh hay công nhân bị đau bụng tiêu chảy, buồn nôn… phải nhập viện.
Ngộ độc thực phẩm - Ám ảnh mùa du lịch Sức khỏe

Ngộ độc thực phẩm - Ám ảnh mùa du lịch

TTTĐ - Mùa du lịch đến cũng là lúc tiềm ẩn nhiều nguy cơ về mất an toàn thực phẩm (ATTP). Do lượng du khách tăng cao đột biến, nhu cầu ăn uống tăng mạnh, nhiều cơ sở kinh doanh vì lợi nhuận mà bất chấp các quy định về ATTP, dẫn đến việc sử dụng thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chế biến không đảm bảo vệ sinh, gây ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm cho du khách.
Tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại Cty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tập trung cứu chữa người bị ngộ độc thực phẩm tại Cty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 50/CĐ-TTg ngày 15/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc xử lý vụ ngộ độc thực phẩm tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Sôi nổi hội thi “Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm" 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Sôi nổi hội thi “Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm" 2024

TTTĐ - Trong 2 ngày 15 và 16/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Hội thi “Tìm hiểu kiến thức an toàn thực phẩm” và trưng bày, giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn năm 2024.
Đình chỉ bếp ăn liên quan vụ 350 công nhân ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đình chỉ bếp ăn liên quan vụ 350 công nhân ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.
Kỳ 4: Nhiều đổi mới trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm Sức khỏe

Kỳ 4: Nhiều đổi mới trong công tác kiểm soát an toàn thực phẩm

TTTĐ - Khép lại Tháng hành động về an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2024 (từ ngày 15/4 - 15/5), Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) Đặng Thanh Phong đã có cuộc phỏng vấn với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về những hoạt động kiểm tra ATTP mà thành phố đã triển khai trọng tâm trong một tháng vừa qua.
Huy động thầy thuốc cứu chữa hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Huy động thầy thuốc cứu chữa hơn 300 người nghi ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Vĩnh Phúc, chiều 15/5, Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế Vĩnh Phúc về việc cấp cứu, điều trị kịp thời cho bệnh nhân.
Kỳ 3: Tăng cường kiểm tra truy xuất nguồn gốc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Kỳ 3: Tăng cường kiểm tra truy xuất nguồn gốc thực phẩm

TTTĐ - Sau một tháng ra quân triển khai Tháng hành động về an toàn thực phẩm năm 2024 (từ ngày 15/4 - 15/5), các đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm của thành phố Hà Nội đã kịp thời phát hiện và xử lý nhiều vi phạm.
Nhiều công ty cung cấp suất ăn vi phạm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nhiều công ty cung cấp suất ăn vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Sở Y tế tỉnh Bình Dương công bố hàng loạt đơn vị cung cấp suất ăn công nghiệp trên địa bàn vi phạm công tác an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quận Ba Đình tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Quận Ba Đình tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm

TTTĐ - UBND quận Ba Đình (Hà Nội) đã đẩy mạnh triển khai thực hiện “Tháng hành động vì An toàn thực phẩm” năm 2024; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, bếp ăn trường học, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Xem thêm