Tag
Hà Nội:

Nhức nhối loạt trạm trộn bê tông trái phép, bức tử môi trường

Bạn đọc 11/07/2019 22:18
aa
TTTĐ - Hàng loạt trạm trộn bê tông đang hoạt động ngày đêm, đe dọa môi trường và cuộc sống của người dân tại nhiều xã của các huyện Thanh Trì, Đông Anh, Hoài Đức (Hà Nội).

Nhức nhối loạt trạm trộn bê tông trái phép, bức tử môi trường

Bài liên quan

Trạm trộn bê tông xây dựng trái phép, chính quyền bất lực hay làm ngơ?

Nhiều vi phạm về xây dựng và công tác bảo vệ môi trường của Công ty Phúc Hưng

Một số cán bộ lợi dụng chức quyền để trục lợi đất đai

Bắc Giang: Đê tả sông Thương "nát bét" vì sự "góp sức" của trạm bê tông không phép

Nhiều vi phạm về xây dựng và công tác bảo vệ môi trường của Công ty Phúc Hưng

Thời gian qua, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có loạt bài phản ánh về những bất cập trong công tác quản lý hoạt động của các trạm trộn bê tông trên địa bàn TP Hà Nội. Các trạm trộn này không chỉ thiếu hồ sơ pháp lý, xây dựng trái phép mà còn đe dọa đến môi trường và cuộc sống của người dân; đặt ra nhiều thách thức trong công tác quản lý đối với cơ quan chức năng, các cấp chính quyền ở Thủ đô.

Theo đó, hiện nay, trên địa bàn xã Thanh Liệt (huyện Thanh Trì) đang có 5 trạm trộn bê tông hoạt động. Đó là các trạm của Công ty Việt Nhật, Công ty Việt Xô, 2 trạm của Công ty Sông Đà và 1 trạm của Công ty Dương Châu. Tuy nhiên, về hồ sơ pháp lý, công tác chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường lại đang là một dấu hỏi lớn.

Trạm trộn bê tông Việt Nhật tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì.
Trạm trộn bê tông Việt Nhật tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì.

Theo người dân địa phương, các trạm trộn bê tông hoạt động liên tục gây tiếng ồn, khói bụi bay mù mịt xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ. Thậm chí, có tình trạng một số trạm, ngoài sản xuất bê tông tươi phục vụ cho dự án thì vẫn ngang nhiên "tuồn" ra ngoài bán cho một số hộ gia đình khác.

"Chỉ một xã nhỏ và giáp nội đô như Thanh Liệt mà có tới 5 trạm trộn bê tông hoạt động thì không biết cơ quan quản lý quy hoạch, chấp thuận như thế nào. Họ không chỉ xả chất thải công nghiệp ra môi trường mà xe bồn chở bê tông đi ngoài đường thường xuyên phóng nhanh vượt ẩu, bóp còi ầm ầm, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn khiến chúng tôi vô cùng lo lắng, bức xúc", một người dân bức xúc.

Cũng tại xã Thanh Liệt, trạm trộn bê tông Dương Châu của Công ty TNHH xây dựng và đầu tư Dương Châu dù không có giấy phép và đã bị xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu dừng hoạt động nhưng đến nay vẫn hoạt động bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra.

Trạm trộn bê tông số 1 của Công ty CP Licogi 12 tại xã Vĩnh Quỳnh.
Trạm trộn bê tông số 1 của Công ty CP Licogi 12 tại xã Vĩnh Quỳnh.

Không chỉ tại xã Thanh Liệt mà tại nhiều xã khác trên địa bàn huyện Thanh Trì cũng có rất nhiều trạm trộn bê tông đang hoạt động. Đơn cử như tại xã Vĩnh Quỳnh có trạm trộn bê tông số 1 của Công ty CP Licogi 12.

Theo phản ánh của người dân, trạm trộn bê tông có dấu hiệu hoạt động trái phép từ lâu, sản xuất bê tông tươi bán ra ngoài, các xe bồn chở bê tông đi lại cày nát đường, bụi mù mịt ảnh hưởng đến người tham gia giao thông nhưng các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương không kiên quyết xử lý dứt điểm.

Trạm trộn bê tông ở gần Ga Cổ Loa, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh của Công ty CP Công trình 6.
Trạm trộn bê tông ở gần Ga Cổ Loa, xã Việt Hùng, huyện Đông Anh của Công ty CP Công trình 6.

Trên địa bàn huyện Đông Anh cũng có rất nhiều trạm trộn bê tông đang ngang nhiên hoạt động nhưng thiếu thủ tục, hồ sơ pháp lý cũng như công tác bảo vệ môi trường, có thể kể đến như trạm trộn bê tông Tân Phương Nam ở xã Dục Tú; trạm Hoàng Minh ở xã Tiên Dương của CP đầu tư phát triển và VLXD Hoàng Minh; trạm trộn ở gần Ga Cổ Loa ở Xã Việt Hùng của Công ty CP Công trình 6 và một số trạm của các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Đông Anh.

Còn ở huyện Hoài Đức, theo phản ánh cũng như ghi nhận của phóng viên, hàng ngày, dọc tuyến Quốc lộ 32 và khu vực xung quanh có hàng chục xe quá khổ quá tải mặc sức “oanh tạc”, tàn phá đường xá, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân sinh. Tuy nhiên, chính quyền địa phương không hề có biện pháp xử lý nghiêm, khiến người dân vô cùng bức xúc.

Theo tìm hiểu, hầu hết các trạm trộn trong địa bàn huyện chủ yếu nằm trên địa bàn các xã An Khánh, Lại Yên, Vân Canh, Xuân Phương… Các trạm trộn bê tông này đã hoạt động nhiều năm nay nhưng đa số là hoạt động không có giấy phép, báo cáo đánh giá tác động môi trường cũng là một ẩn số, thậm chí có một số trạm thuộc diện di dời theo chỉ đạo của TP Hà Nội vẫn công nhiên tồn tại.

Trạm trộn bê tông Minh Tâm nằm ngay Quốc lộ 32, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức.
Trạm trộn bê tông Minh Tâm nằm ngay Quốc lộ 32, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức.

Quanh khu vực cầu An Khánh, cụm công nghiệp xã Lại Yên, khu vực xã Kim Chung có nhiều các trạm trộn nổi tiếng thường xuyên hoạt động như: Công ty Sung Shin Vina; Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng quốc tế Asean; trạm bê tông An Bình; An Phúc, Licogi 12, bê tông A&P; bê tông Minh Tâm, bê tông Việt Đức nằm ngay mặt được Quốc lộ 32... Các trạm trộn bê tông thường hoạt động cả ngày lẫn đêm, vận hành hết công suất để phục vụ cho nhu cầu xây dựng trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo quan sát của phóng viên, từng đoàn xe siêu tải trọng chở xi măng, xe chở bê tông đã trộn, xe quá tải chở cát, đá rầm rộ từng đoàn nối đuôi nhau tấp nập ra vào cả ngày lẫn đêm. Các ngõ ngách phủ dày bụi do các đoàn xe đi qua tạo thành. Trong khu vực, còn có những âm thanh hỗn tạp, tiếng còi xe inh ỏi cùng với đó là những tiếng rít đinh tai nhức óc phát ra từ các thiết bị máy móc ở trong trạm.

Được biết, quy định việc thành lập các trạm trộn bê tông dịch vụ (cung cấp bê tông cho công trình xây dựng) phải xa khu dân cư và phải đảm bảo những điều kiện nghiêm ngặt như về vệ sinh môi trường; hệ thống đường vào, đường ra riêng biệt, không đi chung với đường giao thông… Nhưng thực tế, trạm trộn của các công ty nói trên lại được đặt ngay sát khu dân cư xã Lại Yên và gần chung cư Splendora, khu vực cầu An Khánh, thậm chí ngay trong khu trung tâm huyện Hoài Đức như trạm bê tông Sông Đà; Minh Tâm; Việt Đức...

Nghiêm trọng hơn, các trạm trộn bê tông này còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước ngầm trong khu vực, khiến người dân thiếu nước sinh hoạt. Người dân trong khu vực cho biết, trước đây họ chỉ khoan khoảng 40m đã có nước dùng, nhưng gần đây phải khoan sâu 60m đến 70 m vì các trạm trộn bê tông khoan giếng sâu, đã hút hết nước ngầm.

Có thể thấy, việc quản lý hoạt động các trạm trộn bê tông đang còn nhiều bất cập, vi phạm. Tuy nhiên, việc kiểm tra, xử lý lại không được quyết liệt và cương quyết khiến môi trường sống ngày càng bị đe dọa. Trong khi đó, người dân vẫn đang hàng ngày sống chung với ô nhiễm và tiếng ồn từ các trạm trộn bê tông mà chưa biết đến ngày nào mới thoát khỏi nỗi khổ trên.

Liên quan đến việc này, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã liên hệ với đại diện chính quyền địa phương từ cấp xã tới cấp huyện nhưng hầu hết đều né tránh, không cung cấp hồ sơ. Thậm chí, khi phóng viên nhắn tin gửi thông tin cho các vị lãnh đạo này để có phương án xử lý nhưng cũng không có phản hồi nào.

Thời gian qua, các cấp, các ngành chức năng từ Chính phủ, TP Hà Nội đều chỉ đạo kiên quyết xử lý những vi phạm trật tự xây dựng, ô nhiễm môi trường. Nhưng có vẻ như "trên thì nóng, nhưng dưới vẫn lạnh'', từ cấp huyện trở xuống vẫn đang lơ là chức trách, nhiệm vụ của mình để các trạm trộn ngang nghiên hoạt động, thách thức sự kiên nhẫn của người dân cũng như sự nghiêm minh của pháp luật.

Trước những vấn đề trên, để lập lại kỷ cương trong công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng, thiết nghĩ, UBND TP Hà Nội cần chỉ đạo UBND các quận, huyện cùng các đơn vị liên quan rà soát hồ sơ pháp lý, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường cũng như có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động của các trạm trộn bê tông trên địa bàn.

Đọc thêm

Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Bạn đọc

Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 2 văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều Đường dây nóng

Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều

TTTĐ - Không di dời vật liệu tập kết tại bãi sông Kinh Thầy (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) trong mùa mưa lũ, 3 doanh nghiệp bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động liên quan đến đê điều trong thời hạn 2 tháng.
Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi Đường dây nóng

Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi

TTTĐ - Các tiện ích thông minh liên quan đến những vấn đề "nóng" từ giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp… trên ứng dụng iHanoi - nền tảng “Công dân Thủ đô số”, đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.
Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn Đường dây nóng

Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn

TTTĐ - Sáng 23/9, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất khu liền kề Duyên Thái I.
Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương Đường dây nóng

Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án, công trình.
Thông tin cải chính, xin lỗi Cải chính

Thông tin cải chính, xin lỗi

TTTĐ - Vào hồi 14 giờ 52 phút ngày 21/8/2024, Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đăng tải bải viết "Hải Phòng: Một vụ án hai kết quả xét xử?".
Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta Bạn đọc

Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta

TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp Đường dây nóng

Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

TTTĐ - Hàng loạt nhà nuôi yến được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) nhưng chính quyền địa phương chỉ phạt “có lệ” rồi mặc nhiên để công trình tiếp tục được xây dựng và tồn tại.
Phản hồi của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng Cải chính

Phản hồi của Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô vừa nhận được Công văn số 828/TA-VP ngày 6/9/2024 của Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng về nội dung bài báo "Hải Phòng: Một vụ án hai kết quả xét xử?". Dưới đây là nội dung công văn.
Tổng Công ty Thăng Long giả mạo tài liệu tham gia gói thầu hơn 300 tỷ đồng Đường dây nóng

Tổng Công ty Thăng Long giả mạo tài liệu tham gia gói thầu hơn 300 tỷ đồng

TTTĐ - Sử dụng tài liệu giả, Tổng Công ty Thăng Long - CTCP vừa bị loại khỏi một gói thầu trị giá hơn 300 tỷ đồng tại tỉnh Lào Cai.
Xem thêm